9 nghề nghiệp 'tuyệt chủng' vì khoa học công nghệ

Kinh tếThứ Hai, 19/10/2015 06:58:00 +07:00

nghề nghiệp 'tuyệt chủng' vì khoa học công nghệ: Khi khoa học công nghệ hiện đại hơn đồng nghĩa với việc lao động sức người dần dần được máy móc thay thế

(VTC News) - Khi khoa học công nghệ hiện đại hơn đồng nghĩa với việc lao động sức người dần dần được máy móc thay thế và nhiều công việc đã hoàn toàn biến mất.

1. Nghề dọn băng

Mùa đông tại nhiều quốc gia lạnh giá luôn chứng kiến những trận bão tuyết kinh hoàng và hậu quả để lại là nhiều con đường phủ đầy băng giá. Khi chưa có máy dọn tuyết thì công việc này thuộc về những người thợ chuyên nghiệp với khả năng làm việc liên tục trong thời tiết khắc nghiệt.
Nghề dọn băng
Nghề dọn băng  
Vào thời điểm trước đây, khi tủ lạnh chưa ra đời, những người dọn tuyết sẽ mang những đống tuyết lấy được về nhà chứa, sau đó đem tới các gia đình cần sự lạnh giá của tuyết dành cho việc bảo quản đồ ăn.

Và ngay sau khi máy dọn tuyết xuất hiện, tủ lạnh cũng xuất hiện và nghề dọn tuyết cũng là nghề nghiệp 'tuyệt chủng' vì khoa học công nghệ.

2. Bác sĩ chữa dịch hạch

Người ta nhớ đến bệnh dịch hạch như một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất của lịch sử loài người, khiến cho nhiều nạn nhân mất mạng. Khi căn bệnh bùng phát, những người bác sĩ chữa bệnh thường được các thị trấn thuê về.
 Bác sĩ dịch hạch
Bác sĩ chữa dịch hạch  
Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh dịch hạch lây lan, người bác sĩ phải sử dụng một bộ quần áo đặc biệt, nặng nề và phải đeo một chiếc mặt nạ khá dị dạng. Ngoài ra họ cần chuẩn bị hương liệu để khử mùi những xác chết do bệnh dịch hạch.

Y học ngày càng phát triển và người ta có thể có nhiều biện pháp phòng bệnh cũng như chữa bệnh hơn là phải mạo hiểm tính mạng trước sự lây lan của dịch hạch.

3. Nghề đồng nát

Hiện nghề này vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia nhưng cũng không còn nhiều. Trước đây ở châu Âu, những người theo nghề đồng nát sẽ đi lại trên nhiều con phố và đề nghị mua lại các loại ghẻ lau, thảm trải nhà, giấy vụn, thủy tinh, kim loại ... cũ.
Sau đó, những sản phẩm này được đưa về đầu mối mua bán để có thể tái chế chúng thành nhiều đồ dùng có thể dùng lại được.

Sự ra đời của các cơ sở tái chế hiện đại và việc phân loại rác thải, đồ tái chế đã được nhiều quốc gia sử dụng và nghề đồng nát trở thành nghề nghiệp 'tuyệt chủng' vì khoa học công nghệ. Tại một số quốc gia như Việt Nam, nghề đồng nát vẫn còn người làm nhưng mức thu nhập không cao.

4. Người ghi chép văn bản

Trước đây, từng có thời kỳ, con người phải làm thay công việc của máy photocopy. Các văn bản, chứng từ, giấy tờ ... muốn có bản thứ hai cần phải qua tay một người chuyên ghi chép lại.
Thời kỳ này rất ít người biết chữ và ít người có thể thực hiện công việc ghi chép này. Tuy nhiên, hiện nay, đơn giản là một chiếc máy in hay máy photocopy là mọi chuyện đã được giải quyết.

5. Người điều khiển gỗ

Khi công nghệ chưa phát triển, những người tiều phu đốn củi phải sử dụng tới dòng nước từ vị trí cao đến vị trí trũng hơn để vận chuyển những cây gỗ nặng nề về tới nơi sản xuất.
Và muốn thực hiện được công việc khá khó khăn này, người điều khiển gỗ phải thực sự biết cách điều khiển vì thực tế là dòng nước thường chảy xiết và không theo ý của người dùng.

Vào mùa cao điểm, dòng nước luôn chật cứng những cây gỗ trôi về nhà máy sản xuất và người điều khiển có được thu nhập "không phải nghĩ".

Tuy nhiên, dòng nước chảy xiết luôn làm khó họ. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất, dòng nước có thể nhấn chìm cả người điều khiển và đây là lý do khoa học công nghệ cần phải được nghiên cứu và tạo ra những công cụ mới như ô tô tải để điều đưa gỗ về nơi sản xuất.

6. Người báo thức

Trước khi đồng hồ báo thức ra đời, có một nghề nghiệp khá lạ lẫm tồn tại, đó là người báo thức. Những người này sử dụng những cây gậy dài để với tới cửa sổ của một khách hàng trước khi đập cửa, đánh thức người thuê.
Đồng hồ báo thức ra đời và sau này là smartphone với chức năng hẹn giờ điện tử, chính xác đến từng giây và hiệu quả hơn nhiều so với người báo thức. Đây là lý do khiến nghề này trở nên "tuyệt chủng".

7. Người kết nối điện thoại

Những năm 1960 trở về trước, người kết nối đường dây điện thoại là vô cùng cần thiết đối với các bưu điện và việc gọi điện thoại.
Khi một người quay số, cuộc gọi của anh ta/ cô ta sẽ được chuyển đến tổng đài, ở đây các nhân viên sẽ lựa chọn đường dây để chuyển kết nối tới địa chỉ mà họ mong muốn.

Rõ ràng, với hàng nghìn, hàng triệu địa chỉ phải tra cứu mỗi ngày, người kết nối điện thoại luôn gặp phải stress trong công việc và luôn bị hoa mắt bởi các địa chỉ.

Công nghệ thay đổi với smartphone như hiện nay và thật khó để người ta có thể tưởng tượng được những điều vất vả mà người kết nối điện thoại phải đối mặt ngày trước.

8. Công nhân sửa chữa đường ray tàu hỏa

Những đường ray dài vô tận luôn phải có những người chuyên nghiệp "chăm sóc" và sửa chữa định kỳ. Tuy nhiên, ngày trước, công việc này không được đánh giá cao và mức đãi ngộ tương đối kém hấp dẫn.
Mặc dù vậy, yêu cầu của công việc là khá khắt khe và cường độ làm việc rất cao khiến người công nhân thường xuyên gặp khó khăn. Họ phải tự hát hay nói chuyện phiếm để tăng tinh thần làm việc cho bản thân.

Sự ra đời sau đó của máy lắp ráp đường ray đã giải tỏa gần như toàn bộ nỗi vất vả dành cho những người công nhân sửa chữa này.

9. Người thu hoạch đỉa

Đã từng có thời gian, đỉa được coi là một loài vật có thể được sử dụng để chế ra rất nhiều loại thuốc quan trọng. Và dĩ nhiên, nhu cầu mua bán đỉa luôn ở mức cao và rất nhiều người không ngần ngại sục tay chân xuống bùn để bắt loài vật này.
Khi công nghệ phát triển thêm, đỉa đã có thể được nuôi ở trong các phòng thí nghiệm và lập tức nghề thu hoạch đỉa trở thành nghề nghiệp 'tuyệt chủng' vì khoa học công nghệ.

Khánh Huy (theo Business Insider)
Bình luận
vtcnews.vn