'Bảo mẫu' giẫm chết trẻ: Phía sau tội lỗi tày trời

Pháp luậtThứ Năm, 21/11/2013 07:00:00 +07:00

(VTC News) - Nhiều cha mẹ là công nhân, chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà giao con cho những bảo mẫu không chuyên trông giữ dẫn đến những hệ quả đau lòng.

(VTC News)- Nhiều cha mẹ là công nhân, chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà giao con cho những bảo mẫu không chuyên trông giữ dẫn đến những hệ quả đau lòng.

Phía sau tội lỗi tày trời

Vụ bảo mẫu giẫm chết bé trai 18 tháng tuổi ở Thủ Đức gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng cha mẹ là công nhân đang làm việc tại các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) chỉ vì cuộc sống mưu sinh đã đánh cược mạng sống của con trẻ cho những bảo mẫu không chuyển.

bảo mẫu giẫm chết trẻ, bảo mẫu không chuyên
Cái chết của bé Long đã đẩy hai gia đình đến thảm kịch
Cái chết của bé Long đã đẩy hai gia đình đến thảm kịch: gia đình nạn nhân mất con, còn con trai Nhờ mới 2 tuổi đã thiếu vắng mẹ. Một thảm kịch xảy ra quá chóng vánh khiến những ai biết đến đều cảm thấy chua xót. Mặc dù Nhờ đã khai nhận hành vi phạm tội và nói lời ăn năn hối lỗi, song chừng đó chưa thể rửa được tội ác mà Nhờ gây ra.

bảo mẫu giẫm chết trẻ, bảo mẫu không chuyên
Bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ- Người gấy nên cái chết của bé Long khiến dư luận căn phẫn
Trong vụ án này, gia đình nạn nhân đã thừa nhận, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền buộc họ bấm bụng gửi cháu Long cho bảo mẫu Nhờ chăm giữ. Chị Huyền - mẹ bé Long cũng là một người được ăn học đoàng hoàng, cũng hiểu được phần nào rủi ro khi gửi con cho bảo mẫu không chuyên.

Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học không xin được việc, lại lấy chồng, sinh con, những áp lực khiến vợ chồng chị không còn cách nào khác phải gửi nhờ con mình cho người khác chăm sóc để đi lao động kiếm tiền mưu sinh.

Theo đó, người nhà nạn nhân cũng cho biết là họ cũng muốn đưa trẻ đến những nơi giữ tốt hơn tuy nhiên do điều kiện nơi thuê trọ không có chỗ giữ trẻ. Mặt khác, nếu tìm đến nơi giữ trẻ thì cũng quá xa, chi phí lại cao so với mức sống của công nhân lao động bình thường.

Trước đó, ông Phạm Ngọc Minh (tổ trưởng tổ 10 khu phố 6, địa phương nơi xảy ra vụ án bạo hành trẻ đến chết) khẳng định: Ở khu phố có trên 2.000 hộ dân, dân nhập cư chiếm 70%, đa số là lao động nghèo đang làm việc tại các KCX, KCN. Đây là khu dân cư nằm trong diện quy hoạch treo của Làng đại học Thủ Đức nên việc quản lý người dân rất khó khăn.

“Người dân nơi đây hầu hết không có tiền gửi trẻ ở các cơ sở giữ trẻ khác vì tiền lương làm không đủ chu cấp hàng tháng cho các cháu. Chính vì những khó khăn đó, nơi đây xuất hiện nhiều nhà trẻ tự phát, không được cấp phép. Tuy nhiên, đây là trường hợp đau lòng khiến người dân phẫn nộ nhất ở khu phố từ trước đến nay”, ông Minh nói.

