43% người được hỏi ủng hộ kiện Trung Quốc

Thế giớiThứ Ba, 24/06/2014 09:14:00 +07:00

(VTC News) - Kết quả khảo sát trên VTC News cho thấy 43% người được hỏi, chiếm gần 200.000 lượt tham gia cuộc thăm dò ủng hộ kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế.

(VTC News) - Kết quả khảo sát trên VTC News cho thấy 43% người được hỏi, chiếm gần 200.000 lượt tham gia cuộc thăm dò ủng hộ kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế.

Cuộc khảo sát ý kiến bạn đọc được thực hiện trên VTC News cho thấy 193.087 độc giả đồng ý việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì hành động đặt giàn khoan phi pháp ở Hoàng Sa của Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Biển Đông 

Cuộc khảo sát được thực hiện trên tổng số 442.879 bạn đọc với bốn khả năng được nêu ra: Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc Trung Quốc rút giàn khoan; Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao; Kiện ra tòa án quốc tế; Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề; Ý kiến khác (comment ở cuối bài).
43% độc giả được khảo sát ủng hộ phương án kiện Trung Quốc, trong khi ở phần comment (ý kiến) cuối bài, đa phần độc giả bày tỏ sự phẫn nộ trước việc Bắc Kinh ngang nhiên bất chấp luật pháp quốc tế và những điều khoản ký kết với Việt Nam, ASEAN về ứng xử trên Biển Đông.
Video: Tình hình thực địa ở khu vực Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép Hải Dương 981
Chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Đông Nam Á, Giáo sư Carl Thayer trả lời phỏng vấn VTC News về hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam hồi cuối tháng 5 của tàu Trung Quốc:

"Đó là hành động bạo lực, cướp có vũ trang trên biển, tôi gọi đó là "cướp biển nhà nước" vì đó là tàu của chính quyền Trung Quốc. Điều đó cũng đi ngược lại cách hành xử thông thương của hải quan quốc tế, nghĩa là không phá hủy khả năng đi lại an toàn của các ngư dân".

 Kết quả thăm dò ý kiến tính đến sáng 24/6

Giáo sư Carl Thayer nói ông và các nhà nghiên cứu cảm thấy 'vô cùng ngạc nhiên, phẫn nộ' khi tận mắt chứng kiến những gì Trung Quốc gây ra với ngư dân Việt Nam.
Ông Carl Thayer lập luận: "Khi có một số vụ quá khích xảy ra ở Bình Dương, Hà Tĩnh thì Trung Quốc đòi bồi thường. Nhưng bao nhiêu năm qua, Trung Quốc có bồi thường cho ngư dân Việt Nam bởi hành động bạo lực, ăn cướp trên biển hay không?".
Về phương án kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, ông Carl Thayer kiến nghị Chính phủ Việt Nam nên đứng đơn thay mặt ngư dân kiện ra tòa án quốc tế.
Video: Tướng Vịnh trả lời phỏng vấn về giàn khoan trái phép Hải Dương 981
Việc chủ tàu cá Việt Nam chỉ muốn kiện dân sự chủ tàu cá Trung Quốc được ông Carl Thayer và một số đồng nghiệp Pháp cho là một khả năng có thể xảy ra. 
Nhưng giáo sư Carl Thayer nêu ra vấn đề khá mới: "Nếu muốn phía Trung Quốc bồi thường thì phải là phán quyết của một tòa án Trung Quốc. Nếu là phán quyết của Tòa án Việt Nam, nó sẽ không có hiệu lực gì với chủ tàu Trung Quốc, phía Trung Quốc sẽ không bao giờ thúc đẩy thực thi phán quyết đó. Vì vậy, việc nên làm là đưa vụ kiện lên một tòa án Trung Quốc và thuê luật sư Trung Quốc bào chữa".
Giáo sư Carl Thayer còn cho rằng, ASEAN hoàn toàn có thể phối hợp thành lập tòa án khu vực xét xử những hành động dùng vũ lực tấn công ngư dân trên Biển Đông. 
Tiến sỹ Patrick Cronin, chuyên gia cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình an ninh Châu Á, Thái Bình Dương quan ngại: “Hành vi đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của Trung Quốc là hành động gây ra thảm kịch đối với con người. Hành vi này không chỉ làm ảnh hưởng đến chủ tàu cá này và ngư dân đánh bắt cá trên biển, mà còn gây lo ngại cho toàn bộ cộng đồng các quốc gia trên vùng biển Đông”.
Theo Tiến sĩ Renato Cruz De Castro, Trường đại học De La Salle (Philippines), Trung Quốc ngày càng ngang ngược và vô đạo đức  

Liên quan đến vụ kiện của Philipines đối với Trung Quốc trong tuyên bố đường 9 đoạn, Tiến sĩ Renato DeCastro, Đại học De La Salle, Philippines nhấn mạnh: "Vụ kiện của Philipines chỉ yêu cầu Trung Quốc làm rõ đường 9 đoạn ấy là gì. Họ luôn đòi hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn nhưng họ chưa bao giờ định nghĩa đường 9 đoạn là thế nào. Và cũng chưa ai biết về khái niệm ấy là cái gì. Vụ kiện của Phillipines không yêu cầu Trung Quốc tham gia, nhưng Trung Quốc cần có biện pháp giải thích về quan điểm của mình. 
Tướng Daniel Schaeffer (bìa trái), chuyên gia của Bộ Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu về tranh chấp biển Đông trả lời phỏng vấn báo chí  

Tướng Daniel Schaeffer (chuyên gia của Bộ Quốc phòng Pháp, chuyên nghiên cứu về tranh chấp biển Đông) chia sẻ, theo Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc, đường 9 đoạn của Trung Quốc là phi lý. Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động gây áp lực ở biển Đông, nhằm tìm kiếm đường 9 đoạn như một ranh giới hợp pháp về quyền của Trung Quốc ở khu vực này. 

Tuy nhiên, chưa một nước nào chấp nhận việc làm của Trung Quốc. Các nước cần báo động cho công luận thế giới biết về đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra và tiếp tục bày tỏ quan điểm rõ ràng về đường 9 đoạn này. Các quốc gia cũng cần tiếp tục hành động, lên tiếng về hành vi của Trung Quốc.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Văn Việt
Bình luận
vtcnews.vn