Báo lãi nghìn tỷ đồng, cổ phiếu ngân hàng nào sẽ tạo sóng?

Kinh tếThứ Hai, 17/07/2017 21:39:00 +07:00

Thị trường chứng khoán VN (TTCK) đã trải qua 6 tháng đầu năm 2017 với nhiều dấu ấn đặc biệt, chỉ số VN-Index ngày 14/7/2017 đã lên tới 777,6 điểm, tăng khoảng 16% so với đầu năm, trong đó phải kể đến nhóm ngành cổ phiếu ngân hàng.

Nói về triển vọng của cổ phiếu ngân hàng, theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc Phân tích và đầu tư khách hàng cá nhân của SSI: “Ngành ngân hàng từ đầu năm đến nay đang tăng trưởng tốt. Sau một thời gian dài tích lũy, ngành ngân hàng đang khởi sắc và tiếp tục phát triển”.

Kết thúc quý II/2016, các ngân hàng rầm rộ báo tin lãi lớn. Vietcombank (VCB) là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm. Trong đó, lợi nhuận trước thuế đạt 5.000 tỉ đồng (tăng 17,1% so với cùng kỳ), hoàn thành 54% kế hoạch cả năm (là 9.200 tỉ đồng). Giá cổ phiếu đã tăng 11% so với đầu năm.

VietinBank (CTG) công bố lợi nhuận trước thuế tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 54% kế hoạch ĐHĐCĐ giao. MBBank (MBB) mặc dù tích cực trích lập dự phòng với chi phí dự phòng là 1.700 tỉ đồng (tăng 192%) nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn đạt 2.400 tỉ đồng (tăng 31% so với cùng kỳ); hoàn thành 53% kế hoạch cả năm. Giá cổ phiếu MBB đã tăng 55,7% so với đầu năm và được dự báo sẽ đạt 27.300 đồng/cổ phiếu.

tt1_opt_XSBK

 Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu ngân hàng thay thế ngành dầu khí dẫn dắt thị trường. (Ảnh: PV)

Theo ông Nguyễn Thế Minh, có bốn yếu tố khiến cổ phiếu ngân hàng ngày càng tiềm năng. Thứ nhất, với tăng trưởng tín dụng tăng cao và duy trì đà tăng trong 6 tháng cuối năm 2017. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đặt ra ở mức 18% và có khả năng sẽ vượt mức này.

Thứ hai, việc các ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua được kỳ vọng sẽ giúp lợi nhuận tăng trưởng vươt trội. Thêm vào đó, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu được đánh giá sẽ tác động tích cực lên xu hướng nhóm cổ phiếu ngân hàng nói chung.

Đặc biệt là hai ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu cao hiện nay là Sacombank (STB) và BIDV (BID). Mục tiêu nợ xấu của nhóm ngân hàng là dưới 1,5% trong năm 2017, điều này sẽ làm giảm áp lực dự phòng trong năm 2017

Thứ ba, khả năng tăng vốn và mở room cho nhà đầu tư nước ngoài (BID và CTG) cũng hỗ trợ cho đà tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Thứ tư, yếu tố cuối cùng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ngân hàng là làn sóng NHTM sắp lên sàn như Techcombank và VPBank dự kiến niêm yết trong năm 2017 sẽ giúp đa dạng cơ hội đầu tư vào ngành ngân hàng. Riêng VPBank được các nhà đầu tư kỳ vọng là gương mặt sáng sẽ lên lên sàn năm nay.

Cổ phiếu nào sẽ tăng mạnh nhất?

Ông Nguyễn Thế Minh cho biết “Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, câu chuyện đầu tư năm nay sẽ tập trung vào tăng vốn và bán cho đối tác chiến lược”. Từ đầu năm 2017, BID niêm yết ở mức giá 15.150 đồng/cổ phiếu, và tăng đều cho đến mức giá ghi nhận cao nhất vào ngày 3.7 là 20.700 đồng/cổ phiếu (tăng xấp xỉ 37%).

Theo các chuyên gia của SSI, trong tương lại, có 3 yếu tố khiến BID trở nên hấp dẫn nhờ: thứ nhất, chỉ số P/B (giá thị trường/giá trị sổ sách) sẽ được cải thiện tốt. Trong năm nay BID sẽ tăng vốn và giảm tỉ lệ sở hữu Nhà nước bằng cách phát hành cho nhà đầu tư mới với tỉ lệ P/B cao.

Thứ hai, Nghị quyết xử lý nợ xấu của Quốc hội sẽ hỗ trợ đáng kể cho BI xử lý tỉ lệ nợ xấu đang ở mức 2% trong năm 2016 và dự báo sẽ giảm xuống còn 1.9%, điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng cho vay. Thứ ba, chất lượng tài sản gia tăng từ Q3/2017 cho nên tỉ lệ P/B sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong thời gian tới.

Video: Cổ phiếu ngân hàng - Buông rẻ cắt lỗ vẫn khó kiếm khách

Đối với cổ phiếu của VietinBank (CTG), từ đầu năm tới nay cổ phiếu này đã tăng khoảng 28% giá trị, từ mức 15.400 đồng/cổ phiếu (3.1.2017) lên 19.700 đồng/cổ phiếu (ngày 13.7). Theo các chuyên gia của SSI, so với các ngân hàng khác, tỉ lệ nợ xấu của VietinBank được duy trì ở mức ổn định.

Yếu tố hỗ trợ cho triển vọng của CTG trong thời gian tới là việc ngân hàng này có thể sẽ tăng room sở hữu cho NĐT nước ngoài và phát hành thêm để tăng tỉ lệ an toàn vốn (CAR).

Năm nay VietinBank đẩy mạnh chiến lược gia tăng thị phần cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay cá nhân để cải thiện NIM (Chỉ số dùng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí phải trả cho nhà đầu tư của ngân hàng) với mức dự kiến là 2.7 - 2.8%.

(Nguồn: laodong.com.vn)
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn