Bài báo '15 đặc trưng của một giáo viên thế kỷ 21' được chia sẻ rộng rãi

Giáo dụcThứ Tư, 30/12/2015 09:56:00 +07:00

Một giáo viên dạy Ngoại ngữ (Tiếng Anh) đăng bài báo này trên trang Edutopia ngày 20/6 và nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ.

Một giáo viên dạy Ngoại ngữ (Tiếng Anh) đăng bài báo này trên trang Edutopia ngày 20/6 và nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ.

Bài viết nêu lên 15 đặc trưng cần thiết của một giáo viên thế kỷ 21 giúp cho giáo viên ý thức được các vấn đề đang đặt ra cho công việc giảng dạy hàng ngày, đáp ứng các yêu cầu của thời đại số hóa.

1. Lớp học lấy người học làm trung tâm và việc giảng dạy được cá thể hóa

Học sinh có thể tiếp cận với bất cứ nguồn thông tin nào có thể có. Do đó một cách chắc chắn rằng không cần thiết phải “mớm bằng thìa” các kiến thức, hoặc giảng dạy nội dung mà “một kiểu nội dung dùng cho tất cả”.

Học sinh có cá tính khác nhau, mục tiêu khác nhau và yêu cầu khác nhau. Do đó việc giảng dạy được cá nhân hóa không chỉ là có thể mà là cần thiết. Khi được phép quyết định sự lựa chọn cho mình, học sinh sẽ làm chủ việc học tập của họ.

Điều này tăng thêm động lực bên trong và giúp cho học sinh có sự nỗ lực hơn. Đây chính là một yếu tố quan trọng cho việc có một kết quả học tập đầu ra được tốt hơn.

giáo viên

2. Học sinh như những người sáng tạo

Học sinh thời nay có những công cụ nhanh nhất và tốt nhất, việc sử dụng trong nhiều trường hợp hiếm khi ra khỏi vấn đề giao tiếp với gia đình và bạn bè thông qua chat, tin nhắn, hoặc gọi điện thoại.

Thậm chí với cả các học sinh được xem là những người sinh ra với công nghệ số, đa số vẫn còn lâu mới có thể sáng tạo ra một nội dung số hóa nào đó.

Trong khi họ vẫn sở hữu các thiết bị số hóa đắt tiền với tiềm năng có thể tạo ra blog, thể hiện thông tin bằng hình ảnh, sách, các video, các hướng dẫn, và đó mới chỉ là một số ví dụ được đưa ra, ở rất nhiều lớp học học sinh vẫn được yêu cầu tắt các thiết bị này chỉ để tập trung vào các tài liệu được phát hoặc các phiếu bài tập.

Thật là đáng buồn vì nhiều khi các tờ giấy này sẽ bị vứt đi sau khi được chấm điểm. Nhiều học sinh thậm chí không muốn làm, có trường hợp còn để nguyên các tờ giấy đó và một lúc sau trả lại cho giáo viên.

Trên thực tế, khi có cơ hội học sinh có thể tạo ra các blog, phim, các câu chuyện được số hóa rất hay và sáng tạo mà họ cảm thấy rất tự hào và chia sẻ với người khác.

3. Học các công nghệ mới

Đưa ra các lựa chọn, các kỹ năng và kinh nghiệm trải nghiệm trực tiếp với các công nghệ đó cho học sinh là điều cần thiết. Bởi công nghệ luôn phát triển, việc học một công cụ nào đó một lần rồi hy vọng cho tất cả những lần khác là không thể.

Tin mừng là các công nghệ mới thường được giả thiết là tạo ra cho mọi người chưa biết đều có thể dễ dàng sử dụng, cho nên ai cũng có thể tìm hiểu và học tập vào bất cứ lúc nào.

4. Đi ra thế giới

Các công cụ ngày nay tạo cơ hội cho việc có thể học một cái gì đó từ các nước khác và từ những người sáng tạo ra nó.

Tất nhiên sách giáo khoa vẫn là nguồn học liệu đầy đủ, song trong sách giáo khoa vẫn thiếu một cái gì đó; chẳng hạn khi học ngôn ngữ, văn hóa, và các kỹ năng giao tiếp từ việc nói chuyện trực tiếp với những người từ những nơi khác của trái đất.

