10 năm học viện HAGL-Arsenal JMG ngốn của bầu Đức cả ngàn tỷ đồng

Thể thaoThứ Ba, 07/03/2017 13:42:00 +07:00

Ngày 5/3 vừa qua là tròn 10 năm bầu Đức mở học viện HAGL-Arsenal JMG và trong 1 thập kỷ ấy, học viện này ngốn của bầu Đức cả ngàn tỷ.

Bầu Đức chi bao nhiêu?

Ngày 5/3/2007, bầu Đức động thổ xây dựng Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG trên khu đất là 5 hecta cao su. Một quyết định gây sốc bởi lúc đó, những cây cao su được chặt bỏ đang ở tuổi thu hoạch (bình quân 300 triệu/hecta/năm-thời điểm năm 2007).

92787

 Tròn 10 năm xây dựng học viện HAGL-Arsenal JMG

Nhưng việc đó cũng chẳng thấm vào đâu so với núi tiền bầu Đức đã bỏ ra để xây dựng và duy trì học viện HAGL-Arsenal JMG suốt 10 năm qua.

Bầu Đức phải chi ít nhất từ 4 đến 5 triệu USD/năm để thương hiệu Arsenal được song hành cùng Học viện Arsenal HAGL JMG. Và 10 năm qua, tổng số tiền ấy đã là 50 triệu USD, tương đương 1 ngàn 122 tỷ 500 triệu đồng.

Chưa hết, để chăm sóc cho những đứa con cưng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... và bây giờ là các học viên khóa III, mỗi năm bầu Đức phải tốn hàng tỷ đồng cho việc đi lại, tập huấn nước ngoài. Hiện tại, khóa III đang tập huấn tại Hàn Quốc. Và tiếp tục nhân với 10 năm, con số này không dưới 100 tỷ.

Đem cộng số tiền trên lại thì đúng là 10 năm qua, Học viện phố Núi đã ngốn của bầu Đức cả ngàn tỷ đồng.

Quyết không chuyển nhượng

Năm 2016, Tập đoàn HAGL rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất lịch sử 30 năm thành lập. Bầu Đức đã đứng trước những thử thách một mất một còn khi phải sử dụng nhiều tài sản cố định và giấy tờ có giá để làm tài sản thế chấp vay ngân hàng.

nhung-tuyet-pham-ve-cong-phuong-va-u19-viet-nam-nam-2014-0-1508

 Mọi thứ có thể mất nhưng Học viện HAGL-Arsenal JMG và đám trẻ, ông Đức sẽ không để mất

Đáng chú ý trong số đó có công trình khu liên hợp Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG được mang ra thế chấp cho món vay trị giá hơn 603 tỷ đồng của công ty với hợp đồng có lãi suất 5,05-10,5% và có thời hạn thanh toán từ ngày 25/1 đến 11/9/2016.

Bởi vậy, rất nhiều người đã cảm thấy lo lắng cho sự an nguy của Học viện bóng đá trên đỉnh Hàm Rồng và đội bóng phố Núi ở V-League.

truong-doan-hagl-cau-thu-

truong-doan-hagl-cau-thu-

Dù có khó khăn cỡ nào thì có 2 thứ bầu Đức sẽ luôn giữ lại là Học viện HAGL Arsenal JMG và bệnh viện HAGL.

Trưởng đoàn HAGL, Nguyễn Tấn Anh

"Thời điểm đó, đánh giá chung khả năng tồn tại của HAGL là khó, có người muốn chia sẻ đã nói với anh Đức là giao lại Học viện để họ làm. Nhưng anh Đức kiên quyết từ chối. Anh khẳng định, dù có khó khăn cỡ nào thì có 2 thứ anh sẽ luôn giữ lại là Học viện HAGL Arsenal JMG và bệnh viện HAGL. Dĩ nhiên, giữ lại với hình thức nào thì chưa biết nhưng anh sẽ cố gắng giữ lại vì đó là ước nguyện của anh.

Nói thế để thấy, ngay trong khó khăn, đội bóng HAGL và học viện HAGL-Arsenal vẫn rất rất có giá. Giá trị của nó vô hình không đo đếm được" – ông Tấn Anh kể lại.

Thu về được gì?

Sau 10 năm bầu Đức thu về được gì từ Học viện HAGL-Arsenal JMG? Đó chắc chắn không phải là những khoảng lợi nhuận có thể bù đắp số tiền ông Đức đá chi ra.

Mục tiêu đầu tiên đặt ra khi xây dựng Học viện HAGL-Arsenal JMG chính là câu slogan “Vì tương lai bóng đá Việt Nam”. Nó được hình thành khi ông Đoàn Nguyên Đức đề nghị hợp tác với Arsenal và được HLV Arsene Wenger khuyên đi theo con đường đào tạo trẻ.

