Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9

Tin nhanh 24hThứ Ba, 27/10/2020 14:53:43 +07:00
(VTC News) -

Những người dân phố cổ Hội An (Quảng Nam) đang ráo riết thực hiện các biện pháp để gia cố nhà cửa và di dời tài sản đến nơi an toàn trước khi bão số 9 đổ bộ.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 1

Ngay từ sáng sớm, các cán bộ, nhân viên của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An có mặt tại Chùa Cầu - công trình 400 năm tuổi luôn bị đặt trong tình trạng báo động nếu gió bão quét qua. Công tác chằng chống, gia cố tại các vị trí xuống cấp, rệu rã của di tích được thực hiện một cách khẩn trương khi bão số 9 đang áp sát đất liền.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 2

Ngoài ra, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An còn tổ chức lực lượng, phối hợp cùng các địa phương và người dân triển khai chằng chống nhà ở thuộc diện di tích trong khu phố cổ.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 3

Những nhân viên của một số Resort ven biển Cửa Đại đang xúc cát vào những bao tải tạo thành dụng cụ để chắn sóng.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 4

 Tại phường Cửa Đại - địa phương nằm sát rạt bên bờ biển và được nhận định là nơi có thể chịu thiệt hại nặng nề nhất của thành phố Hội An nếu bão số 9 đổ bộ vào đất liền, người dân cũng đang hối hả chằng chống nhà cửa, di dời đồ đạc chạy bão.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 5

Họ đang kéo từng bao cát lên để gia cố mái nhà trước khi bão số 9 đổ bộ.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 6

Một số người dân chọn cách bơm nước vào các túi nilong sau đó bỏ vào các bao tải rồi chằng chống trên mái nhà nhằm tạo sức nặng để hạn chế bị bão số 9 làm tốc mái.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 7

Ông Lê Lời (50 tuổi, trú khối Phước Trạch, phường Cửa Đại) dùng xe kéo vận chuyển máy quạt, tivi và một số thiết bị khác trong căn nhà xuống cấp của mình để đưa sang nhà hàng xóm gởi. Ông Lời cho hay: "Chiều nay, cả gia đình tôi phải đi sơ tán để tránh rủi ro có thể ập đến nếu bão số 9 đổ bộ. Vì nhà cửa không đảm bảo nên tôi mới gửi đồ đạc ở nhà hàng xóm cho yên tâm".

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 8

Người dân Hội An đang tranh thủ từng giờ để thực hiện các biện pháp phòng, chống bão số 9.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 9

Ông Lê Công Sỹ - Chủ tịch UBND phường Cửa Đại xác nhận, từ 13h hôm nay, toàn bộ 94 hộ dân với gần 400 nhân khẩu ở 2 khối Phước Trạch và Phước Hải sẽ được lực lượng chức năng đưa đi sơ tán.

Ảnh: Dân Quảng Nam xúc cát, bơm nước gia cố nhà cửa đón bão số 9 - 10

"Chính quyền địa phương sắp xếp chỗ ăn, ở cho bà con tránh bão tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt và trường THPT Kim Đồng. Sau khi bão tan, người dân sẽ quay về nhà mình để dọn dẹp, ổn định lại cuộc sống", ông Sỹ thông tin thêm.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 7h ngày 27/10, tâm bão số 9 (Molave) ở cách đảo Song Tử Tây khoảng 230km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17.

Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 7h ngày 28/10, tâm bão ở ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Đến 19h ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

THANH BA
Bình luận
vtcnews.vn