Xem trực thăng hơn 15 triệu USD phô diễn sức mạnh

Tổng hợpThứ Sáu, 08/10/2010 06:00:00 +07:00

Trong hai cuộc chiến tranh Vùng vịnh, Apache đã chứng tỏ cho thế giới biết mình là sát thủ diệt tăng cừ khôi như thế nào.

Khi lâm trận, rất nhiều xe tăng, xe bọc thép được mệnh danh là pháo đài di động yểm trợ đắc lực cho bộ binh tấn công tiêu diệt mục tiêu, nhưng không phải lúc nào lực lượng tăng thiết giáp cũng phát huy được sức mạnh hỏa lực một khi chúng phải đối đầu với “sát thủ”, trực thăng Apache (AH-64D).

Trong hai cuộc chiến tranh Vùng vịnh, Apache đã chứng tỏ cho thế giới biết mình là sát thủ diệt tăng cừ khôi như thế nào. Được thiết kế đặc biệt, Apache có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm nhờ hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống kính hồng ngoại nhìn đêm cho phi công. 

Trực thăng Apache bắn tên lửa tấn công khi làm nhiệm vụ đêm.

Trực thăng Apache bắn tên lửa tấn công khi làm nhiệm vụ đêm.

Hai cánh phụ của chiếc Apache được gắn tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, rốc két Hydra 70. Trận chiến kinh điển nhất mà lực lượng trực thăng Apache của không lực Hoa Kỳ tham gia được ghi nhận trong cuộc chiến tranh Vùng vịnh năm 1991, Apache đã thực sự tỏa sáng.

Trong chiến dịch này, Lầu Năm Góc đã huy động 227 chiếc Apache oanh tạc liên tục trong vòng 100 giờ đồng hồ, tiêu diệt được 800 xe tăng thiết giáp, 500 xe quân sự và toàn bộ trận địa pháo phòng không của đối phương.

Nhà binh có câu, thắng bại là chuyện thường tình, Apache cũng không tránh được quy luật thắng bại ấy. 12 năm trước khi diễn ra cuộc chiến Iraq, nó làm mưa làm gió ở Vùng vịnh thì 12 năm sau, lực lượng trực thăng Apache lại chịu tổn thất khá nặng mà có lẽ các quan chức Lầu Năm Góc đến giờ vẫn còn ôm hận.

Ngày 21/3/2003 liên quân Anh – Mỹ ồ ạt tấn công Iraq, Mỹ tiến vào thủ đô Badagh thế như chẻ tre. Đêm 23-24/3/2003, 32 chiếc trực thăng Apache AH-64 được điều động tổng công kích Badagh, nhưng khi qua trận địa phòng không Karbala cách Badda 113 km về phía Nam lực lượng này đã bị đánh tơi tả, 31/32 chiếc Apache “dính đạn” đối phương, 2 phi công Mỹ bị bắt sống.

Chủ quan, khinh địch thì dù mạnh đến đâu cũng phải trả giá, người Mỹ hiểu điều đó. Thất bại cay đắng của không quân Mỹ trong trận chiến này không thể đổ lỗi cho lực lượng trực thăng trực tiếp tham gia tác chiến, đồng thời nó cũng đặt các nhà chiến lược quân sự Hoa Kỳ trước bài toán, sử dụng Apache trong trường hợp nào thì hiệu quả nhất.

Đến thời điểm hiện tại, Apache vẫn có sức hấp dẫn rất lớn đối với các lực lượng quân sự bởi chính tính cơ động, năng lực tác chiến tuyệt vời của nó.

Các tờ báo trên đảo Đài Loan ngày 14/4 vừa qua loan tin, Washington đang xem xét khả năng bán cho lực lượng quân sự đảo này 30 chiếc Apache AH-64D trong tháng 5 tới bất chấp sự chỉ trích gay gắt từ Bắc Kinh.

Một số hình ảnh về loại trực thăng tấn công Apache AH-64D:

 

Một vài thông số kĩ thuật cơ bản về trực thăng Apache:

Hãng sản xuất: Boeing
Chiều dài: 17,73 m
Sải cánh: 14,63 m
Chiều cao: 3,87 m
Trọng lượng không tải: 5.165 kg
Tải trọng toàn bộ: 8.000 kg
Trọng lượng tối đa khi cất cánh: 9.500 kg
Công xuất đẩy 1.260 kW
Tốc độ lớn nhất 182 mph, 293 km/h
Tầm chiến đấu: 480 km
Kíp lái: 2 phi công chính, 1phi công phụ và 1 pháo thủ
Vũ khí: Pháo M230 30 mm/ tên lửa AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger, AIM-9 Sidewinder/Rocket Hydra
Gía thành sản xuất: 15,4 triệu USD
 



Theo Bee.net.vn

Bình luận
vtcnews.vn