Báo động mẹ trầm cảm sau sinh nguy hại cho trẻ nhỏ

Sức khỏeThứ Tư, 28/09/2016 17:13:00 +07:00

Triệu chứng mẹ bị bệnh trầm cảm sau sinh rất nghiêm trọng, thường có dấu hiệu rối loạn về mặt tâm lý và có thể sát hại mình và con bất cứ lúc nào nhưng nhiều gia đình vẫn còn xem nhẹ.

Theo nghiên cứu về bệnh trầm cảm sau sinh (TCSS), bác sĩ Nguyễn Thị Như Ngọc (2001) tầm soát TCSS tỷ lệ là 32,8% tại thời điểm 4-6 tuần sau sinh. Bác sĩ Lâm Xuân Điền (2002) thực hiện trên 321 sản phụ sau sinh 4 tuần tại bệnh viện Từ Dũ chiếm tỷ lệ thực sự là 5,3%.

Ngoài ra, năm 2003, bác sĩ Huỳnh Thị Duy Hương nghiên cứu về cắt ngang mô tả và phân tích trên 233 bà mẹ có con hai tháng đến khám nhi tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tỷ lệ TCSS là 25,34%.

anh-huong-cua-me-tram-cam-sau-sinh-den-con-tre-hinh-2

 Mẹ có dấu hiệu về mặt tâm lý sau sinh. Ảnh Minh họa

Bi kịch bệnh trầm cảm sau sinh

Sau nhiều năm hiến muộn và xảy thai, cuối cùng vợ chồng chị C.T.H và anh C.Đ.H (SN 1978, Ba Vì, Hà Nội) cũng sinh được đứa con đầu lòng. Thế nhưng đó cũng là lúc chị H có những triệu chứng tâm lý bất ổn như ngồi câm lặng một chỗ, ánh mắt vô hồn, không làm việc gì, thỉnh thoảng lại gào thét và đập phá đồ đạc.

Rồi một đêm kinh hoàng xảy ra, H., đã lẻn bế bé trai của mình ra hiên nhà và sát hại em bé. Nghe tiếng kêu ré của con, anh H., vội vàng tỉnh giấc chạy ra hiên thì kinh hoàng khi thấy thảm cảnh. Gia đình vội đưa bé đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, cháu đã tử vong ngay sau đó.

Đượ biết, con chị H., từ khi sinh đã không được mẹ cho bú một giọt sữa nào. Thậm chí, chị H., đã hai lần lấy dây điện thắt cổ con trai của mình nhưng may bố mẹ chồng kịp thời phát hiện và ngăn cản.

 
Nếu trầm cảm nặng, người mẹ trở nên buồn rầu, hay cáu gắt vô cớ, có những xử sự kỳ quặc, cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi,…vì thế xuất hiện ý tưởng và hành vi tự sát hoặc giết con rồi tự sát”.

Bác sĩ Trang cho biết thêm

Thấy biểu hiện bệnh của con dâu ngày nặng hơn, gia đình đưa đến bệnh viện khám. Sau khi theo dõi triệu chứng và khám thần kinh, bác sĩ đã kết luận chị H đã lâm vào hội chứng TCSS, do không điều trị kịp thời đã dẫn đến chứng loạn tinh thần.

Các bác sĩ nói chị H., có thể bình phục nhưng phải tốn thời gian dài điều trị bằng thuốc kết hợp phương pháp tâm lý. Mặc dù, bác sĩ khuyên vậy nhưng gia đình chị H., vẫn quyết định đưa con dâu về nhà sau một tuần điều trị và cuối cùng đã nhận kết cục bi thảm.

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trang – Trưởng Khoa hậu sản C, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, nguyên nhân các mẹ có nguy cơ cao mắc bệnh TCSS là bị ức chế tâm lý và tình cảm, xung đột trong cuộc sống vợ chồng, thiếu sự hỗ trợ về mặt tình cảm và tài chính từ người bạn đời và quan hệ kém với gia đình bên chồng.