Đáng tiếc là với các công cụ có sẵn, chúng ta vẫn học về văn hóa, con người và các sự kiện khác từ các nguồn thông tin đại chúng là chính. Dạy cho học sinh việc làm thế nào để sử dụng các công cụ trong tay họ có để có thể “đến thăm” được bất cứ góc nào của hành tinh này sẽ giúp cho chúng ta có kiến thức nhiều hơn và cảm thông với nhau hơn.

5. Hãy thông minh và sử dụng điện thoại thông minh

Xin nhắc lại một lần nữa: Khi học sinh được khuyến khích coi các thiết bị của họ là các công cụ có giá trị để hỗ trợ tìm hiểu tri thức (chứ không phải là để tiêu khiển mất thời gian) họ sẽ bắt đầu sử dụng các thiết bị đó theo cách như vậy.

Tôi nhớ lại những năm đầu đi dạy học. Khi không cho phép học viên sử dụng điện thoại trong lớp tôi phải cố giải thích mỗi một từ mới hoặc là phải tự mình trả lời bất cứ một câu hỏi nào, những điều mà bây giờ thậm chí tôi còn không nghĩ đến nữa!

Tôi đã nhận ra được rằng mỗi học học sinh có những yêu cầu khác nhau khi có một yêu cầu về sự hỗ trợ với từ mới hay câu hỏi, do đó không cần phải mất thời gian và giải thích cái gì mà có lẽ chỉ có một hoặc hai học sinh được hưởng lợi.

Thay vào đó, dạy cho học sinh cách độc lập và biết làm thế nào tìm ra câu trả lời họ cần sẽ làm cho lớp học có một không khí khác hẳn!

Tôi đã thấy những sự thay đổi tích cực từ khi tôi bắt đầu xem các thiết bị của học sinh là các công cụ hỗ trợ hiệu quả.

Trên thực thế thỉnh thoảng tôi cũng trả lời bằng cách nói: “Tôi không biết, hãy dùng Google và Google sẽ nói cho chúng ta tất cả!”.

6. Blog

Tôi đã viết về sự quan trọng về cả việc giáo viên và học sinh sử dụng blog. Thậm chí với khả năng của người bắt đầu với tiếng Anh cũng có thể thấy giá trị của việc viết cho một đối tượng người đọc thực và thiết lập sự có mặt được số hóa của họ. Blog hay không blog sẽ không còn là một câu hỏi nữa!


7. Số hóa

Một vấn đề quan trọng nữa là không còn giấy tờ gì nữa, hãy tổ chức các nguồn học liệu và hoạt động giảng dạy bằng trang thông tin riêng của mình và có thể thấy tích hợp công nghệ mang lại cho học sinh các kinh nghiệm học tập tới một mức độ khác.

Chia sẻ các kết nối và đưa ra các thảo luận được số hóa thay cho việc sử dụng giấy tờ thông thường cho phép học sinh tiếp cận và chia sẻ các nguồn học liệu của lớp học theo một cách được tổ chức hơn.

8. Hợp tác

Công nghệ cho phép sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh. Tạo ra các nguồn học liệu số hóa, các bài trình bày và các dự án cùng với các nhà giáo dục và học sinh khác tạo ra các hoạt động trong lớp học giống như trong thế giới thực.

Hợp tác nên vượt ra khỏi việc chia sẻ tài liệu qua email hay tạo ra các bài trình bày powerpoint. Rất nhiều ý tưởng không bao giờ ra khỏi sự trao đổi thông thường hay qua giấy tờ được copy, đó là một sự thiệt hại lớn.

Hợp tác toàn cầu có thể thay đổi sự trải nghiệm toàn bộ của chúng ta.

9. Dùng twitter

Tham gia vào twitter là cách rẻ nhất và hiệu quả nhất để tổ chức việc bồi dưỡng chuyên môn của các nhân, chia sẻ nghiên cứu và các ý tưởng, và tiếp cận với các vấn đề đang được quan tâm và cập nhật kiến thức trong lĩnh vực quan tâm.

