Những hình ảnh quá đẹp của vũ trụ

Phóng sự - Khám pháChủ Nhật, 04/04/2010 09:46:00 +07:00

(VTC News) – Những hình ảnh rực rỡ từ vũ trụ khiến bạn choáng ngợp với cảnh hoàng hôn buông xuống, triệu triệu ngôi sao sáng lấp lánh.

(VTC News) – Những hình ảnh rực rỡ từ vũ trụ khiến bạn bị choáng ngợp với cảnh hoàng hôn buông xuống, triệu triệu ngôi sao sáng lấp lánh.

Kính thiên văn vũ trụ Hubble sẽ kỷ niệm sinh nhật tròn 20 tuổi vào ngày 24/4 tới đây. Trong 2 thập kỷ hoạt động, cỗ máy quang học khổng lồ đã ghi lại những hình ảnh rực rỡ từ vũ trụ.

 

Dưới đây là những bức ảnh nổi tiếng do Hubble Space Telescope thực hiện và gửi về trái đất trong những năm cỗ máy này hoạt động. Và đây là lần đầu tiên, những bức ảnh kinh ngạc này được công bố.

 

Tinh vân

 

 
Hình ảnh ấn tượng của sao Thổ với quầng sáng phát ra từ trong những tinh vân tạo thành hình chim đại bàng, cua và cánh bướm.

 

Khí gas trung tâm thiên hà

 

 
Những luồng gió trong vũ trụ do từ trường của những ngôi sao tạo ra đủ mạnh làm cho đám bụi và gas trong tinh vân trôi dài, ngắt quãng. Large Magellanic Cloud là thiên hà nằm gần nhất với dải ngân hà có Hệ mặt trời của chúng ta.

 

2 triệu vì sao lấp lánh
 

 
Ánh sáng của 2 triệu vì sao tạo thành hình ảnh hạt nhân của Omega Centauri. Tuy nhiên, mới chỉ có 1/5 số ngôi sao tạo thành hình cầu phát sáng này.

 

Thiên hà dẹt

 

 
Hình ảnh của thiên hà Spindle có dạng mỏng dẹt, nằm cách xa trái đất 44 triệu năm ánh sáng. Đây là thiên hà hình hạt đậu với đặc điểm phình ra ở giữa và xung quanh mỏng như chiếc đĩa, giống với dải ngân hà của chúng ta. Tất cả vật chất nằm trong nhân các ngôi sao đã sử dụng hết vì vậy không còn những ngôi sao mới được hình thành.

 

Vành đai chòm sao

 

 
Có thể bạn không quan sát thấy ngay trong lần nhìn đầu tiên nhưng hãy chú ý đến đường vành đai màu sẫm ở giữa hình ảnh này. Đó chính là bản đồ mô tả về vật chất đen bao quanh chòm sao tạo thành vành đai hình tròn do những dải thiên hà lao vào nhau.

 

Thông qua những hình ảnh như thế này, những nhà nghiên cứu tìm ra vật chất đen nhờ quan sát những hiệu ứng. Trong trường hợp này, Hubble đã quan sát thấy những tia sáng phát ra từ những thiên hà ở xa hơn bị biến dạng do từ trường của chòm sao này gây ra. Đồng thời, nó xác định được vật chất thông thường của những chòm sao không thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng biến dạng ánh sáng.

 

Thanh kiếm Orion

 

 
Chòm sao Orion nằm ở trung tâm của tinh vân Orion Nebula. Bằng mắt thường không thể quan sát thấy 4 ngôi sao tạo thành tứ giác ở giữa tinh vân, mà chỉ có thể thấy đó là vì sao sáng nhất trong tinh vân hình kiếm Orion. Nhưng hệ thống cảm ứng hồng ngoại, cực tím của Hubble đã tìm ra hình ảnh ấn tượng này.

 

Hải vương tinh

 

 
Hành tinh khổng lồ màu xanh này chỉ đến gần trái đất 42 năm một lần, bằng một nửa quỹ đạo của nó. Đây cũng là hành tinh có quỹ đạo xa nhất trong hệ mặt trời. Con người đã biết đến hành tinh này từ năm 1700 do nhà thiên văn William Herschel quan sát thấy, nhưng đến năm 1977 quỹ đạo của nó mới được tìm ra. Vào tháng 8/2007, Hubble đã chụp được hình ảnh gần nhất của Hải Vương khi hành tinh này tiếp cận quỹ đạo trái đất.

 

Vụ va chạm trong vũ trụ

 

 
Vào năm 2006, Hubble chụp được hình ảnh thiên hà Antennae hợp lại với nhau, và hàng tỷ ngôi sao bắt đầu được sinh ra trong lòng vụ va chạm này. Hai điểm màu cam là nhân của những thiên hà nguyên gốc. Màu hồng là những đám mây hydrogen. Màu xanh là vùng những ngôi sao mới hình thành.

 

Thợ sửa chữa kính thiên văn vũ trụ

 

 
Trong hai mươi năm qua, kính thiên văn vũ trụ đã được bảo dưỡng nâng cấp nhiều lần. Đây là nhà du hành Steven L. Smith do tàu con thoi Discovery của NASA đưa lên hồi tháng 12/1999 để hàn lắp đặt camera cho kính viễn vọng. Tổng số đã có 5 chương trình sửa chữa được thực hiện, lần bảo dưỡng gần đây nhất được hoàn thành vào tháng 5/2009 vào với sự tham gia của 7 phi hành gia trên tàu con thoi Atlantis.

 

Ngắm hoàng hôn từ quỹ đạo

 

 
Mặt trời khuất sau trái đất qua góc nhìn từ tàu con thoi Discovery. Lần bảo trì nâng cấp tháng 5/2009 giúp cho Hubble duy trì hoạt động đến năm 2014, sau đó một kính thiên văn vũ trụ mới mang tên James Webb sẽ được đưa lên quỹ đạo tiếp tục hành trình chinh phục vũ trụ.

 


Nguyễn Tâm
(Theo discovermagazine)

Bình luận
vtcnews.vn