10 cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

An toàn thực phẩmThứ Sáu, 04/09/2020 08:54:00 +07:00
(VTC News) -

Để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần rửa tay trước khi ăn, tuân thủ ăn chín, uống sôi và không ăn thức ăn quá hạn sử dụng.

Rửa tay trước khi ăn

Bạn cần rửa tay bằng xà phòng trước khi sử dụng bất kỳ món ăn nào. Bởi tay rất dễ lây lan vi khuẩn xung quanh lên thức ăn gây ngộ độc.

Giặt khăn lau bát đĩa

Một nghiên cứu chứng minh rằng, nếu bạn giặt khăn lau bát đĩa bằng máy giặt hoặc nước sôi trong 15 sẽ loại bỏ được vi trùng, tránh nguy cơ ngộ độc.

Dùng thớt riêng

Bạn nên dùng 2 thớt khác nhau để chế thực phẩm sống và chín. Thói quen này sẽ tránh làm lẫn 2 loại thực phẩm sống với những món ăn đã chế biến sẵn, qua đó phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Để riêng thực phẩm

Nhiều người có thói quen để lẫn các thức ăn đã nấu chín, thịt sống và rau củ quả, đây là sai lầm cần phải loại bỏ. Bởi vi khuẩn có thể từ các thực phẩm lây lan sang nhau, đặc biệt là thịt, cá và các loại rau củ ăn sống.

Giữ bàn ăn sạch 

Nếu muốn giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên chú ý lau dọn bàn ăn của mình thật sạch sẽ cả trước và sau khi ăn. Bởi vi khuẩn từ bàn ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa.

Nấu chín thức ăn

Các thực phẩm như thịt, cá, xúc xích hay thậm chí là một số loại rau củ cũng cần được nấu chín để loại bỏ nguy cơ ngộ độc.

Vệ sinh cá nhân

Theo các chuyên gia, để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, bạn cũng cần giữ vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ. Để làm được điều này, bạn cần cắt móng tay sạch sẽ, giữ cho đầu tóc gọn gàng và không đi giày, dép có lẫn đất bẩn vào phòng ăn hay nhà bếp.

Nhiệt độ tủ lạnh dưới 5 độ C

Việc giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh dưới 5 độ C sẽ giúp ngăn chặn quá trình gây hại và sinh sôi của vi trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh để quá nhiều đồ trong tủ lạnh vì như vậy không khí bên trong sẽ khó lưu thông, gây ảnh hưởng tới nhiệt độ chung của tủ.

Nấu lại thức ăn thừa

Nhiều người có thói quen dùng lại thức ăn thừa nhưng không nấu lại trước khi sử dụng. Thói quen này rất nguy hiểm vì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm những vi khuẩn có hại. Các chuyên gia cũng khuyên nên hạn chế dùng lại thức ăn thừa nếu để lâu vì lúc này thực phẩm đã bị biến chất và mất dinh dưỡng.

Không ăn thực phẩm quá hạn

Theo các chuyên gia, để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc, bạn cần tuyệt đối không tiêu thụ những thực phẩm đã quá hạn sử dụng dù cho nó trông vẫn còn “ổn” và không có mùi. Vì những thực phẩm để lâu sẽ là môi trường cho các loại bọ hay vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và phát triển.

Phạm Quý(Nguồn: boldsky.com)
Bình luận
vtcnews.vn