10 giả thuyết về sự tuyệt chủng của khủng long

Kinh tếThứ Ba, 10/03/2015 11:31:00 +07:00

Cách đây khoảng 66 triệu năm, trong kỷ Cretaceous và kỷ Paleogene khoảng 80% sự sống trên trái đất đã bị xóa sổ hàn toàn và không ai biết chính xác

(VTC News) - Cách đây khoảng 66 triệu năm, trong kỷ Cretaceous và kỷ Paleogene khoảng 80% sự sống trên trái đất đã bị xóa sổ hoàn toàn và không ai biết chính xác nguyên nhân do đâu.

Nhiều loài trong đó chủ yếu là khủng long đã bị hủy diệt, trong khi nhiều loài sống sót phải trải qua sự biến đổi hoàn toàn. 

10. Thiên thạch
Nhiều nguyên nhân tuyệt chủng về lý‎ thuyết được cho là bắt nguồn từ sự va chạm của một thiên thạch. Theo giả thuyết Alvarez, các nhà khoa học đã khám phá ra nồng độ iridi cao trong các lớp trầm tích tại  ranh giới của kỷ Cretaceous – kỷ Paleogene. Iridi không phổ biến ở vỏ trái đất nhưng lại có ở các thiên thạch.

Chỉ có một điều – nếu một thiên thạch đâm vào trái đất thì hố va chạm ở đâu?

Vào năm 1990, 10 năm sau khi giả thuyết được đưa ra, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hố  Chicxulub ở Mexico. Họ tin rằng nó được tạo nên bởi một thiên thạch rộng khoảng 110 dặm (khoảng 177 km) và đường chéo khoảng 6 dặm (9.6 km) với bề mặt lởm chởm do Alvarez và nhóm của ông đo được.

Người ta còn tin rằng, sau khi thiên thạch va chạm, bụi bẩn làm ô nhiễm không khí che khuất mặt trời hàng thập kỷ. Điều này gây ra sự biến đổi lớn của khí hậu. Khi chất cháy bắt nguồn từ những mảnh vụn trong không khí, tro và khói càng tăng thêm sự tối tăm. Tất cả các yếu tố này đẩy các loài khủng long đến bờ vực tuyệt chủng.

9. Bão lửa toàn cầu
Có nhiều tranh luận về việc xảy ra sau khi thiên thạch đâm vào trái đất. Một giả thuyết cho rằng nó đã tạo một cơn bão lửa nhấn chìm hoàn toàn hành tinh. Nhà nghiên cứu theo giả thuyết này nói rằng nó như quả bom triệu tấn nổ tung cứ mỗi 4 dặm trên khắp trái đất. Chỉ những loài động vật sống trong hang hoặc dưới nước mới có thể được cứu sống.

8. Siêu bão
Dùng một máy tính giả định, một giảng viên kỹ thuật của Massachusetts đã tạo ra giả thuyết về một cơn siêu cuồng phong xảy ra nếu một thiên thạch tạo ra một vùng đại dương rộng 40-50 dặm, nóng đến 120 độ F. Nó sẽ tạo ra các cơn cuồng phong rất mạnh đến nỗi gió có thể đạt tốc độ hơn 600 m/h. 

Hãy so sánh, cơn bão mạnh nhất được biết trong lịch sử loài người là cơn bão Tip, xảy ra vào 12/10/1979. Tốc độ gió đạt 190 m/h, thấp hơn tốc độ một cơn bão cấp ba của một trận Siêu bão.

Miễn là đủ điều kiện để tạo ra, Siêu bão sẽ tiếp tục hình thành, có nghĩa là khủng long vẫn phải đấu tranh với một vài cơn bão này. Tuy nhiên, mối nguy hiểm thật sự là chiều cao của cơn bão – 40 dặm. Nó sẽ mang nước vào tầng bình lưu và làm hỏng tầng ô zôn sẽ giết chết mọi sinh vật khi chúng không tìm thấy nơi trú ẩn cho tới khi tầng ozon được tái tạo.

 7. Sự tuyệt chủng dần dần và sự đấu tranh của động vật có vú
Một giả thuyết khác là khủng long không bị tuyệt chủng hết một lượt mà chúng chết dần dần trong khoảng hàng triệu năm nhờ vào cuộc đấu tranh của động vật có vú. Động vật có vú bắt đầu trở thành loài phức tạp hơn có thể giỏi hơn trong việc kiếm thức ăn và đối phó với sự biến đổi của môi trường.

Một sự khác nhau nổi bật giữa động vật có vú và khủng long là động vật có vú không đẻ trứng. Một con khủng long mới sinh thì nhỏ nhưng có thể phát triển đến kích thước khổng lồ, nghĩa là chúng cần rất nhiều thức ăn. Trái lại, động vật có vú không cần nhiều thức ăn và vì thế có thể sinh trưởng dễ dàng hơn. 

Và bởi vì động vật có vú mang con trong bụng mẹ nên an toàn hơn việc đẻ trứng, trứng có thể bị kẻ thù làm tổn thương. Giả thuyết này giải thích tại sao khủng long tuyệt chủng nhưng động vật có vú vẫn tồn tại trong sự kiện tuyệt chủng.

6. Thuyết lục địa trôi
Khủng long được cho là xuất hiện đầu tiên trong kỷ Đại Trung Sinh cách đây 65 đến 248 triệu năm. Các nhà khoa học phân chia kỉ nguyên thành kỷ Triat, kỷ Jura, kỷ Creta. Trong kỷ Triat, tất cả lục địa nằm trên một đại lục khổng lồ.

Trong kỷ Jura, đại lục bị chia làm đôi và bắt đầu trôi dạt đi. Trước sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, hai lục địa bị chia cắt trôi lại gần nhau hơn tạo nên lục địa ngày nay.

Sự trôi của lục địa làm hủy diệt loài khủng long vì môi trường sống của chúng thay đổi đột ngột. Nó còn gây ra sự thay đổi khí hậu, và chu kỳ đại dương cũng có thay đổi. Điều này dẫn đến một sự gia tăng những cơn bão hung tợn phá hủy môi trường, hơn nữa làm hạn chế khả năng sống sót của khủng long.


>> ĐỌC TIẾP...
Bình luận
vtcnews.vn