Có thể phát triển chuyên môn và mở rộng tri thức khi mà chúng ta có sự trao đổi hàng ngày một cách thú vị.

Và rằng việc đi dự các hội thảo không còn là con đường duy nhất để gặp người khác và xây dựng mạng lưới trau dồi chuyên môn.

10. Kết nối

Kết nối với các cá nhân có cùng suy nghĩ. Một lần nữa, các công cụ ngày nay cho phép chúng ta kết nối với bất cứ ai, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

Có một câu hỏi cho một chuyên gia hay một đồng nghiệp? Đơn giản hãy kết nối thông qua các phương tiện truyền thông xã hội: hãy theo dõi, tham gia, hỏi hoặc trả lời!

11. Học tập trên cơ sở dự án

Khi mà học sinh thời nay có thể truy cập vào nguồn tư liệu xác thực trên trang mạng, các chuyên gia khắp nơi trên thế giới và các đồng nghiệp có thể cùng làm việc trên một chủ đề giống nhau ở bất cứ một nơi nào đó khác trên thế giới.

Việc giảng dạy với sách giáo khoa trở nên rất “thế kỷ 20’’ (khi các sự lựa chọn được đưa ra trước đây không có sẵn). Học sinh ngày nay nên phát triển các câu hỏi theo định hướng suy nghĩ của họ, tiến hành nghiên cứu, liên hệ với chuyên gia, và tạo ra các dự án cuối cùng để chia sẻ tất cả sử dụng các thiết bị có trong tay của họ. Tất cả họ cần từ giáo viên là sự hướng dẫn!

12. Xây dựng dấu ấn số hóa tích cực của bạn

Nghe thì hiển nhiên, nhưng đối với giáo viên ngày nay là phải mô hình được việc làm thế nào để sử dụng hợp lý các mạng thông tin xã hội và đưa các nội dung các dung có giá trị lên, và làm thế nào để tạo nên các nguồn dữ liệu có thể chia sẻ.

Thậm chí sự thực là giáo viên cũng là con người và giáo viên cũng muốn dùng các phương tiện thông tin xã hội để đưa các bức ảnh hay suy nghĩ của mình lên.

Chúng ta không thể yêu cầu học sinh không làm những gì không thích hợp trên mạng khi mà chính chúng ta làm việc đó.

Duy trì thái độ chuyên nghiệp trên cả lớp học và trực tuyến sẽ giúp xây dựng một dấu ấn được số hóa tích cực và mô hình hóa được các hoạt động thích hợp cho học sinh.

13. Học lập trình

Vấn đề nghe có vẻ phức tạp nhưng trên thực tế không là cái gì lớn mà là một kỹ năng cần thiết của thời đại này.

Khi bút chì hoặc bút mực là các “công cụ” của thế kỷ 20, không thể vẽ được nếu giáo viên không thể sử dụng chúng. Bút chì, bút mực thời nay là máy tính.

Lập trình rất hay để học, cảm giác viết được một trang thông tin điện tử rất tuyệt vời. Cho dù tôi có nhiều cách để đi, giống như mỗi một lĩnh vực khác, một bước đi không thích hợp có thể làm mất thời gian hơn.

14. Đổi mới

Tôi mời bạn tham gia mở rộng hộp công cụ giảng dạy của bạn và thử các cách khác mà bạn chưa thử trước đó, ví dụ như dạy học thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, và thay thế sách giáo khoa với các nguồn học liệu trên mạng khác. Không chỉ là thay các công cụ, mà là lợi ích của học sinh!

Học sinh thích dùng Facebook để thảo luận trên lớp và nhận các thông báo. Học sinh đánh giá tốt sự mới lạ, không chỉ là các công cụ mới, mà là những con đường mới, nhiều hữu ích hơn và lý thú hơn khi sử dụng chúng.

15. Tiếp tục học

Khi mà các cách mới và công nghệ mới tiếp tục được đưa ra, việc học tập và thay đổi phù hợp là sự cần thiết. Tin tốt lành là: rất vui, và thậm chí chỉ 20 phút mỗi ngày sẽ đưa bạn đi qua một con đường dài.


Nguồn: Tạ Ngọc Trí/Giáo Dục Thời Đại


Bình luận
vtcnews.vn