Vẫn đánh cược mạng sống con trẻ

Đó là chia sẻ của hầu hết các phụ huynh là công nhân đang làm việc tại các KCX, KCN trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương. Hầu hết các phụ huynh đều nhận rõ được hệ quả từ việc giao trẻ cho bảo mẫu không chuyên chăm sóc. Song chính vì cái cái nghèo khiến họ nhắm mắt “làm liều”, đánh cược mạng sống con trẻ cho bảo mẫu không chuyên.

bảo mẫu giẫm chết trẻ, bảo mẫu không chuyên
 Chị T.T.Q (P. Linh Đông, Q.Thủ Đức) bàng hoàng trước sự việc bé trai 18 tháng tuổi bị bảo mẫu giẫm chết
Chị T.T.Q (P. Linh Đông, Q.Thủ Đức) bàng hoàng trước sự việc bé trai 18 tháng tuổi bị bảo mẫu giẫm chết. Vợ chồng chị cũng đang làm công nhân tại KCN Linh Trung 2 nên hằng ngày con trai (14 tháng tuổi) được gửi nhờ hàng xóm trông giùm.

Bình thường hai vợ chồng tăng ca đến 20h mới về đón con nhưng mấy hôm nay nghe hàng xóm bàn tán chuyện bảo mẫu thủ ác khiến chị lo sợ xin về đón con sớm.

Chị Ngô Thị Bóng (27 tuổi, quê Bắc Giang) đang làm công nhân trong KCX Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh chia sẻ, chị đang bàn tính với chồng kiếm việc khác làm ở nhà để có thời gian trông con. Cũng theo chị Bóng, nếu một mình chồng chị đi làm nuôi vợ con thì phải sinh hoạt tằn tiện lắm mới đủ, nhưng vì con đành chấp nhận.

bảo mẫu giẫm chết trẻ, bảo mẫu không chuyên
Lo mưu sinh, nhiều người đã đánh cược mạng sống của con trẻ cho những bảo mẫu không chuyên.
Trách nhiệm thuộc về ai?

Trong một cuộc trò chuyện ngoài lề với báo giới, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM – đã có chia sẻ những vấn đề liên quan đến vụ bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh đập dã man dẫn tới cái chết của cháu Đỗ Nhất Long, 18 tháng tuổi.

Theo đó, bà Tâm nhìn nhận trách nhiệm trong vụ án nghiêm trọng này: “Trước hết đó là trách nhiệm trong công tác lãnh đạo và trong công tác quản lý nhà nước để xảy ra thực trạng đau lòng như thế.

Thứ hai, trong công tác kiểm tra của các địa phương đối với cơ sở giữ trẻ ngoài công lập thì UBND TP.HCM đã có rất nhiều công văn để chỉ đạo vấn để này, nhưng trong thực tiễn thì rõ ràng thì còn rất lỏng lẻo, đặc biệt là giữ trẻ gia đình.

"Phải nói đến vấn đề đạo đức của người tham gia giữ trẻ, đạo đức đó đáng lên án và tất nhiên khi sự việc xảy ra thì mình mới biết hết được", bà Tâm nói.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM cho rằng giải pháp cốt lõi là cần phải có nhà giữ trẻ tại các KCN, KCX với đầy đủ các tiêu chí giúp công nhân yên tâm khi gửi con khi đi làm (Ảnh internet) 

Thành phố đã có chỉ đạo tất cả các KCX, KCN phải có những nhà nuôi dạy trẻ cho con em công nhân vì công nhân phải đi làm theo ca, làm ngoài giờ hành chính. Các cơ sở trông giữ trẻ nhận giữ theo giờ hành chính thì công nhân không gửi được con em mình.

Cũng theo bà Tâm dù đã có chỉ đạo của thành phố nhưng vấn đề nhà trẻ tại các KCN, KCX chưa được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc. Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn thì việc này cần phải có lộ trình để thực hiện.

Trước mắt thành phố đã chỉ đạo các cơ sở giữ trẻ của thành phố phải có sự phối hợp, và các chủ doanh nghiệp có người lao động có con nhỏ phải có ký hợp đồng với các cơ sở giữ trẻ công lập để tăng giờ làm việc của cô giáo, trông những đưa trẻ đó.

Phạm Nguyễn

Bình luận
vtcnews.vn