Báo cáo phòng chống tham nhũng 'không thấy tham nhũng'

Thời sựThứ Tư, 22/08/2012 12:46:00 +07:00

(VTC News) – ĐB Ngô Văn Minh (UB Pháp luật) “rất buồn” về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) quá “cô đọng, chung chung”.

(VTC News) – Sẽ mở rộng đối tượng kê khai tài sản; phải côngkhai nơi công tác và nơi cư trú; thu nhập phải được giải trình giữa 2 kỳ kê khai.

Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh vừa cho biết thông tin về hướng yêu cầu kê khai tài sản của cán bộ công chức (CBCC) trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (22/8).

"Việc kê khai tài sản còn rất hình thức"

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. 

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) thẳng thắn cho rằng, kê khai tài sản hiện nay còn hình thức, theo đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) làm gì để giám sát việc kê khai tài sản có hiệu quả, góp phần chống tham nhũng?

Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, hàng năm có trên 100.000 cán bộ công chức thuộc diện kê khai tài sản, nhưng việc kê khai tài sản còn rất hình thức.

Theo ông Tranh, nguyên nhân là do CBCC không công khai tài sản với nơi công tác và nơi cư trú, hai là không có sự kiểm soát kiểm tra chặt chẽ.

Theo đó, sắp tới trong sửa Luật Phòng chống tham nhũng trình Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đề xuất sửa theo hướng sẽ mở rộng đối tượng kê khai tài sản; phải côngkhai tại nơi công tác và nơi cư trú; thu nhập phải được giải trình trong giữa 2 kỳ kê khai.

Quy định mới về kê khai tài sản cũng là một trong 7 nội dung sửa đổi trong Luật Phòng chống tham nhũng trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm.

Trả lời chất vấn của Đại biểu về một số nội dung khác được sửa đổi trong Luật Phòng chống tham nhũng để đáp ứng kỳ vọng nhân dân trong phòng chống tham nhũng, ông Tranh cho biết, sẽ đưa vào Luật quy định trách nhiệm giải trình của CBCC trong các cơ quan tổ chức đơn vị công tác;

quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập, trong đó mở rộng thêm đối tượng là Đảng viên là CBCC viên chức đang công tác; quy định công khai bảng kê khai tài sản thu nhập theo hai hướng kê khai tại nơi công tác và nơi cư trú (theo ông Tranh, phần này đang trình Chính phủ xin ý kiến Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thông qua kỳ 4);

quy định đình chỉ đối với đối tượng có dấu hiệu tham nhũng; quy định trách nhiệm của Chính phủ và cơ quan nhà nước các cấp trong phòng chống tham nhũng..

ĐB “rất buồn” vì báo cáo “không thấy tham nhũng ở đâu!”   

ĐBQH Ngô Văn Minh. 

ĐB Ngô Văn Minh (Uỷ ban Pháp luật) “rất buồn” về báo cáo công tác phòng chống tham nhũng quá “cô đọng, chung chung”, dài 2,5 trang, trong đó chỉ có 1 dòng “chấp nhận được” khi khẳng định công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu, diễn ra nhiều cấp nhiều ngành gây bất bình trong XH; chưa xóa bỏ được cơ chế xin cho là điều kiện dung dưỡng nảy sinh tham nhũng.

Cũng theo Đại biểu Minh, phương hướng nêu trong báo cáo phòng chống tham nhũng cũng chung chung.

“Vì sao việc quan trọng được đông đảo cử tri quan tâm mà không được báo cáo rõ ràng và không thấy tham nhũng ở đâu cả? Cụ thể kết luận thanh tra 4 Tập đoàn và Vinaline có tham nhũng không thì không thấy báo cáo?” – Đại biểu Minh chất vấn.

Giải tỏa “nỗi buồn” này của Đại biểu Minh, Tổng thanh tra Chính phủ cho rằng, về biện pháp toàn diện, cụ thể, rõ ràng thì vừa qua Ban Chấp hành Trung ương ra kết luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 đã kết luận hết sức rõ ràng về phòng chống tham nhũng.

“Chúng tôi chỉ đề ra các biện pháp khắc phục chung như thế, cụ thể thì là trách nhiệm của các cấp bộ ngành theo Nghị quyết Trung ương 5. Trên cơ sở chương trình hành động đó, Chính phủ sẽ có kế hoạch toàn diện, rõ ràng hơn về việc thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 5 về phòng chống tham nhũng”.

Ý kiến của Đại biểu về thanh tra các Tập đoàn và Tổng Công ty không thấy báo cáo về tham nhũng, ông Tranh cho

 
“Chúng ta cũng trong quá trình thực hiện kiểm soát hành vi tham nhũng, có thể có tham nhũng mà chưa được phát hiện – nên số liệu thể hiện năm sau thấp hơn năm trước nhưng tình hình lại rất phức tạp, tinh vi ở nhiều cấp nhiều ngành”
Ông Huỳnh Phong Tranh
biết, TTCP đã phát hiện vi phạm và chuyển 3 vụ sang cơ quan công an, cùng với đó, không chờ kết luận thanh tra mà trong thời gian thanh tra phá hiện dấu hiệu vi phạm sẽ chuyển ngay cho cơ quan điều tra.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) đặt chất vấn: “Sao phòng chống tham nhũng phát hiện thấp, năm sau thấp hơn năm trước – trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc ít phát hiện hành vi tham nhũng là như thế nào?”

Với chất vấn này, Tổng TTCP nêu: “Chúng ta chưa có thống kê số liệu tham nhũng, những năm đầu số liệu cao vì tồn đọng, những năm sau ít hơn vì tồn đọng không còn”.

Ông Tranh cũng nhấn mạnh, tham nhũng là hành vi tinh vi khó phát hiện, càng về sau càng tinh vi, người tham nhũng là người có chức, có quyền nên phát hiện hành vi rất khó khăn. Các tổ chức tố cáo tham nhũng cũng rất ít.

Cùng với đó, các giải pháp phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ngày càng mạnh mẽ hơn nên các hành vi tham nhũng được xử lý kịp thời, kiên quyết nên giảm đi.

“Chúng ta cũng trong quá trình thực hiện kiểm soát hành vi tham nhũng, có thể có tham nhũng mà chưa được phát hiện – nên số liệu thể hiện năm sau thấp hơn năm trước nhưng tình hình lại rất phức tạp, tinh vi ở nhiều cấp nhiều ngành” – Tổng Thanh tra thừa nhận.

Cũng liên quan đến nội dung phòng chống tham nhũng, Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, việc ra quyết định thanh tra chậm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng – Tổng TTCP cũng thừa nhận, vừa qua đúng là có một số kết luận thanh tra chậm.

Theo đó, TTCP đã ra quy chế thực hiện sau khi thanh tra trực tiếp thì phải sớm và kịp thời có kết luận thanh tra.

Ông Tranh cũng phân bua, có những lĩnh vực không thể nắm hết được “nên chúng tôi phải tham khảo ý kiến, có bộ ngành tham khảo 2 tháng chưa được trả lời – nên cũng là lý do chậm.

Cùng với đó, trách nhiệm của thanh tra nhưng cũng là trách nhiệm của bộ ngành, TTCP kiến nghị Chính phủ có biện pháp “đốc thúc” các bộ ngành để nhanh trả lời, giúp cho TTCP có kết luận thanh tra sớm.

Kiều Minh

Bình luận
vtcnews.vn