2016 khép lại năm thất bát của smartphone: Galaxy Note 7 dẫn đầu thiệt hại

Kinh tếThứ Hai, 02/01/2017 11:35:00 +07:00

2016 là năm thất bát của smartphone, trong đó Samsung Galaxy Note 7 dẫn đầu về mức thiệt hại.

Samsung Galaxy Note 7 bị thu hồi, Sony Xperia XZ, LG G5, HTC 10 mất hút tại thị trường, thậm chí bộ đội iphone 7, 7 Plus có đạt doanh số không được kỳ vọng, tất cả các yếu tố này tạo nên một năm thất bại của các nhà sản xuất smartphone.

“Quả bom phát nổ” Note 7

Samsung, nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới chiếm 1/4 số lượng smartphone toàn cầu vẫn đang phải khắc phục hậu quả do dòng Galaxy Note 7 mang lại.

Galaxy Note của Samsung được coi như dòng máy chủ lực được hãng sản xuất Hàn Quốc tung ra dịp cuối năm để cạnh tranh trực tiếp với iPhone của Apple. Với sứ mệnh tiên phong cho các mẫu smartphone có màn hình lớn (phablet) cùng với việc áp dụng hàng loạt công nghệ hàng đầu thế giới, Galaxy Note luôn có chỗ đứng trên thị trường di động thế giới.

Galaxy-note-7

Galaxy Note 7  

Dẫn chứng cụ thể, từ thời điểm Samsung tung ra mẫu Note thế hệ đầu tiên có kích cỡ màn hình lên tới 5,3 inches (2009) cho tới trước thời điểm dòng Note 7 đầy tai tiếng của hãng ra mắt (2016), dòng Galaxy Note đã bán được hàng trăm triệu chiếc trên quy mô toàn cầu. Báo cáo tài chính cho thấy, dòng Note cùng dòng S của Samsung luôn có doanh số bán ra rất ấn tượng.

Cho đến khi Galaxy Note 7 ra mắt, sự chào sân của dòng máy này tuy ngắn ngủi nhưng trải qua chuỗi ngày đầy kịch tính. Trong tháng đầu tiên tính từ ngày 2/8, dòng Note 7 như một “cỗ máy” hút tiền khổng lồ của hãng sản xuất điện thoại Hàn Quốc.

Hàng loạt các kỷ lục bị xô đẩy cùng với những tính năng hấp dẫn như thiết kế quyến rũ, màn hình cong, cảm biến nhận diện mống mắt, camera ấn tượng... Nó được coi như một giấc mộng đẹp của Samsung trên con đường bá chủ thế giới smartphone.

Tuy nhiên, sau hàng loạt phản ánh của người tiêu dùng về sự cố nổ pin, Samsung quyết định thu hồi dòng máy này để rồi chỉ sau 1 tháng không thể khắc phục nổi. Samsung quyết định khai tử dòng máy này với gần 3 triệu chiếc được bán ra thị trường toàn cầu.

Ngay lập tức giá cổ phiếu của Samsung sụt giảm nghiêm trọng. Ngày 11/10, Samsung công bố doanh thu quý III/2016 là 49 nghìn tỷ won, tương đương 44 tỷ USD còn lợi nhuận là 7,8 nghìn tỷ won, tức khoảng 7 tỷ USD. Cổ phiếu Samsung cũng giảm 8% - mạnh nhất từ năm 2008, khiến vốn hóa của hãng giảm 17 tỷ USD xuống còn 220 tỷ USD.

Người tiêu dùng cho rằng, việc Samsung quyết định khai tử dòng máy mà hãng kỳ vọng vừa “may” vừa “rủi”. May là hãng kịp ghi điểm trong mắt khách hàng khi biết sửa sai, biết đặt sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu và chấp nhận thua lỗ.

Còn rủi, là hãng sẽ phải mất rất lâu mới có thể xóa được “vết nhơ” “BomPhone” do những tai tiếng của dòng máy này mang lại.

