Những vụ hacker làm rúng động hệ thống ngân hàng

Thị trườngChủ Nhật, 15/05/2016 12:05:00 +07:00

Ngân hàng - "vựa" tiền lớn nhất luôn là mục tiêu rình rập cũng hacker, những kẻ luôn tìm cách để cuỗm đi những khoản tiền khổng lồ.

(VTC News) - Ngân hàng - "vựa" tiền lớn nhất luôn là mục tiêu rình rập cũng hacker, những kẻ luôn tìm cách để cuỗm đi những khoản tiền khổng lồ.

Vụ Hack thông tin ngân hàng lớn nhất lịch sử Mỹ

Hồi tháng 4/2014, một loạt ngân hàng Mỹ, trong đó có JP Morgan bị hacker tấn công. Chúng đã lợi dụng lỗ hổng heartbleed ( nằm trên cơ chế mã hóa SSL, thành phần tối quan trọng của kết nối bảo mật HTTPS trên toàn cầu) để xâm nhập.

Theo đó, 4 tên hacker đã truy cập được vào nhiều mạng lưới thuộc về JP Morgan và các ngân hàng lớn khác, thu thập các thông tin cá nhân của người dùng để điều khiển giá cổ phiếu.
Thủ đoạn của bọn tội phạm là sử dụng quyền truy cập của những khách hàng chính thức để đặt mua các lệnh cổ phiếu khiến cho giá của cổ phiếu thay đổi. Số lượng thông tin cá nhân mà chúng có lên tới 100 triệu người.

Tuy nhiên, cảnh sát Mỹ đã ngăn chặn vụ việc. 3 bị cáo bị đưa ra xét xử với tội danh "lừa đảo trái phiếu" bao gồm Gery Shalon và Ziv Orenstein người Israel, và Joshua Samuel Aaron người Mỹ.

Mất toàn bộ Bitcoin, ngân hàng đóng cửa

Nạn nhân xấu số này là ngân hàng FlexCoin ở Canada. Theo Cnet, ngân hàng FlexCoin bị đánh cắp  896 Bitcoin – trị giá hơn 580 nghìn USD  - theo tỷ giá năm 2014.

Nguyên nhân được đưa ra là ngân hàng bị hacker tấn công. Chúng khai thác được một số lỗ hổng trong mã nguồn và chuyển đổi BitCoin giữa những người sử dụng.

Những kẻ hacker liên tục thực hiện các giao dịch rồi rút số dư trước khi hệ thống được cập nhật là ngay lập tức, tài khoản của ngân hàng bị thấu chi một khoản khổng lồ.

"Chúng tôi không có các tài sản, nguồn lực để tái thiết lại sau sự mất mát này" - người đại diện của Ngân hàng buộc phải tuyên bố ngay sau sự cố.

Hacker 20 tuổi "đại náo" Brazil

"Lorfenix" từng là cái tên được giới công nghệ Brazil nhớ nhiều bởi hồi năm 2013, thanh niên 20 tuổi này từng tạo ra 100 trojan để tấn công các ngân hàng.

Dựa vào thực tế là hơn 50% dân số Brazil sử dụng ngân hàng điện tử cùng với hàng triệu giao dịch mỗi ngày, "Lordfenix" đã tấn công và thu được những khoản tiền không hề nhỏ.
Hacker trẻ tuổi khoe chiến tích trên Facebook cá nhân
Hacker trẻ tuổi khoe chiến tích trên Facebook cá nhân 
Đáng chú ý hơn, cậu thanh niên này còn liên tục lên Facebook cá nhân để khoe chiến tích của mình và ... bán Trojan với giá trung bình khoảng 320 USD.

Phiên bản dùng thử miễn phí của một Trojan được sử dụng miễn phí và tấn công được 4 ngân hàng.

6 ngân hàng Mỹ bị hacker tấn công

Bank of America, JPMorgan Chase, Citigroup, US Bank, Wells Fargo và PNC là 6 nạn nhân của một cuộc tấn công tập thể từ nhóm hacker ở Trung Đông hồi năm 2012.

Khách hàng của các ngân hàng này đã không thể truy cập được vào tài khoản của họ hoặc thanh toán các hóa đơn trực tuyến trong vòng 1 tuần lễ.
6 ngân hàng lớn ở Mỹ bị hacker tấn công
6 ngân hàng lớn ở Mỹ bị hacker tấn công  
Nhóm hacker này tự xưng là Izz ad-Din al-Qassam Cyber Fighters và tuyên bố chúng còn sử dụng nhiều công nghệ hơn để tiếp tục tấn công.

PNC là ngân hàng cuối cùng bị tấn công và họ đã buộc phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ dữ liệu, khách hàng của mình.

Ngân hàng Trung ương Bangladesh bị hack 80 triệu USD

Bảo mật và an ninh công nghệ đối với các Ngân hàng là cực kỳ quan trọng và không được một giây phút lơ la.

Tuy nhiên, có vẻ như ngân hàng Trung ương Bangladesh không nhận ra điều này và họ đã phải trả giá cực kỳ nặng nề.

80 triệu USD là số tiền mà các hacker đã lấy đi từ ngân hàng này vào năm 04/2016. Đặc biệt là bọn tin tặc không hề gặp phải bất kỳ một trở ngại khó khăn nào trong việc đột nhập.

Cảnh sát Bangladesh cho biết cả ngân hàng lẫn hệ thống SWIFT “phải chịu trách nhiệm” cho vụ mất trộm tiền này, vì đã buông lỏng việc giám sát hệ thống.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bị tấn công

Năm 2014, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã gặp phải một sự cố khá bất ngờ khi website của họ bị tấn công và hàng loạt thông tin người dùng bị lộ.

Hacker này được cho là ẩn danh và đã xâm nhập vào hệ thống máy chủ của ECB và lấy đi các thông tin khách hàng bao gồm email, số điện thoại,...

Rất may là những file hồ sơ có phần "nhạy cảm" của Ngân hàng không bị động tới và họ đã kiểm soát được tình hình.

Khánh Huy






Bình luận
vtcnews.vn