Ý nghĩa của các logo Final Fantasy từ trước tới nay(p1)

Thế giới gameThứ Hai, 19/07/2010 06:38:00 +07:00

(VTC News) – Chúng ta hãy cùng xem xét ý nghĩa của trọn bộ 14 logo của series game Final Fantasy từ trước tới nay

(VTC News) – Chúng ta hãy cùng xem xét ý nghĩa của trọn bộ 14 logo của series game Final Fantasy từ trước tới nay

Bạn có bao giờ để ý tới các logo của các game mà mình yêu thích? Đặc biệt là những dòng game nổi tiếng và có lịch sử lâu dài, logo đều có chứa những ý nghĩa bên trong. Final Fantasy với danh tiếng của mình lại càng chứng tỏ điều này, qua 14 logo của game.

Final Fantasy

 
Logo đầu tiên trên hệ NES không có gì đặc biệt lắm. Nhà sản xuất Square đã cho rằng đây là …bản game duy nhất, chứ chưa từng nghĩ sẽ là bắt đầu của một câu chuyện thần kỳ.

 
Một năm sau game được làm lại cho hệ PlayStation 1, được đóng gói cùng FFII với tên gọi Final Fantasy Origins. Sau đó nó có một logo hiện đại với hình ảnh Chiến binh Ánh sáng. Đây là người anh hùng bí ẩn trong phần đầu của game, rất dễ nhận ra trong thời điểm đồ họa còn 8-bit vào lúc đó.

 
Được làm lại một lần nữa. Lần này cho PSP để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 của dòng game. Vẫn là Chiến binh Ánh sáng và vẫn do nghệ sĩ Yoshitaka Amano thiết kế, người sáng tạo nên đa số các logo trong bài viết này.

Final Fantasy II

 
Final Fantasy không xuất hiện ở Mỹ cho đến năm 2003, 15 năm sau khi ra mắt tại Nhật Bản. Khi nó đến Mỹ như là một phần của Final Fantasy Origins (đóng gói cùng phần đầu), nó có một logo mới đã làm bừng sáng phần còn lại của làng game với tên gọi “The Emperor”.

 
Cũng giống như phần đầu, phần hai được làm lại trên PSP với logo được làm bóng bẩy hơn. Một lần nữa, The Emperor lại là tâm điểm của sự chú ý.

Final Fantasy III

 
Phiên bản này không gây được tiếng vang tại Mỹ cho đến khi được làm lại cho hệ Nintendo DS năm 2006, với sự xuất hiện của anh hùng Luneth cùng hai thanh gươm. Đừng nhầm lẫn với FF III phiên bản Mỹ, bởi đó thực ra là FF VI.

Final Fantasy IV

 
Như đã nói, Square không phát hành FFII và III tại Mỹ, nên khi quyết định mang phần IV trở lại với Super NES, nó chỉ đơn giản là một logo với dòng chữ Final Fantasy II. Thanh kiếm tượng trưng cho chữ T. Rất dễ thương.

 
Trong khi đó, Nhật Bản sử dụng logo đúng của nó, với một trong những nhân vật tuyệt vời nhất trong game, Kain Highwind. Hình tượng này là một bước tiến xa và một câu chuyện dài để kể, và làm cho tựa game dễ dàng kiếm một chỗ cao nhất trên bảng xếp hạng.


Phiên bản làm lại năm 2008 cho Nintendo DS thể hiện nhân vật phản diện Golbez thay vì hình tượng cũ, một sự thay đổi xứng đáng vì hắn chịu trách nhiệm cho phần lớn hành động xấu của Kain. Cũng kể từ đây, lối dẫn chuyện phức tạp của Final Fantasy đã ra đời.

 
The After Years là phiên bản được giới thiệu tại WiiWare 2009. Nó bắt đầu với sự trở lại của Red Moon (người đã rời đi vào cuối FFIV), và kết thúc bên trong True Moon. Logo đã phản ánh hai chủ đề nổi bật nhất của game: mặt trăng đỏ và chân thực.

Final Fantasy V

 
Dễ giải thích hơn FFIV hơn một chút. Đây đơn giản là một con rồng mà bạn có thể cưỡi đi vòng quanh thế giới một cách nhanh chóng. Nó là một loài nguy hiểm trong thế giới của FFV với nhiều công dụng khác nhau. Tuy không thực sự là tâm điểm của câu chuyện nhưng nó quan trọng với một vài nhân vật chính, đó là hai công chúa Lenna và Krile.

Final Fantasy VI

 
Như đã nói ở phần trước, FFVI đầu tiên được ra mắt tại Mỹ với tên gọi FFIII. Logo một lần nữa không giống với logo chuẩn của game, nhưng nó “ăn dơ” với bản FFII tại Mỹ, với chữ T cách điệu thành hình thanh kiếm. Nhưng có sự khác biệt là lần này có một cái bóng ma quỷ ẩn hiện bên dưới.

 
Logo thực sự của FFVI với Terra, nhân vật được coi là ngôi sao của game, đang cưỡi một con Magitek Armor. Trong đoạn mở đầu game có hình ảnh Terra đang đi xuyên qua màn tuyết bằng phương tiện này.

Nếu như bạn chưa chơi phiên bản VI, thì có thể nói đây là phần hay nhất của dòng game, và cũng là phần có cốt truyện xuất sắc nhất.

Final Fantasy VII

 
Khá dễ giải thích, đây là Meteor, phép thuật kết liễu thế giới do Sephiroth thực hiện để xóa xổ hành tinh.

 
Sự bất tử của FFVI một phần là do Advent Children, một bộ phim hoàn chỉnh dựa trên công nghệ CG tiên tiến với bối cảnh hai năm sau kết thúc của game. Thoạt nhìn logo của phim có vẻ giống game, nhưng đây không thực sự là Meteor, nó là Midgar, một trong những thành phố chính của FFVII. Nếu bạn nhìn gần hơn bạn sẽ thấy những công trình như tòa tháp hay đường ống.

 
Phiên bản này có sự xuất hiện của Vincent Valentine, một trong những nhân vật phụ quan trọng nhất trong game. Vincent đam mê những khẩu súng, và có một khẩu có tên là Cerberus, con chó ba đầu gác cổng địa ngục trong truyền thuyết Hy Lạp cổ. Và bạn có thể nhìn thấy những cái đầu trên logo.

 
Rõ ràng Square không tỏ ra quan tâm lắm tới logo của Crisis Core, bởi trông nó quá đơn giản và hầu như không thể hiện ý nghĩa gì cả.

(còn tiếp - ý nghĩa của các logo FF từ 8 tới 14)

Hoàng Ngọc

Bình luận
vtcnews.vn