Xót xa số phận những trẻ bạch tạng bị giết hại làm bùa chú và độc dược

Thế giớiThứ Bảy, 25/03/2017 11:20:00 +07:00

Nạn 'săn trẻ bạch tạng' để giết hại làm bùa chú và độc dược đang trở thành vấn nạn nhức nhối ở Tanzania và nhiều nước châu Phi.

hinh-anh-la-lam-ve-nhung-dua-tre-bach-tang-o-chau-phi

 Nhiều người tin rằng các bộ phận trên cơ thể của những đứa trẻ mắc bệnh bạch tạng mang lại may mắn, vì vậy chúng thường xuyên bị sát hại để làm bùa cầu may và độc dược. 

hinh-anh-la-lam-ve-nhung-dua-tre-bach-tang-o-chau-phi-hinh-2

Thậm chí ở một số vùng, những kẻ săn người còn chặt đứt tay, chân, lột da, cạo đầu và cắt bỏ bộ phận sinh dục của nạn nhân rồi bỏ mặc cho tới chết. 

hinh-anh-la-lam-ve-nhung-dua-tre-bach-tang-o-chau-phi-hinh-3

 Vấn nạn này đang xảy ra ở nhiều quốc gia châu Phi mà điển hình là Tanzania, một trong những quốc gia ở châu Phi có tỷ lệ người bạch tạng cao nhất thế giới: 1/1.400. 

hinh-anh-la-lam-ve-nhung-dua-tre-bach-tang-o-chau-phi-hinh-4

Những người phụ nữ sinh ra những đứa trẻ bạch tạng được "khuyến khích" giết chết con mình. Nếu không đồng ý, họ trở thành người vô gia cư và bị xã hội ghẻ lạnh. 

hinh-anh-la-lam-ve-nhung-dua-tre-bach-tang-o-chau-phi-hinh-5

 Quan niệm trẻ bạch tạng là những con ma mang lại may mắn, các thầy phù thủy thường xuyên dùng các bộ phận trên cơ thể của chúng (có thể là mua lại từ những kẻ buôn người hoặc do họ tự tay sát hại) gắn lên những lá bùa cầu may và rao bán với cái giá cao ngất ngưởng. 

hinh-anh-la-lam-ve-nhung-dua-tre-bach-tang-o-chau-phi-hinh-6

 Chính phủ nhiều nước cũng đang tìm mọi cách để giải quyết thực trạng đáng báo động này, đơn cử như việc đưa ra các hình phạt nặng đối với những kẻ tấn công trẻ em bạch tạng. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa được cải thiện là bao khi mà quan niệm mê tín đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và rất khó thay đổi trong một sớm một chiều. 

hinh-anh-la-lam-ve-nhung-dua-tre-bach-tang-o-chau-phi-hinh-7

 Nhiều đứa trẻ mắc bệnh bạch tạng vẫn đang phải sống một khu trại tách biệt để được bảo vệ an toàn.

hinh-anh-la-lam-ve-nhung-dua-tre-bach-tang-o-chau-phi-hinh-8

Tuy nhiên, theo Marinka, đây chỉ là một giải pháp tình thể bởi ở nhiều khu trại, những đứa trẻ phải sống dưới cảnh thiếu thốn đủ thứ. "Chúng phải sống tách biệt và thương xuyên bị ngược đãi", nhiếp ảnh gia Hà Lan cho hay. 

Song Hy (Nguồn: Daily Mail)
Bình luận
vtcnews.vn