10 dấu vết tiền sử còn sót lại trên cơ thể người

Thời sự quốc tếThứ Hai, 18/07/2016 14:30:00 +07:00

Tạp chí BBC Focus của Anh chỉ ra 10 vết tích có từ thời cổ xưa chưa biến mất hẳn trên cơ thể người hiện đại.

Người hiện đại có mặt trên Trái đất được khoảng 200.000 năm, vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi cơ thể con người hiện đại tiến hóa khác xa so với tổ tiên ngày trước.

Tuy nhiên, tạp chí BBC Focus của Anh đã chỉ ra rằng con người hiện đại vẫn còn sót lại 10 vết tích có từ thời cổ xưa mà chưa biến mất hoàn toàn.

1. Đuôi

Trước khi bạn chào đời, bạn đã có một cái đuôi nhưng chỉ tồn tại trong vòng 4 tuần và sẽ biến mất.

duoi-xuong-cut

 Phần đuôi của thai nhỉ chỉ tồn tại trong vòng 4 tuần

Tất cả các loài động vật có vú đều có đuôi khi còn phát triển trong bụng mẹ, nhưng con người thì sẽ mất đuôi trước khi sinh ra (trừ một số trường hợp hiếm). Đoạn xương cụt nằm ở cuối xương sống chính là dấu vết còn sót lại của cái đuôi.

2. Mí mắt thứ 3

“Tàn dư” của mí mắt thứ ba nằm ngay góc phía trong của đôi mắt, cạnh tuyến lệ. Nếu quan sát kỹ mắt của các loài bò sát, chim hoặc một số động vật khác, bạn sẽ phát hiện một lớp màng mỏng trong suốt có thể được kéo sang ngang phủ kín mắt.

mi mat thu ba

 Dấu tích mí mắt thứ ba nằm ngay góc phía trong của đôi mắt, cạnh tuyến lệ.

Mí mắt này giúp tăng độ ẩm, bảo vệ mắt cũng như và loại bỏ bụi bẩn trong mắt chúng. Tuy nhiên, ở con người, dù không còn mí mắt thứ ba nhưng mẩu thịt ở khoé mắt này có thể giúp nước mắt trôi đi nhanh chóng.

3. Răng khôn

Răng khôn thường mọc ở độ tuổi thanh thiếu niên và ngoài 20 kèm theo những cơn đau báo hiệu sự xuất hiện của chúng.

rang khon

 Răng khôn nằm phía trong cùng của hai hàm.

Những chiếc răng hàm bị thừa này có thể được tổ tiên chúng ta sử dụng để nghiền nát rau củ quả tươi. Nhưng khi đã tiến hoá, những chiếc răng này hầu như trở nên vô dụng. Thậm chí việc nhổ răng khôn còn là một trong số những loại phẫu thuật phổ biến nhất ở Anh.

4. Điểm Darwin

Phần sưng nhỏ ở phía trên mép trên đôi tai chính là điểm Darwin. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 25% dân số có bộ phận này. Bộ phận này có tên như vậy là vì từ khi nhà tự nhiên học Charles Darwin chỉ ra trong sách về lý thuyết tiến hóa của mình.

Vị trí của nó trùng với vị trí phần nhô lên trên tai của nhiều loài động vật linh trưởng và là một bằng chứng về việc có chung tổ tiên giữa con người và loài động vật này.

5. Cơ rung tai

Một số người có thể rung tai chính là nhờ vào “dấu tích” còn sót lại của cơ tai. Có thể dễ thấy chó, mèo và nhiều loài động vật khác có thể sử dụng cơ tai dễ dàng để xoay tai sang các hướng để đón âm thanh. Tổ tiên chúng ta đã đánh mất khả năng thú vị này và hiện chỉ có một số người có thể sử dụng một chút phần cơ này.

6. Mũi thứ hai

Cơ quan thứ hai (Jacobson’s organ) là một cơ quan cảm nhận mùi quan trọng của nhiều loài động vật.

mui la mit

 Hình ảnh cơ quan thứ hai (Jacobson’s organ) ở Thạch sùng

Một số các nghiên cứu chỉ ra rằng con người cũng có dấu vết của bộ phận này ở phía sau mũi, nhưng vì không có dây thần kinh nào kết nối nó với não bộ nên bộ phận này không đóng vai trò gì đặc biệt cho khứu giác của con người.

7. Cơ thu móng

Khoảng 85% dân số có một bộ phận gọi là “palmaris longus”, một cơ còn sót lại chạy từ khuỷu tay đến phần cuối của bàn tay. Ở một số loài linh trưởng, phần cơ này hỗ trợ việc leo trèo, còn đối với mèo và vài loài ăn thịt khác thì phần cơ này giúp thu gọn móng vuốt lại.

8. Phản xa nắm chặt tay

Nếu đặt một đồ vật vào lòng bàn tay của trẻ dưới 5 tháng tuổi, ngón tay của bé sẽ ngay lập tức co lại và nắm chặt, phản ứng này gọi là “phản xạ nắm chặt tay”. Khi những đứa con của giống người tổ tiên mới ra đời, chúng sẽ phải bám chặt vào lông trên cơ thể mẹ chúng khi mẹ chúng di chuyển.

9. Da gà

Hiện tượng “nổi da gà” xảy ra khi chúng ta sợ hãi hoặc cảm lạnh, nhờ vào một loại cơ rất nhỏ nằm quanh các nang lông trên da của chúng ta gọi là “arrector pili” (cơ dựng lông). Khi các cơ này co lại, lông trên da sẽ tự động dựng lên.

da ga

Lông dựng lê nhờ vào một loại cơ rất nhỏ nằm quanh các nang lông trên da của chúng ta gọi là “arrector pili”.

Với chúng ta, hiện tượng nổi da gà không gây ảnh hưởng gì nhưg với tổ tiên vượn người, hiện tượng này giúp cơ thể trông to lớn hơn khi bị đe dọa, hoặc cung cấp thêm nhiệt lượng trong mùa lạnh nhờ việc giữ lại một tầng không khí bao quanh da.

10. Cơ leo cành

Loại cơ này chỉ hầu như không có vai trò gì lớn trong quá trình di chuyển của con người hiện đại. Cứ 10 người thì 1 người không có loại cơ này nữa.

anatomy

 Cơ leo cành hầu như không đóng vai trò gì trong sự di chuyển của con người.

Nằm ở phía sau đầu gối, liên kết với mắt cá chân bằng dây chằng, nhóm cơ này giúp cho tổ tiên vượn người có thể dùng chân để nắm lấy cành cây hoặc nhặt nhạnh các đồ vật.

Nguyễn Ly(Nguồn: Irror)
Bình luận
vtcnews.vn