10 người trưởng thành có 3 người thừa Cholesterol trong cơ thể

Bệnh và thuốcChủ Nhật, 18/10/2020 06:33:00 +07:00
(VTC News) -

Ngoài ra có hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50-65 tuổi đang trong tình trạng thừa Cholesterol.

Theo kết quả điều tra Quốc gia, yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, tỷ lệ người Việt Nam rơi vào tình trạng thừa cholesterol ở mức đáng báo động và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Cụ thể: Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người thừa cholesterol trong cơ thể. Hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50 - 65 tuổi đang trong tình trạng thừa cholesterol.

Đây là thực trạng đáng báo động vì thừa cholesterol trong cơ thể chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp… trong thời gian gần đây.

Cholesterol là một chất béo quan trọng, cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng cholesterol trong máu vượt quá ngưỡng cần thiết sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở thành mạch máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong như các bệnh nói trên. Đáng nói, trong hai nguồn sản sinh cholesterol cho cơ thể là nội sinh (do gan tự tổng hợp) và ngoại sinh (đến từ các thực phẩm), thì nguồn ngoại sinh hầu như là nơi khởi phát chính của tình trạng thừa cholesterol.

Thừa Choleterol gây ra các bệnh lý về tim mạch, là 1 trong các nhóm bệnh không lây nhiễm.

10 người trưởng thành có 3 người thừa Cholesterol trong cơ thể - 1

Tình trạng thừa Cholesterol gây nhiều nguy hại cho sức khỏe cơ thể.

Tại Việt Nam, bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Trong năm 2016, có 548.800 ca tử vong, trong đó tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%.

Cứ 10 người chết có 7 người chết do bệnh không lây nhiễm tập trung ở các bệnh như: tim mạch đa phần do lượng người mắc Cholesterol cao, 10 người có 3 người chỉ số Cholesterol cao vượt ngưỡng, hơn ½ phụ nữ trong độ tuổi 50-69 có Cholesterol cao, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính.

Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tỷ lệ thừa Cholesterol ở Việt Nam cao, chủ yếu xuất phát từ lối sống ít vận động, đặc biệt là thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và việc nhìn nhận tầm quan trọng của vấn đề này còn chưa đúng cách.

Xuất phát từ thực trạng này, Bộ Y tế triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Tháng hành động tập trung vào tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng và quản lý các bệnh không lây nhiễm ngay từ y tế cơ sở. Các buổi truyền thông, tư vấn và xét nghiệm miễn phí cho người dân sẽ được tổ chức tại 5 tỉnh/thành phố, 15 bệnh viện trên cả nước.

Trong khuôn khổ của “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể”, Bộ Y tế sẽ triển khai các chương trình hành động với quyết tâm khống chế tốc độ gia tăng và tiến tới làm giảm tỷ lệ người thừa cholesterol ở Việt Nam.

Bộ Y tế ưu tiên việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự nhận thức và điều chỉnh thói quen ăn uống, lối sống để kiểm soát tình trạng thừa cholesterol.

Các biện pháp khuyến nghị để hạn chế tình trạng thừa Cholesterol được khuyến cáo gồm:

Hạn chế ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều Cholesterol

Bổ sung chất béo có lợi (nhóm chất béo không bão hòa) vào chế độ ăn uống: Nhóm chất béo không bão hòa như omega 3-6-9 được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích và các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương...

Đặc biệt, dưỡng chất Gamma-Oryzanol & Phytosterol có trong một số loại dầu ăn và gạo lứt đã được khoa học chứng minh có tác dụng trong việc giảm hấp thụ Cholesterol xấu từ thực phẩm.

Thực hiện lối sống khoa học: Khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất: hạn chế ăn, uống các thực phẩm chưa nhiều cholesterol, cần tăng cường các hoạt động thể chất như tập thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe, bơi lội…).

Không hút thuốc, hạn chế rượu bia...

Minh Anh
Bình luận
vtcnews.vn