Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi

Đời sốngThứ Sáu, 13/05/2022 11:34:21 +07:00
(VTC News) -

Hơn 10 năm chơi đồ cổ, ông Lê Tấn Khoang (làng Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là người gìn giữ những giá trị văn hóa quê hương.

Video: "Bảo tàng mini" chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 1

Ông Lê Tấn Khoang là cái tên không còn quá xa lạ với giới sưu tầm đồ cổ. Hiện trong "bảo tàng mini" của ông đang chứa đựng hơn 18.000 cổ vật.

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 2

Ông Khoang chia sẻ, người truyền cảm hứng cho ông bắt đầu sưu tầm cổ vật là cha của ông. Năm 2011, ông bắt tay vào đi sưu tầm cổ vật. Nghe tin ở đâu có cổ vật quý, ông Khoang cũng lặn lội đến xem cho bằng được.

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 3

Những món đồ ông lưu giữ đa phần là cổ vật qua các thời kỳ, từ thời Lý, Trần, Thanh như bình trà Khang Hy, cặp bình Mai - Thọ (thời nhà Thanh), chế Mẹ Bồng Con (thế kỷ XIX), cặp ấm lục giác Quảng Đức, bình gốm Cây Mai, chiêng cổ của người Bana... Nhiều cổ vật đại diện cho một niên đại, một nền văn hóa lịch sử.

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 4

Trong bộ sưu tập cổ vật của ông Khoang có khoảng 85% là đồ gốm, sứ.

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 5
Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 6

Theo ông Khoang, để có thể định giá đúng một cổ vật, người chơi phải có sự hiểu biết, cảm quan nhạy bén. Chỉ cần nhìn qua chất liệu, hoa văn, dáng là có thể định được niên đại, giai đoạn lịch sử cũng như giá trị của món đồ. “Mỗi người có một sở thích riêng, nhưng muốn gắn bó với cổ vật thì người sưu tầm phải có niềm đam mê. Khi sưu tầm cổ vật, tôi tích lũy được rất nhiều kiến thức về văn hóa và lịch sử của dân tộc. Vì thế, tôi luôn có động lực để tiếp tục theo đuổi đam mê sưu tầm cổ vật”, ông Khoang nói.

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 7

Trong hình là chiếc bình gốm Gò Lá Thiêu - gốm Nam Bộ, trong tỉnh Gia Lai chỉ có một cái duy nhất và ông Khoang đang sở hữu nó. Món cổ vật này được ông Khoang sưu tầm cách đây 8 năm. Điểm đặc sắc của món đồ này là có 6 cái tai là 6 con lân nhìn xuống; ở giữa là tam lân - tam hạc (3 con lân - 3 con hạc); nước men là nước men ngọc. "Thời xưa phải là quan chức, trưởng bản hoặc tá điền, người có địa vị thì mới có thể sở hữu món đồ độc lạ như chiếc bình gốm có 6 cái tai này", ông Khoang cho biết.

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 8

Theo ông Khoang có những món đồ trao đổi rất dễ song cũng có món ông phải lặn lội đi về mất vài năm mới đem về được. Trong bộ sưu tầm của mình, món đồ ông quý nhất là chiếc tù và bằng ngà voi mà ông mất 3 năm mới mua lại được. Để có thể đem món đồ này về, ông Khoang đã phải tới lui trong làng ăn cơm với người dân, ở trong nhà người dân để thuyết phục họ, khi đủ sự tin tưởng rằng ông lấy về để lưu giữ, sưu tầm thì họ mới đồng ý đổi bằng nhiều trâu, bò.

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 9

Ông Khoang không có ý định kinh doanh cổ vật mà chỉ để trưng bày, lưu giữ. Tuy nhiên,  ông Khoang thường cho các bảo tàng mượn để những người cùng đam mê có cơ hội thưởng lãm. Ông Khoang cũng đã tặng hàng trăm cổ vật cho Bảo tàng các tỉnh: Gia Lai, Đak Lak, Phú Yên, Quảng Bình. 

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 10

Ông Trương Văn Thanh, Chủ tịch Câu lạc bộ Nghiên cứu Sưu tầm Cổ vật Gia Lai cho biết: "Bộ sưu tập cổ vật của ông Khoang được những người đam mê đồ cổ đánh giá rất cao, nhiều món thuộc dạng “khủng”, ít người có được. Kỳ thực tôi rất ngưỡng mộ, phải là người thực sự đam mê và dồn nhiều tâm huyết thì mới có thể sở hữu bộ sưu tập đồ sộ như ngày hôm nay".

Ảnh: 'Bảo tàng mini' chứa đựng hơn 18.000 cổ vật giữa lòng phố núi - 11

Ông Khoang luôn ấp ủ ước mơ xây dựng một bảo tàng tư nhân tại Gia Lai để tiện cho mọi người đến tham quan. Hiện ông đang xin các đơn vị có liên quan cấp giấy phép để xây dựng bảo tàng, đưa vào hoạt động trong năm 2022. Đồng thời ông cũng sẽ tiếp tục sưu tầm để tăng thêm số lượng cho bộ sưu tập của mình.

HIỀN MAI
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp