Bác sĩ hàng đầu của Mỹ ám chỉ có người 'đầu độc' bà Hillary Clinton

Thế giớiThứ Tư, 14/09/2016 07:22:00 +07:00

Một bác sĩ hàng đầu của Mỹ đã bày tỏ một số nghi vấn liên quan đến sự cố sức khỏe của ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton vào ngày 11/9 vừa qua.

Tiến sỹ nghiên cứu bệnh học pháp y người Nigeria, ông Bennet Omalu, là người phát hiện ra căn bệnh CTE gây ra tình trạng một số cầu thủ bóng bầu dục Mỹ bị mất khả năng kiểm soát hành vi và có xu hướng tự sát. 

Phát hiện này giúp ông có một chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng khoa học thế giới, tuy nhiên, nó cũng xâm phạm lợi ích của Liên đoàn bóng bầu dục Mỹ (NFL) và những tập đoàn hậu thuẫn cho nó.

Không chỉ vậy, việc này thậm chí còn bị coi là đụng chạm vào niềm tự hào Mỹ với môn thể thao hàng đầu tại quốc gia này.

bac-si-hang-dau-cua-my-am-chi-tong-thong-nga-putin-chi-dao-dau-doc-ba-hillary-clinton-12-115938

Phải chăng bà Clinton đã bị đầu độc?

Mới đây, Tiến sĩ Omalu gây chấn động công chúng Mỹ khi đăng tải một dòng tweet trên Twitter, trong đó khuyên các nhân viên trong bộ máy tranh cử của bà Clinton nên “phân tích lượng độc tố có trong máu của bà ấy”.

“Tôi phải khuyên bộ máy tranh cử của bà Clinton rằng họ nên đưa bà ấy đi xét nghiệm độc tố trong máu. Nhiều khả năng bà ấy đã bị đầu độc.” ông Omalu viết ngay sau khi chứng kiến cựu Ngoại trưởng Mỹ phải bỏ dở một buổi lễ kỷ niệm sự kiện 11/9 do sức khỏe không được tốt. Bà Clinton đã phải viện đến 2 trợ lý mới có thể bước lên xe ra về.

Theo tờ Washington Post, mặc dù nhận được nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là những lời lăng mạ bởi thông tin gây sốc trên, ông Omalu vẫn kiên quyết không chịu từ bỏ giả thiết của mình.

Video: Bà Hillary ngã quỵ khi tham gia lễ tưởng niệm 11/9

Những giả thiết của ông Omalu về việc bà Clinton bị đầu độc có thể bắt nguồn từ vụ việc cựu điệp viên Ủy ban an ninh quốc gia Nga (KGB), Alexander Litvinenko, bị đầu độc tại London (Anh) vào năm 2006. Vào đầu năm 2016, một tòa án tối cao ở Anh đã đưa ra kết luận, việc đầu độc bằng phóng xạ đối với ông Litvinenko xuất phát từ sự chỉ đạo của Tổng cục an ninh Liên bang Nga (FSB).

Hội chứng CTE (tạm dịch: chấn thương mãn tính ở não) do Tiến sĩ Omalu phát hiện, còn được cho là “sát thủ giấu mặt” cướp đi sinh mạng của nhiều binh sĩ Mỹ.

Các nhà khoa học cho rằng, các tổn thương não xảy ra trong quá trình chiến đấu có thể khiến cho hội chứng CTE nảy sinh, mà dấu hiệu phát hiện là các đợt bùng nổ cơn tức giận hoặc suy nhược, và hội chứng này có thể ảnh hưởng tới các kỹ năng vận động và cả trí nhớ.

Đặc biệt, căn bệnh này không thể chữa khỏi hoặc điều trị một cách có hiệu quả.

(Nguồn: VN Tin nhanh)
Bình luận
vtcnews.vn