Báo Ấn Độ: Bành trướng, hiếu chiến là điểm cố hữu của Trung Quốc

Thế giớiThứ Sáu, 09/05/2014 08:14:00 +07:00

(VTC News) - Nhiều nước đồng loạt lên án chủ nghĩa bành trướng hiếu chiến Trung Quốc đang tăng cao sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

(VTC News) - Nhiều nước đồng loạt lên án chủ nghĩa bành trướng hiếu chiến Trung Quốc đang tăng cao sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Sau những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông do việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, chính giới Mỹ đã có những phản ứng gay gắt.
Chủ nghĩa bành trướng

The Time of India, tờ báo uy tín bậc nhất Ấn Độ khẳng định hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy “Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng”.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hãn dùng súng phun nước bắn tàu công vụ Việt Nam 
Bài báo của Ấn Độ cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc đã trở thành một đặc điểm cố hữu trong chính sách đối ngoại và bành trướng của nước này”.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 8/5 tuyên bố Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hành động đơn phương, nguy hiểm và khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trước đó, khi Trung Quốc ngang ngược tuyên bố mở rộng phạm vi cách ly giàn khoan HD-981 từ 1 hải lý lên 3 hải lý, Bộ Ngoại giao Mỹ từng bày tỏ quan ngại rằng đây là “hành động nguy hiểm, làm phức tạp tình hình”.
Video: Không có dầu tại nơi Trung Quốc đặt giàn khoan
Sau khi có những video, hình ảnh cho thấy tàu Trung Quốc hung hăng gây hấn, húc thẳng vào tàu công vụ Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki một lần nữa khẳng định việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp trên Biển Đông là hành động khiêu khích và không giúp ích cho việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực.
Mỹ lâu nay vẫn kêu gọi các nước có tranh chấp ở Biển Đông không sử dụng vũ lực, tìm biện pháp hòa giải, thương lượng. Nhưng lần này, phản ứng của Washington cho thấy lập trường rõ rệt hơn nhiều. 
“Việt Nam đã tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý dựa trên đường bờ biển của Việt Nam và theo đúng Luật biển quốc tế. Đó là lý do vì sao chúng tôi kêu gọi các bên không đưa ra các hành động khiêu khích và đơn phương tại các khu vực tranh chấp gần các đảo trên Biển Đông”, trích thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bản đồ minh họa vị trí giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 
Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên Mỹ bày tỏ thái độ rõ rệt với yêu sách ‘đường lưỡi bò’ mà Trung Quốc trắng trợn đặt ra với mưu đồ biến Biển Đông thành ‘ao nhà’ của Bắc Kinh.
Truyền thông Mỹ cũng dẫn lời Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cảnh báo Trung Quốc xua cả tàu chiến để hộ vệ giàn khoan HD-981 đặt cách đảo Lý Sơn, Việt Nam khoàng 129 hải lý là hành động khiêu khích.
Ông John McCain nói Trung Quốc “phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông”.
Thượng nghị sĩ Mỹ cũng nhấn mạnh hành động của Trung Quốc dựa trên những yêu sách lãnh thổ không hề có cơ sở luật pháp quốc tế.
Xem clip: Tàu Trung Quốc hung hãn húc tàu Việt Nam
Tại Đức, báo chí nước này đồng loạt tố cáo “Trung Quốc dùng tàu chiến đâm tàu Việt Nam”.  Nhiều tờ báo Đức dẫn lời ông Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam cho biết lực lượng cảnh sát và kiểm ngư Việt Nam đã và sẽ vẫn hết sức kiềm chế, song nếu tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục đâm vào tàu Việt Nam, phía Việt Nam sẽ buộc phải tự vệ bằng hành động tương tự.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang công du châu Âu cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
 

Việt Nam đã tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý dựa trên đường bờ biển của Việt Nam và theo đúng Luật biển quốc tế.

Bộ Ngoại giao Mỹ
 
Phát biểu tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, ông Abe cho rằng tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng, xuất phát từ những tuyên bố chủ quyền đơn phương của Trung Quốc.
Người đứng đầu chính phủ Nhật Bản tuyên bố nước này sẽ kiềm chế, nhưng sẽ làm theo luật và bảo vệ trật tự trên biển, bao gồm cả tự do hàng hải lẫn tự do trên không.
Tuyên bố của ông Abe cũng được báo chí Nhật Bản đăng tải chi tiết kèm theo nhận định “Trung Quốc đang làm tăng căng thẳng ở Biển Đông” sau khi trắng trợn đặt giàn khoan xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
Các tờ báo lâu đời, uy tín Nhật Bản như Kyodo News, Asahi Shimbun trích dẫn lời Thủ tướng Shizo Abe nói việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh ở biển Hoa Đông và Biển Đông có thể gây ra những căng thẳng mới trong thời hậu Chiến tranh Lạnh.
Tại Đông Nam Á, quốc đảo Singapore  với đa phần người dân gốc Hoa cũng lên tiếng phản đối hành động dùng vũ lực của Trung Quốc. 
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới tại Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tránh làm leo thang căng thẳng tại vùng biển này.

Cho dù bị nhiều nước lên án, Tân Hoa Xã – cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn ngang nhiên tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Bắc Kinh ở Hoàng Sa.
Điều này được thể hiện trong bản tin của Tân Hoa Xã đăng tải nội dung trả lời của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện trong cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh của Việt Nam.
Bất chấp việc Bắc Kinh chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 đến nay, ông Dương trắng trợn viện dẫn Công ước quốc tế về Luật biển UNCLOS 1982 để nói về cái gọi là 'chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc'.
Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì 
Liên tiếp những ngày qua, hình ảnh được Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam cho thấy Trung Quốc hung hăng xua tàu chiến, Hải giám, Ngư chính dùng tốc độ cao đâm tàu Việt Nam, mở bạt tháp súng.
Thế nhưng ông Dương lại tuyên bố về 'hòa bình, ổn định trên Biển Đông' và thậm chí ngang nhiên yêu cầu Việt Nam 'dừng quấy nhiễu, sửa chữa sai lầm'.

Phương Mai
Bình luận
vtcnews.vn