6 nguy cơ về sinh sản phổ biến nhất ở phụ nữ

Sức khỏeChủ Nhật, 15/04/2012 06:37:00 +07:00

(VTC News) - Những khó khăn trong vấn đề thụ thai và sinh con đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn hiện tại.

(VTC News) - Những khó khăn trong vấn đề thụ thai và sinh con đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn hiện tại.

TS  Lockwood sẽ trao đổi với chúng ta 6 nguy cơ về sinh sản phổ biến nhất ở phụ nữ; cũng như chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục.

1. Hội chứng đa nang buồng trứng: là một kiểu rối loạn hormone gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều, u nang phát triển xung quanh buồng trứng, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng


Triệu chứng bao gồm béo phì, mụn trứng cá… Bạn cần phải kết hợp cả thử máu, siêu âm và xem xét tiền sử gia đình.


- Điều trị: nên giữ chỉ số khối cơ thể luôn ở mức từ 20- 25. Sử dụng thuốc kích rụng trứng. Nếu không hiệu quả thì nên nghĩ tới phương án thụ tinh trong ống nghiệm.


 

2. Lạc nội mạc tử cung:
là hiện tượng niêm mạc tử cung chạy ngược lên ống dẫn trứng và nằm lại tại xương chậu. Nó có thể gây nên u nang buồng trứng, chảy máu và tổn thương cho ống dẫn trứng.


- Chẩn đoán: người phụ nữ có thể bị đau bụng dữ dội. Bệnh được chẩn đoán bằng máy quét hoặc máy soi.


- Chữa trị: phẫu thuật laze để loại bỏ phần niêm mạc nằm sai vị trí và sử dụng thuốc để tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trong vòng 6 tháng để phần niêm mạc đó tự phân hủy.


3. Sẩy thai: bị mất em bé trước 24 tuần, do có những bất thường đối với trứng đã được thụ tinh.


- Chẩn đoán: siêu âm để biết đã có tim thai hay chưa. Sẩy thai thường đi kèm với hiện tượng ra máu. Tuy nhiên trong trường hợp không thấy ra máu thì còn khó chẩn đoán hơn. Phần lớn đều xảy ra trong giai đoạn từ 6- 8 tuần, và phổ biến nhất là trong 12 tuần đầu tiên.


- Chữa trị: thường thì bào thai sẽ đi ra một cách tự nhiên. Còn nếu không, phải cần đến thuốc hoặc phẫu thuật. Ngoài ra nguy cơ sẩy thai còn liên quan tới tuổi tác của người mẹ.


4. Vô sinh không rõ nguyên nhân: chiếm khoảng 1/4 các cặp đôi đang muốn có em bé, sau 2 năm nỗ lực mang thai mà không thành (trong khi các kiểm tra về sức khỏe sinh sản đều bình thường). Hiện tượng xảy ra phổ biến nhất ở phụ nữ trên 38 tuổi.


- Chẩn đoán: kiểm tra số lượng tinh trùng, ống dẫn trứng và tử cung


- Chữa trị: sau khi chẩn đoán thì vẫn có đến 50% các cặp đôi vẫn có cơ hội mang thai trong 2 năm tới. Nếu không được, bạn có thể nhờ đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Nếu kiểm tra cho thấy trứng vẫn rụng bình thường thì không cần sử dụng thuốc kích rụng trứng.


5. Thai ngoài tử cung: trứng được thụ thai vẫn bám bên ngoài tử cung (thường là nằm trong ống dẫn trứng)


- Chẩn đoán: Siêu âm tại tuần thứ 6 để xem đứa bé đã nằm đúng vị trí hay chưa. Nếu không tiến hành siêu âm sớm thì đau đớn và chảy máu là những hiện tượng đầu tiên có thể khả nghi.


- Điều trị: chẩn đoán sớm để phẩu thuật can thiệp. Nếu không có thể sẽ dẫn đến vỡ ống dẫn trứng, đe dọa đến tính mạng.


6. Tiền sản giật: huyết áp cực cao, thường phát triển sau 3 tuần đầu tiên. Nhau thai không phát triển đúng cách để người mẹ có thể truyền oxy và chất dinh dưỡng vào nuôi bé. Có thể dẫn đến đột quỵ và ngất xỉu nếu không điều trị kịp thời.


- Chẩn đoán: Triệu chứng bao gồm huyết áp cao; sưng bàn tay, bàn chân và mắt cá, đau đầu, đau gan và có protein trong nước tiểu.


- Điều trị: đưa người mẹ vào viện để được nghỉ ngơi đúng cách. Nếu phát hiện sớm thì có thể chữa trị được.


Hà Phương Hiền


Bình luận
vtcnews.vn