Cũng theo bác sĩ Trang, TCSS có thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau sinh. Ngày sau sinh em bé, người mẹ có thể thay đổi tính khí đột ngột, vui đó rồi buồn đó.

“Có thái độ lo lắng thái quá đối với sức khỏe của con và bản thân, khóc lóc không cần lý do. Nếu trầm cảm nặng, người mẹ trở nên buồn rầu, hay cáu gắt vô cớ, có những xử sự kỳ quặc, cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi,…vì thế xuất hiện ý tưởng và hành vi tự sát hoặc giết con rồi tự sát”, bác sĩ Trang cho biết thêm.

anh-huong-cua-me-tram-cam-sau-sinh-den-con-tre-hinh-7

 Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh gia đình cần phải chăm sóc ân cần. Ảnh: Minh họa

 Cần điều trị sớm

Theo bác sĩ Trang, trầm cảm sau sinh có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau như buồn sau sinh, trầm cảm sau sinh, loạn thần. Vì thế, gia đình cần phát hiện sớm và đưa bệnh nhân đến kịp thời để giúp ích trong việc điều trị.

“Có những trường hợp, gia đình biết con mình bị bệnh TCSS nhưng vì sợ người đời nói con bị “Điên” hay không chấp nhận con mình bị trầm cảm, thường che giấu không dám đưa đến bệnh viện để điều trị và phải nhận cái kết đau lòng”, bác sĩ Trang cho biết.

Theo bác sĩ Trang, TCSS có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau như buồn sau sinh, trầm cảm sau sinh, loạn thần. Vì thế, gia đình cần phát hiện sớm và đưa bệnh nhân đến kịp thời để giúp ích trong việc điều trị.

Để tránh được bệnh TCSS, các mẹ trong thời kỳ mang thai cần được ổn định tâm trạng, giữ tinh thần thật thoải mái, tránh tác động mạnh về mặt tâm lý và phải có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động hợp lý.

“Người chồng cần gần gũi, chia sẻ và động viên vợ. Trong gia đình cần tạo không khí tươi vui, chan hòa tình cảm giúp bà mẹ có thể thoải mái nghỉ ngơi.

Ngoài ra, việc hiểu biết về bệnh lý TCSS cũng giúp mọi người kịp thời nhận biết sớm, điều trị sớm tránh xảy ra tổn thương tâm lý nặng nề. Nếu thấy sản phụ có biểu hiện buồn rầu, chán nản thì đưa đến khám chuyên khoa ngay để có những phương pháp điều trị thích hợp”, bác sĩ Trang khuyên.

Triệu chứng trầm cảm sau sinh:

• Mất hứng thú: với những sở thích các công việc hàng ngày.

• Ăn mất ngon: có thể gây sụt cân.

• Rối loạn mất ngủ: khoảng 80%.

• Rối loạn tâm thần vận động: khoảng 50% bệnh nhân trở nên trì trệ, chậm chạp, mệt mỏi mặc dù không làm nhiều và đa số bệnh nhân mô tả cảm giác cạn kiệt sức lực.

• Mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội: đánh giá thấp bản thân, thường tự trách mình và khuyếch đại các lỗi lầm nhỏ nhặt nhất của mình. Nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng thậm chí có cả ảo giác.

• Thiếu quyết đoán và tập trung giảm: 50% bệnh nhân suy nghĩ chậm, tập trung kém và đãng trí.

• Ý tưởng tự sát: Nghĩ về cái chết, 1% bệnh nhân trầm cảm tự sát trong vòng 12 tháng, kể từ phát bệnh. Với các trường hợp tái diễn, 15% chết do tự sát.

• Lo âu: Căng thẳng nội tâm, lo sợ, đánh trống ngực, mạnh nhanh, cồn cào bao tử.

• Triệu chứng cơ thể: Đau đầu, đau lưng, chụt rút, buồn nôn, táo bón, thở nhanh, thở sâu, đau ngực.

• Tình dục: Mất hứng thú tình dục kéo dài một thời gian.

 Video: Tuổi thơ bị bệnh trầm cảm của Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Cao Khẩm
Bình luận
vtcnews.vn