Ấn Độ tiết lộ chiến lược sản xuất quốc phòng mới

Thế giớiThứ Tư, 19/01/2011 11:30:00 +07:00

(VTC News) – Bộ Quốc phòng Ấn Độ chính thức tuyên bố chiến lược sản xuất quốc phòng mới bao gồm có luật mua sắm vũ khí, trang bị mới cho quân đội nước này.

(VTC News) – Bộ Quốc phòng Ấn Độ chính thức tuyên bố chiến lược sản xuất quốc phòng mới bao gồm có luật mua sắm vũ khí, trang bị mới cho quân đội nước này.

 

Mục đích chính của chiến lược sản xuất quốc phòng mới đã được bắt đầu nghiên cứu, soạn thảo từ tháng 12/2010 là nhằm giảm sự phụ thuộc của lực lượng vũ trang nước này vào nhập khẩu vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự từ nước ngoài.

 

Theo chiến lược này, luật mua sắm vũ khí, phương tiện quân sự đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2011. Kể từ thời điểm này, Ấn Độ sẽ tập trung ưu tiên các đơn đặt hàng cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nước, nếu không đáp ứng được thì mới nhập khẩu từ bên ngoài.

 

Điều này có nghĩa là nếu tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ có khả năng nghiên cứu, chế tạo ra sản phẩm quân sự nào đó đáp ứng được yêu cầu và thời gian của bên đặt hàng thì sẽ ưu tiên cho tổ hợp này đảm trách.

 

Chiến lược sản xuất quốc phòng mới của Ấn Độ ra đời nhằm thúc đẩy tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nước phát triển, tiết kiệm ngân sách quốc phòng cho mua sắm, vũ khí trang bị từ nước ngoài. 

Căn cứ theo luật mới, quá trình mua vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự sẽ diễn ra theo kiểu đấu thầu và Hội đồng chuyên gia Bộ Quốc phòng sẽ ấn định thời hạn sản xuất dựa trên thời hạn sản xuất một sản phẩm quân sự của các công ty, các hãng nước ngoài.

 

Ví dụ, để sản xuất một chiếc tàu chiến ở nước ngoài phải mất 2 năm thì sản xuất một chiếc tàu chiến tương tự ở trong nước cũng phải bảo đảm đúng thời gian này. Nếu không bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn thì sẽ nhập ngoại.

 

Chiến lược sản xuất quốc phòng của Ấn Độ một mặt tạo điều kiện cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nước phát triển, mặt khác cũng vẫn sẽ cho phép nhập khẩu các sản phẩm quốc phòng từ nước ngoài nếu chúng cần thiết đối với nền công nghiệp quốc phòng trong nước.

 

Tuy nhiên, quá trình sản xuất sản phẩm này phải được thực hiện trên lãnh thổ của Ấn Độ và nhập sản phẩm phải được phép nhập cả công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó.

 

Ấn Độ đang gấp rút chuẩn bị cho dự án xây dựng Trung tâm chế tạo tàu chiến cho Hải quân. 

Để tham gia giải quyết các nhiệm vụ trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng, Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự định sẽ thu hút cả các công ty tư nhân có khả năng tham gia đấu thầu để cạnh tranh với các công ty của Nhà nước.

 

Nếu luật mua sắm vũ khí, phương tiện, trang thiết bị quân sự được thực hiện thành công và có hiệu quả sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn cho ngân sách quốc phòng, tỷ lệ sản phẩm quân sự nhập từ nước ngoài sẽ giảm từ 75% như hiện nay xuống còn 25%.

 

Trước đó, vào tháng 12/2010 đã có thông tin cho rằng, theo luận mua sắm vũ khí mới, Hải quân sẽ là đơn vị áp dụng trước sau đó sẽ áp dụng rộng rãi trên tất cả các đơn vị, quân, binh chủng trong toàn quân.

 

Hiện nay Ấn Độ đang gấp rút chuẩn bị thành lập Trung tâm thiết kế tàu chiến cho Hải quân. Dự án này được đánh giá vào khoảng 6 tỷ rupee (tương đương 133 triệu USD).

 

Tham gia vào dự án này, ngoài Chính phủ, Bộ Quốc phòng còn có các xưởng đóng tàu Mazagon Docks và Goa Shipyard...

 

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)


“Chung sức vì đồng bào nghèo cả nước”

- Ủng hộ đồng bào nghèo cả nước qua cổng thông tin 1400.

Nhắn tin theo cú pháp UHgửi 1409 của Cổng thông tin nhân đạo quốc gia là bạn đã hành động thiết thực vì đồng bào nghèo cả nước.


Bình luận
vtcnews.vn