6 hội chứng tâm thần quái đản nhất thế giới

Sức khỏeThứ Hai, 10/12/2012 04:00:00 +07:00

Hội chứng "ăn thịt người", “Alice ở xứ sở thần tiên”, “giọng nước ngoài”, bàn tay “vô chính chủ”... đều là những hội chứng tâm thần quái đản được phát hiện.

Hội chứng "ăn thịt người", “Alice ở xứ sở thần tiên”, “giọng nước ngoài”, bàn tay “vô chính chủ”... đều là những hội chứng tâm thần quái đản được phát hiện.

1. Hội chứng “Alice ở xứ sở thần tiên”

Chứng bệnh “Alice ở xứ sở thần tiên” - gọi theo tên một câu truyện dành cho thiếu nhi của nhà văn Lewis Carroll - liên kết với bệnh đau nửa đầu và những người mắc phải hội chứng sẽ nhìn thấy vật thể bình thường trở nên quá nhỏ hoặc quá lớn.
 

 
Người bệnh sẽ nhìn thấy cảnh các đồ vật dường như càng lúc càng chạy ra thật xa hay tới thật gần. Thậm chí, một số bệnh nhân còn cảm thấy một phần thân thể mình biến dạng, ví dụ tai bỗng nhiên phồng to ra.

Hội chứng này được lý giải là do một sự bùng phát hoạt động điện, tạo ra một luồng máu bất thường đổ vào vùng não xử lý thị giác và phần não xử lý bố cục, kích cỡ và hình dáng.

Tuy nhiên, cũng giống như Alice trong xứ sở thần tiên, hội chứng này có xu hướng biến mất khi người mắc bệnh già đi.


2. Chứng rối loạn tâm thần Wendigo


Rối loạn tâm thần Wendigo đề cập tình trạng một người có mong muốn mãnh liệt trong việc ăn thịt người, ngay cả khi điều đó là không cần thiết (không xảy ra nạn đói).

Tên gọi này xuất phát từ quái vật Wendigo, một con quái vật chuyên ăn thịt người xuất hiện trong các thần thoại của người Mỹ bản địa.

Những người dính líu đến hành động man rợ này có xu hướng thần kinh không ổn định nhưng họ biết chính xác những gì mình đang làm.

Thậm chí, họ còn cảm thấy phởn phơ, hưng phấn tương tự như khi sử dụng ma túy vậy. Lý do là bởi họ tin rằng, việc này sẽ đem lại cho mình sức mạnh siêu nhiên.

Những Wendigo này dần dần sẽ phát triển sang trạng thái “nghiện”, không chỉ đối với việc ăn thịt đồng loại mà còn cả cách thức “săn mồi”.

3. Chứng “nhảy loạn của người Pháp xứ Maine”

Đây là căn bệnh do George Miller Beard phát hiện lần đầu tiên ở miền Bắc xứ Maine năm 1878.
 
Khi ấy, Beard chú ý đến biểu hiện khác thường của rất nhiều công nhân đốn củi ở khu vực này, họ nhảy nhót và la hét giống như những đứa trẻ bị quá khích.

Ly kỳ hơn, chỉ cần bạn đột nhiên ra những khẩu hiệu ngắn gọn cho họ như “quẳng bia đi” hoặc “hất ghế đi”, thậm chí là “đánh thằng kia đi” là hầu như họ đều ngoan ngoãn tuân theo.

Có những người bệnh còn nhại lời người khác một cách vô thức thậm chí không biết ngôn ngữ đó. Điều này khiến cho nhiều người tin rằng, họ chính là một chú vẹt khổng lồ đội lốt người.

4. Hội chứng “giọng nước ngoài”

Hội chứng “giọng nước ngoài” là một rối loạn hiếm gặp, có liên quan đến tai biến mạch máu não hay những tổn thương khác bên trong não khi những vùng nhỏ của não, nơi liên kết với ngôn ngữ, giọng và lời nói bị tổn thương.

Hậu quả là người bệnh có giọng nói giống giọng của một nước nào đó. Hay không thực sự là giọng nước ngoài nhưng họ có thể kéo dài âm tiết, thay đổi giọng hay phát âm sai, khiến cho cách đọc hay phát âm nghe giống như tiếng nước ngoài.

Những người mắc bệnh này có thể vĩnh viễn không bao giờ lấy lại được giọng nói như trước.

5. Hội chứng bàn tay “vô chính chủ”

Hội chứng “Bàn tay xa lạ” hay còn gọi là hội chứng “Bàn tay hỗn loạn” là hiện tượng rối loạn chức năng điều khiển thần kinh.
 
Những người mắc hội chứng này có cảm giác hoàn toàn bình thường về đôi tay của mình. Tuy nhiên, dường như chúng có khả năng hoạt động độc lập với ý nghĩ của “khổ chủ” dẫn đến hậu quả đầu chủ nhân suy nghĩ một đằng, cánh tay lại làm một nẻo, cứ như nó là cánh tay của một người khác.

Điều đặc biệt là ngay cả chủ nhân của nó cũng không ý thức được những gì nó đang làm cho tới khi giật mình bởi một “đánh động” nào đó. Thậm chí bàn tay của họ còn cố gắng bóp cổ, xé quần áo của họ hoặc chỉ đơn giản là đấm họ nhiều lần.

6. Hội chứng Kluver-Bucy

Hội chứng Kluver-Bucy có thể xảy ra sau khi trải qua sự tổn thương ở một phần nào đó của não bộ và nạn nhân đột nhiên thấy mình có mong muốn quan hệ tình dục bừa bãi. Trong đó có cả quan hệ đồng tính và thậm chí là quan hệ tình dục với các đồ vật vô tri vô giác.
 
Ví dụ, một người mắc hội chứng này có thể sẽ cố gắng làm tình với… vỉa hè hay giày, găng tay...

Để điều trị hội chứng này, cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tình dục học và điều quan trọng nhất là người bệnh cần ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, phải kiên trì, tự giác điều trị và yêu cầu được giúp đỡ về chuyên môn. Khi đã nhận ra vấn đề và xin hỗ trợ thì người ấy đã phục hồi thành công 50%.

Theo Kienthuc

Bình luận
vtcnews.vn