Báo Nga phân tích tiềm năng tấn công của hạm đội tàu sân bay tương lai của Trung Quốc

Thế giớiThứ Bảy, 24/09/2016 07:35:00 +07:00

Tờ Sputnik của Nga đã có những phân tích, mổ xẻ tiềm năng tấn công cũng như những ưu khuyết điểm của hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai.

Chuyên gia hải quân Trung Quốc, chuẩn đô đốc Yin Zhuo đã mô tả Hạm đội tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai.

Theo ông, nhóm tàu sân bay tấn công cần có hai tàu sân bay phục vụ cho khoảng 60 máy bay chiến đấu. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc cần có loại máy bay chiến đấu đa mục đích tầm trung. Và ngoài loại máy bay đó, Trung Quốc cũng rất cần các chiến đấu cơ tầm xa cảnh báo trên không.

Chỉ có như vậy, nhóm tàu sân bay tấn công Trung Quốc mới đảm bảo tính ưu việt so với các nước khác (ngoại trừ Mỹ) chẳng hạn như nhóm tàu sân bay tấn công của Nhật Bản, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận định.  

2422060

Hình ảnh về chiến cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Theo ông Kashin, về tiềm năng tấn công, nhóm tàu sân bay tấn công Trung Quốc với hai tàu sân bay sẽ tương đương với nhóm tàu của Mỹ với một hàng không mẫu hạm hạng nặng, nhưng sẽ ít bị tổn thương và khả năng giảm các tổn thất lớn hơn.

Nếu nói về máy bay chiến đấu tầm trung trên boong thì đây loại máy bay này hết sức cần thiết cho các đơn vị hàng không. Chiến đấu cơ hạng nặng J-15 không thể là máy bay chiến đấu duy nhất của Hạm độ tàu sân bay Trung Quốc.

Đây là máy bay chiến đấu đảm bảo kết nối phòng không trên tàu và tính áp đảo trên không, đồng thời là máy bay tầm xa có khả năng cài đặt radar mạnh. Một số chiến cơ có khả năng tương tự như chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Mỹ (ngừng hoạt động vào năm 2006 vì cho là "không cần thiết) hay Su-33 được chế tạo từ thời Liên Xô.

Video: Một phút ác mộng với Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Nếu Trung Quốc dự định xây dựng lực lượng tàu sân bay chính thức, trong 10 năm tiếp theo nước này cần phải bắt đầu sản xuất mẫu máy bay chiến đấu tầm trung kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ. Có lẽ đó sẽ là biến thể của máy bay chiến đấu trên boong J-31.

Về trọng lượng cất cánh và kích thước, J-31 sẽ tương đương với F/A-18F của Mỹ và MiG-29K của Nga. Tuy nhiên, sau khi phiên bản J-31 "bộ binh" sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt, việc tạo ra phiên bản dành tàu sân bay sẽ là một thách thức đặc biệt với Trung Quốc.

Xét trong tương lai gần, nhiều khả năng Hải quân Trung Quốc sẽ chỉ được trang bị chiến đấu cơ hạng nặng "trên boong" J-15.

Nguồn: Sputnik
Bình luận
vtcnews.vn