HTC, LG, Sony chìm nghỉm

Sự nổi dậy mạnh mẽ của các hãng công nghệ đến từ Trung Quốc đang ngày càng đe dọa đến thị phần smartphone của các “đại gia” công nghệ trong quá khứ như LG, HTC hay Sony. Thậm chí, năm 2016, các hãng công nghệ Trung Quốc như Xiaomi, Meizu, Huawei, Oppo, Vivo,… đã đánh bật Sony, HTC, LG ra khỏi top 5 hãng điện thoại lớn nhất thế giới.

Doanh số bán ra của các hãng di động này đang tụt dốc không phanh. Thậm chí, nhiều lời đồn đoán về sự bán mình của HTC, Sony được lan truyền trên mạng hay sự hạn chế thị trường của LG đã không còn là lời là dự đoán.

Báo cáo tài chính của Sony trong năm 2016 cho thấy, doanh số bán lẻ của hãng điện tử Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi sau một thời gian dài chìm trong thua lỗ. Tuy nhiên, lợi nhuận đến từ mảng điện thoại di động của Sony chỉ dừng lại ở mức “không bị lỗ vốn”.

LG-G5

LG G5

Không ai có thể chê được chất lượng của hãng sản xuất này, ngay cả cấu hình hay thiết kế đều tuyệt vời. Tuy nhiên, vì quá trung thành với 1 kiểu thiết kế, 1 năm 2 hai mẫu điện thoại chủ lực “na ná” nhau hay sự ảo tưởng về giá bán đã khiến thị phần của hãng rơi vào các hãng điện thoại khác.

Một hãng điện thoại khác còn thê thảm hơn Sony đó chính là LG, dường như các smartphone đến từ Hàn Quốc này đang mất hút trên thị trường. LG G5 - mẫu flagship khủng nhất của LG hiện tại. Mặc dù chỉ vừa ra mắt cách đây chưa đầy một năm những chúng lại được coi như một sản phẩm đáng xấu hổ của LG với hàng loạt sai lầm như chiến lược bán hàng, thiết kế,... thậm chí lỗi “đột tử” được di truyền từ đời LG G4 vẫn còn tồn tại trên dòng máy này.

LG G5 nổi bật về cấu hình cũng như các mô-đun lắp ghép, tuy nhiên nếu không tính về mô-đun, xét tổng thể thìngoại hình LG G5 không có gì nổi trội, dù chất liệu vỏ ngoài được LG công bố là một loại nhôm mới phát minh. Ngoài ra, các mô-đun của LG quá đắt, khó tiếp cận với người tiêu dùng đã góp phần làm dìm chết G5.

Lấy thử ví dụ như mô-đun camera, liệu bao nhiêu người chấp nhận bỏ thêm 4 triệu chỉ để thêm chức năng xoay - zoom và nút cứng để chụp ảnh? Chưa kể chúng còn làm G5 xấu đi và khó cầm nắm cũng như bỏ túi.

Thời điểm ra mắt LG G5 là sau khi bộ đôi S7 và S7 edge của Samsung ra mắt. Do sức hút quá mạnh của bộ đôi Samsung này khiến người dùng thờ ơ với G5.

Tưởng như sự xuất hiện của HTC 10 sẽ giúp hãng điện thoại Đài Loan khởi sắc sau quãng thời gian đen tối. Thế nhưng, những số liệu thống kê từ TrendForce, lượng HTC 10 tiêu thụ thấp thảm hại. Chỉ sau vài tháng chính thức lên kệ, HTC đã buộc phải hạ dự báo doanh số dự báo của HTC 10 xuống còn 1 triệu máy trong năm 2016.

Nguyên nhân cho thất bại thảm hại này của HTC một phần do thị trường smartphone đang chững lại. Người dùng không còn thường xuyên nâng cấp smartphone như trước. Xu hướng tiêu dùng đang tập trung vào các thiết bị có giá bán phải chăng hơn. Tuy nhiên, ở phân khúc tầm trung và giá rẻ, các sản phẩm của HTC cũng không thu được những kết quả khả quan.

Ngoài ra, vấn đề maketing của hãng điển tử Đài Loan này luôn có vấn đề cố hữu là không chịu tự quáng bá mình. Ngay cả ở Việt Nam, dòng máy HTC10 rất ít người biết đến.

Samsung Galaxy Note 7 bản mới vẫn phát nổ khi đang chạy

Tiểu Lâm
Bình luận
vtcnews.vn