Bạn có thể đã nghỉ hưu trong công việc, nhưng không phải trong cuộc sống

Sức khỏeThứ Tư, 23/05/2018 16:12:00 +07:00

Với không ít người lớn tuổi ở Việt Nam, ở độ tuổi 50+ được xem như “cột mốc” đánh dấu đã… “nghỉ hưu”, không chỉ với công việc mà với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Người ở tuổi 50+ thường giảm các hoạt động và thận trọng hơn trong cuộc sống đồng nghĩa với việc họ sẽ ít tận hưởng cuộc sống về mặt tinh thần hơn, hầu hết vì lý do: “Lớn tuổi rồi”. Trên thực tế, tuổi tác không hẳn là điều cản trở người lớn tuổi tận hưởng cuộc sống mà chính là những trở ngại do sức khỏe suy giảm.

Trong đó có tình trạng mất cơ ở người lớn tuổi, điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, vấn đề này là điều hoàn toàn có thể khắc phục nhằm giúp mở ra một chương mới năng động và tận hưởng cuộc sống cho người tuổi 50+.

“Chìa khóa” giúp người lớn tuổi ở Việt Nam tự tin “tuổi già nhưng sức không già”

Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Theo ước tính, đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 18%. Trong đó, nếu lấy tuổi 50 làm mốc thì dự đoán đến năm 2030, nước ta sẽ có đến hơn 30 triệu người ở vào nhóm tuổi 50 trở lên, chiếm 1/3 dân số.

Nhưng điều đáng nói là hiện nay đa phần người lớn tuổi lại cảm thấy như mình không còn năng động thậm chí “đứng bên rìa” cuộc sống. Thiếu các hoạt động thể chất, sức khoẻ suy giảm, sự dẻo dai, không ít người tuổi 50+ trở nên mặc cảm, cho rằng mình “làm gì cũng lóng ngóng”, “lên cầu thang thôi cũng đã thở dốc”, “mang vác gì cũng phải nhờ đến con”… Những điều này dẫn tới việc khá nhiều người ở tuổi 50+ xem như cuộc sống đã khép lại.

Thực tế, các nghiên cứu dành cho tuổi 50 + chỉ ra rằng, trở ngại khiến họ phải chịu đựng cảnh “về hưu” trong cuộc sống nằm ở một trở ngại phổ biến được gọi là sự mất khối cơ do quá trình lão hóa.

5

 

Tình trạng mất cơ do lão hóa chưa được quan tâm, chú ý nhiều ở người Việt Nam, nhưng lại là vấn đề các quốc gia phát triển trên thế giới quan tâm từ lâu, để cải thiện chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi. Nghiên cứu do Abbott thực hiện chỉ ra rằng: Mất đi 10% khối cơ có thể dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch cũng như làm gia tăng các nguy cơ nhiễm bệnh; mất đi 20% khối cơ sẽ gây ra sự suy yếu về thể chất, khiến da mỏng đi và giảm tốc độ hồi phục; trong trường hợp mất đi 30% khối cơ, cơ thể có thể bị viêm loét và mất khả năng tự lành vết thương.

Theo nghiên cứu của Abbott, độ tuổi bắt đầu xuất hiện tình trạng mất khối cơ rõ nét là cột mốc tuổi 40. Từ lúc này trở đi, cứ sau mỗi 10 năm, một người trưởng thành có nguy cơ mất đến khoảng 8% khối cơ. Sau tuổi 70, con số này tăng gần gấp đôi, tới 15%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không tích cực thay đổi, thì đến 70 tuổi, cơ thể mất đến 25% khối cơ so với tuổi trung niên.

Khi mất khối cơ, người lớn tuổi sẽ xuất hiện những dấu hiệu làm giảm chất lượng cuộc sống, như: mệt mỏi, đi chậm hơn, yếu sức, giảm cân không mong muốn, suy kiệt, ít hoạt động thể chất, đau nhức người, dễ nhiễm bệnh, sức đề kháng yếu, lâu phục hồi mỗi khi bệnh…

Để việc mất cơ không còn là trở ngại với 30 triệu người Việt tuổi 50+

Trong cơ thể con người, khoảng 60% trọng lượng cơ thể là các khối cơ - nơi dự trữ hầu hết lượng đạm, giúp bảo vệ và duy trì các hoạt động và chức năng thường ngày như đi bộ, leo cầu thang, cầm nắm đồ vật, thăng bằng, chuyển hóa... Vì vậy, cơ càng khỏe thì rủi ro bị té ngã, gãy xương, chấn thương càng ít. Ngược lại, tình trạng mất cơ có thể khiến người lớn tuổi cảm thấy mất sức mạnh thể chất, không còn linh hoạt, khó khăn khi di chuyển, dễ mất thăng bằng, dễ té ngã…

Rất may mắn là mặc dù chúng ta không thể ngăn được tiến trình lão hóa tự nhiên, song lại có thể làm chậm hoặc khắc phục tình trạng mất khối cơ. Cụ thể, có hai cách cải thiện tích cực chính là dinh dưỡng cân bằng và tập luyện hàng ngày.

Trong các dưỡng chất được cung cấp qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì protein được xem là quan trọng hàng đầu cho việc bảo vệ cơ, ngăn ngừa mất khối cơ. Bên cạnh protein, cũng cần chú ý đến các vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp bảo vệ khối cơ, tăng cường sức khỏe cho người sau tuổi 50 như vitamin D, HMB (Beta-Hydroxy betaMethylbutyrate) - một chất chuyển hóa của amino axit Leucine. Một lượng nhỏ HMB được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Lượng HMB trong cơ thể người cũng giảm đi theo quá trình lão hóa.

Theo các nghiên cứu, HMB hỗ trợ đắc lực cho sự duy trì và sức khỏe của khối cơ. Nhiều nhà khoa học gọi đây là dưỡng chất vàng để nuôi dưỡng khối cơ ở tuổi 50+. Trong một báo cáo mới đây, Abby Sauer (nhà khoa học nghiên cứu của Abbott) cũng khẳng định: “HMB có thể được gọi tên như ‘Vệ sĩ khối cơ của con người’. Dưỡng chất này có thể bảo vệ được sức khỏe khối cơ của người lớn tuổi khi họ già đi”.

Khi mỗi người đều ý thức được cụ thể những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có hướng cải thiện tích cực như tăng cường tập luyện, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, tuổi “nghỉ hưu” sẽ là một khoảng thời gian vàng để người lớn tuổi tận hưởng cuộc sống.

Phan Anh
Bình luận
vtcnews.vn