Mục tiêu thứ 2 được ghi trong hợp đồng là sau quá trình đào tạo 7 năm, có ít nhất 2 cầu thủ của Học viện thi đấu tại Arsenal. Đó cũng chính là khao khát lớn nhất của bầu Đức.

cong_phuong-02_1jpg

 Lứa 1 Học viện HAGL Arsenal JMG với những Công Phượng, Tuấn Anh 10 năm về trước (Ảnh: Quang Minh)

Đến bây giờ, sau 7 năm ra trường, dù có giai đoạn Arsenal dìu dắt, kiểm tra, trong đó có lần gọi 4 cầu thủ là Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Đông Triều sang London tập luyện song chưa có ai nằm trong tầm ngắm của ông Arsene Wenger và các nhà tuyển trạch Arsenal.

Rõ ràng, về mục tiêu lớn, Học viện HAGL-Arsenal JMG chưa đạt được.

Tuy nhiên, theo khẳng định của ông Nguyễn Tấn Anh – Trưởng đoàn bóng đá HAGL, Học viện đã tạo được cú hích nho nhỏ cho sự phát triển của bóng đá nước nhà và cả một niềm tin vào tương lai gần. Đó là khi các em khoác áo U19 Việt Nam thi đấu ở các giải khu vực và châu lục.

“Mục tiêu đi về phía Tây có thể chưa đạt song lại có bước chuyển hướng về phía Đông. 3 cầu thủ HAGL sang Nhật Bản, Hàn Quốc thi đấu ít nhiều chứng tỏ rằng, các em có khả năng và được chú ý.

Sau một mùa, dù chưa đóng góp nhiều cho CLB nhưng các CLB vẫn muốn gia hạn hợp đồng, điều đó càng khẳng định họ có tiềm năng và có thể đóng góp được chứ không phải không.

Hiện nay có một làn sóng trong đội bóng HAGL sau khi có 3 cầu thủ ra ngoài thi đấu, đó là khao khát được cống hiên và được bay xa” – ông Tấn Anh nói.

hagl-vpmilk1

VP Milk vừa ký hợp đồng tài trợ cho HAGL 50 tỷ. (Ảnh: Hoàng Tùng)

Đánh giá về tương quan giữa khóa I và khóa II với khóa III hiện nay, ông Tấn Anh cho biết: “Các lứa sau có một điểm là chưa ra ngoài, chưa thi đấu một giải nào nên chưa nhìn thấy được để đánh giá. Tuy nhiên, nhưng theo các HLV tại chỗ thì họ từ bằng và có thể tốt hơn so với lứa Công Phượng.

Nhưng nói bằng và tốt hơn như thế nào thì chưa cụ thể vì thực tế các em chưa va đập như lứa I, lứa II. Các em khóa III từ tháng 3 này đến tháng 7 mới bắt đầu tham gia nhiều giải đấu quốc tế, các sẽ được gửi đi tập huấn ở nước ngoài để bắt đầu tích lũy kinh nghiệm thi đấu thực tế.

Gia tài để lại của lứa Công Phượng

Các em khóa sau của Học viện HAGL-Arsenal JMG giờ đây coi Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… là thần tượng của mình. Trên sân tập của HAGL bây giờ có thể thấy, có em tập lối đá giống Công Phượng, em tập lối đá giống Xuân Trường, có em lại tập như Tuấn Anh. Các em không còn nghĩ tới những thần tượng xa xôi nữa mà nhìn ngay vào các bậc đàn anh trước mặt mình.

Video: Lứa 1 Học viện HAGL-Arsenal trình làng ấn tượng ở các giải trẻ

Không chỉ học cách đá bóng, các em còn học cả cách sống, cách nói chuyện… Điều đó giúp các em gần với hiện thực hơn. Nếu mơ là Ronaldo, là Messi ở châu Âu thì có gì đó xa xôi quá, cứ cố gắng học tập, chơi bóng như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, để một ngày được như các anh là một hiện thực gần hơn.

“Lứa Công Phượng khi mới 11, 12 tuổi bước chân vào Học viện không dám mơ tới những điều xa xôi. Bản thân tôi khi đưa Công Phượng sang Mito, Phượng vẫn chưa nghĩ tới việc một ngày được chơi bóng ở nước ngoài. Nên Phượng rất hồi hộp.

Bây giờ thì mọi thứ lại đơn giản hơn cho các bạn đi sau rồi. Ví dụ một ngày, Xuân Trường có thể về dắt tay Văn Thanh, Văn Toàn sang nước ngoài thi đấu. Đó là chính là gia tài tinh thần mà lứa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường để lại cho các em học viên khóa sau của Học viện, nó giúp các em ngắn lại những giấc mơ!” – Ông Tấn Anh chia sẻ.

Đọc thêm: Cánh tay phải của bầu Đức kể thời khắc sống còn của học viện HAGL Arsenal JMG

Hà Thành
Bình luận
vtcnews.vn