6 điều sếp không bao giờ nên nói với nhân viên

Doanh nghiệp - Doanh nhânThứ Ba, 16/04/2019 12:38:00 +07:00

Để được nhân viên “tâm phục khẩu phục”, người quản lý không chỉ cần có tài năng, óc tổ chức, tầm nhìn mà còn phải sở hữu kỹ năng giao tiếp khéo léo.

Theo Trưởng phòng Nhân sự CareerLink, những câu nói như dưới đây bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng khi làm việc với nhân viên nếu không muốn gây tổn hại đến uy tín cá nhân và đánh mất lòng tin của họ dành cho bạn. Hãy cùng tham khảo nhé!

Tham khảo các việc làm Hà Nội tại careerlink.vn

“Anh/chị phải làm theo những gì tôi muốn vì tôi là người trả lương”

Đây là điều khó chịu nhất đối với một nhân viên khi nghe từ sếp của họ. Mọi người đều biết bạn trả lương, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có quyền khiến nhân viên làm bất cứ điều gì bạn muốn. Nhân viên của bạn có quyền và tự do nhất định đối với công việc của họ. Việc đe dọa, ép buộc chỉ làm cho họ tích tụ sự bất mãn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.

Do vậy, nếu là cấp trên, bạn đừng bao giờ nói với nhân viên của mình bằng những câu nói ép buộc, ra lệnh. Một người sếp giỏi luôn biết cách khích lệ nhân viên, truyền cảm hứng để họ tạo ra kết quả tốt nhất chứ không phải làm họ cảm thấy lo lắng, bất an ngay cả khi chưa xảy ra sự cố gì nghiêm trọng.

PA-CareerLink_02

 Ảnh minh họa.

“Anh (chị) nên làm tốt công việc của mình hơn”

Chẳng có ai lúc nào cũng muốn mình làm phiền hoặc gây rắc rối cho mọi người. Một vài sự cố nhỏ xảy ra có thể chỉ vì họ thiếu cẩn thận hoặc chẳng may đó là một ngày không suôn sẻ của họ. Thay vì trách móc, một người quản lý tốt sẽ biết cách góp ý và đưa ra lời khuyên để nhân viên của mình sửa đổi. Nếu cần thiết, bạn hoàn toàn có thể xử phạt nhân viên theo quy định của công ty, nhưng đừng dùng lời lẽ khó nghe để “chì chiết” họ. Bởi trách móc nặng lời sẽ khiến họ cảm thấy mình vô dụng và càng mất lòng tin ở bản thân.

“Tôi không quan tâm anh (chị) nghĩ gì!”

Câu nói trên chắc chắn sẽ làm nhân viên của bạn nản lòng và không muốn tham gia các cuộc hội thoại với bạn bởi cảm giác không được cấp trên tôn trọng, không được lắng nghe. Sau này, họ cũng chẳng muốn đóng góp ý tưởng cho những cuộc thảo luận của nhóm bởi họ cảm thấy lời nói của mình không được xem xét. Điều này về lâu dài sẽ tạo ra một môi trường làm việc tiêu cực khi nhân viên truyền tai nhau về thái độ không mấy hay ho của sếp.

“Anh (chị) nên dành nhiều thời gian cho công việc”

Nhân viên thường “ghét” ở lại lâu trong văn phòng hay làm việc quá thời gian tăng ca cần thiết. Bạn có thể làm việc xuyên đêm để hoàn thành trách nhiệm của mình nhưng không thể yêu cầu nhân viên làm điều tương tự. Khi đó, chắc chắn họ sẽ không đạt được năng suất và họ cần sự cân bằng trong công việc và cuộc sống cá nhân. Dành nhiều thời gian ở văn phòng không có nghĩa là họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn. Hãy là một người quản lý tâm lý để có được sự tôn trọng từ nhân viên và tránh việc bị chỉ trích nhé.

“Hãy làm theo cách của tôi”

Nhiều nhà quản lý cho rằng, họ có kinh nghiệm và chuyên môn tốt hơn nhân viên, những phương án họ đưa ra cũng sẽ xuất sắc hơn. Vậy là họ có thói quen sắp đặt mọi việc theo ý mình và yêu cầu cấp dưới làm theo.

Tuy nhiên, sếp giỏi là người biết khai thác tối đa năng lực của nhân viên chứ không phải là người ôm đồm mọi chuyện. Thay vì ép buộc cấp dưới phải làm theo ý mình, bạn nên tạo cơ hội để họ suy nghĩ độc lập, đề xuất những phương án giải quyết theo quan điểm cá nhân. Thay vì nói “Hãy làm theo cách của tôi”, bạn nên nói “Hãy thử làm theo cách của bạn”. Điều này sẽ khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên và khiến họ cố gắng hết sức mình để đạt thành quả tốt nhất.

“Đó là vấn đề của anh (chị)”

Nếu muốn nhân viên của mình đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, bạn cần duy trì thái độ chia sẻ trách nhiệm với họ. Hãy coi vấn đề của họ là vấn đề của bạn và cùng nhau đóng góp để tìm ra giải pháp. Họ không nên cảm thấy bị cô lập trong những tình huống khó khăn. Vì vậy, hãy tham gia vào tất cả các vấn đề của họ để họ thấy công việc của họ được coi trọng và họ là một phần quan trọng của tập thể.

Huyền Nguyễn
Bình luận
vtcnews.vn