1.353 người mắc, 481 người chết vì MERS

Sức khỏeThứ Sáu, 26/06/2015 06:55:00 +07:00

(VTC News0 - Tính đến 25/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận 1.353 trường hợp mắc Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS –CoV),

(VTC News)  - Tính đến 25/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận 1.353 trường hợp mắc Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus corona (MERS –CoV), 481 trường hợp tử vong, tại 27 quốc gia.

Chiều 25/6, Bộ Y tế đã có cuộc họp trực tuyến 2 đầu cầu Hà Nội- TP.HCM nhằm đối phó với Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus corona (MERS –CoV).

Diễn tập phòng chống MERS tại BV Bắc Thăng Long. Ảnh: SKĐS 
Trước số ca mắc và tử vong do MERS-CoV, Bộ Y tế đã chính thức áp dụng tờ khai y tế đối với du khách đến từ Hàn Quốc. Dịch MERS-CoV có thể xâm nhập và lây lan vào nước ta bất cứ lúc nào.

Virus MERS-CoV có thể thông qua công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học tập trở về từ vùng có dịch. Nên từ 3/6, Bộ Y tế chính thức áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đến từ Hàn Quốc tại cửa khẩu quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP.HCM).

Trước đó, Bộ Y tế đã áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đến từ chín nước khu vực Trung Đông. Tại sân bay, Trung tâm Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế sẽ kiểm tra thân nhiệt của các hành khách. Nếu phát hiện hành khách có thân nhiệt cao, Trung tâm cách ly, theo dõi, sau đó tiếp tục kiểm tra thân nhiệt.

Nếu hành khách vẫn sốt cao và có nghi ngờ sẽ báo cho các bộ phận liên quan cùng phối hợp để xử lý theo đúng quy trình. Trung tâm có thể chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bắc Thăng Long, ca nặng có thể đưa vào Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.


Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến băn khoăn: Một ngày có 2 nghìn tờ khai lưu lại, TP.HCM tăng cường tối đa nhân sự hậu cần, làm từ sáng tới tối mới hoàn thành.

Tuy chưa có ca bệnh MERS nhưng tình huống có thể xảy ra.
Chúng ta cần tiếp tục làm khai tờ khai hải quan, hướng dẫn, truyền thông tại sân bay cũng như truyền thông đại chúng.

Khoa điều trị cách ly, có phòng điều trị riêng, cần nhất chẩn đoán hiện nay là tập huấn bốn miền, bệnh này chỉ cách ly, chống nhiễm khuẩn triệt để từ người bệnh sang cán bộ y tế, từ người bệnh sang người nhà và từ người bệnh sang người bệnh khác.

Cái quan trọng là phát hiện sớm, cách ly, chống nhiễm khuẩn lây chéo. Phải lấy ba lần âm tính mới khẳng định là âm tính. Ngoài ra, việc cần làm gấp là khử khuẩn trong bệnh viện từ chiếu, ga, máy khí dung, ..

Về công tác đối phó với MERS, ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Hà Nội đã in 16.000  tờ rơi và 1.600 poster, bố trí bộ phận đường dây nóng tư vấn kể cả tiếng Hàn Quốc.

Tập huấn cho hệ dự phòng, giám sát xử lý dịch và hệ điều trị về phác đồ cấp cứu, điều trị, t
ập huấn 50 lớp với gần 2 nghìn nhân viên y tế tham gia. Chúng tôi đã thành lập 65 đội phản ứng nhanh, thậm chí cả lái xe cũng được tập huấn.
Sở Y tế thành lập 5 đoàn kiểm tra ở các bệnh viện, báo động đối với các đội cơ động xem cách xử trí của các đội cơ động thế nào?

Tính đến ngày 25/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận 1.353 trường hợp mắc Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS –CoV), 481 trường hợp tử vong, tại 27 quốc gia.

Trong đó, châu Á có: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Các nước khu vực Trung Đông như Ả Rập Xê Út và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất vẫn ghi nhận các trường hợp mắc mới.

Tại Hàn Quốc, kể từ khi ghi nhận trường hợp nhiễm đầu tiên ngày 20/5/2015 đến ngày 25/6/2015 đã ghi nhận 180 trường hợp mắc (bao gồm cả một trường hợp mắc ghi nhận tại Trung Quốc), trong đó 29 trường hợp tử vong. Hàn Quốc là quốc gia ghi nhận số trường hợp mắc lớn thứ nhất năm 2015.

Trước tình hình này, Bộ Y tế nhận định tình hình dịch MERS-CoV và khả năng lây lan vào Việt Nam.

Cục Y tế dự phòng khẳng định, đây là  dịch bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại quốc gia khác.

Tuy nhiên, các chùm ca bệnh chủ yếu tập trung trong cơ sở y tế. Dịch có khả năng lan truyền quốc tế nếu không nỗ lực kiểm soát, phòng chống thì tình hình sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn dẫn đến nhiều sinh mạng sẽ bị cướp đi, kinh tế xã hội ảnh hưởng trầm trọng và nguy cơ dịch sẽ lan truyền sang các nước khác là rất lớn

Cho đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh MERS-CoV, tuy nhiên nguy cơ lây lan dịch bệnh vào Việt Nam là hoàn toàn có thể do nước ta có giao lưu thương mại, du lịch rất lớn với Hàn Quốc và các quốc gia Trung Đông.

Tại các cửa khẩu quốc tế, Bộ Y tế tăng cường và duy trì giám sát thường xuyên các đối tượng kiểm dịch y tế nhập cảnh Việt Nam từ các vùng có dịch. Có phương án cách ly, vận chuyển tới các cở sở y tế chỉ định.

Hiện các đơn vị đang sử dụng khoảng 45 máy đo thân nhiệt từ xa để giám sát hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch.

Tất cả các viện, bệnh viện, các đơn vị y tế dự phòng, đơn vị kiểm dịch y tế đều duy trì chế độ thường trực phòng chống dịch bệnh 24h/24h và sẵn sàng đi làm nhiệm vụ, điều tra xử lý ổ dịch khi nhận lệnh yêu cầu.

Hiện Việt Nam đã có đủ khả năng xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút gây bệnh MERS-CoV. Đến nay, Việt Nam đã có 8 viên, bệnh viện có khả năng xét nghiệm sàng lọc xác định MERS-CoV: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Cần Thơ.

» Những điều cần biết về đại dịch đang càn quét Hàn Quốc
» Bộ trưởng Y tế: Lơ là với dịch Mers, chúng ta sẽ phải trả giá đắt
» Ba trường hợp về từ vùng dịch Mers có biểu hiện sốt
» Bệnh nhân MERS-CoV được điều trị thế nào?
» Biện pháp đơn giản tự bảo vệ mình trước virus 'tử thần'

Nam Anh

 



Bình luận
vtcnews.vn