Vì sao Chủ tịch Hà Nội có cơ sở cam kết không truy cứu toàn thể dân Đồng Tâm?

Thời sựThứ Tư, 26/04/2017 12:05:00 +07:00

Nhiều người bày tỏ ý băn khoăn về việc Chủ tịch TP Hà Nội cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm" nhưng các chuyên gia pháp lý đều khẳng định có cơ sở.

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có buổi đối thoại với người dân xa Đồng Tâm. Sau buổi đối thoại, 19 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động bị giữ đã được thả. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm".

Tuy nhiên, sau cuộc đối thoại, nhiều người bày tỏ ý băn khoăn về việc Chủ tịch TP Hà Nội cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm" liệu có đảm bảo tính pháp lý và nghi ngại sẽ tạo “tiền lệ xấu” cho những vụ việc tương tự sau này.

người dân xã đồng tâm hà nội, ông nguyễn đức chung, cam kết của ông nguyễn đức chung, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vụ gây rối ở Đồng Tâm, người dân thôn Hoành, bắt giữ công an, đối thoại với dân, miễn khởi tố, tiền lệ xấu, cam kết với dân, đối thoại với dân, Đinh Thế Hưng, Lưu Bình Nhưỡng, Vũ Mão, tin hà nội, tin tức mới nhất, tin tức trong ngày, an ninh hình sự, tin tức, tin tức 24h, vtc , vtc news, vtc.vn - 1

 Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung làm việc với người dân xã Đồng Tâm. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Trả lời VTC News về vấn đề này,  Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre) - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng trong trường hợp này "có thể miễn tố".

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, hành vi của người dân Đồng Tâm khi bắt nhốt cảnh sát cơ động là sai. Nhưng nếu miễn truy tố thì đó cũng là chuyện bình thường.

“Cũng cần phải thấy rằng sai lầm đó cũng không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của người dân mà là do bất đắc dĩ. Những bức xúc của người dân theo tôi là có cơ sở và cũng chính đáng. 

Mà người dân đã nhận ra sai lầm và thả người. Cũng không để lại hậu quả gì lớn, nên chúng ta cũng không nên ‘đào đi xới lại’ làm gì”, đại biểu Nhưỡng nói.

người dân xã đồng tâm hà nội, ông nguyễn đức chung, cam kết của ông nguyễn đức chung, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vụ gây rối ở Đồng Tâm, người dân thôn Hoành, bắt giữ công an, đối thoại với dân, miễn khởi tố, tiền lệ xấu, cam kết với dân, đối thoại với dân, Đinh Thế Hưng, Lưu Bình Nhưỡng, Vũ Mão, tin hà nội, tin tức mới nhất, tin tức trong ngày, an ninh hình sự, tin tức, tin tức 24h, vtc , vtc news, vtc.vn - 2

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng vụ việc ở Đồng Tâm có thể "miễn khởi tố".

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng nhận xét: “Khi bắt giữ công an, người dân đã chăm sóc, bảo vệ an toàn toàn tuyệt đối cho các chiến sĩ công an. Vì vậy, theo tôi có thể miễn tố được".

Bên cạnh đó, vị đại biểu Bến Tre cũng chỉ ra nhiều bài học mà cả chính quyền và người dân đều phải rút ra sau sự kiện Đồng Tâm.

"Bài học ở đây là chính quyền và người dân phải làm sao để có thể hiểu được nhau. Ý Đảng lòng dân phải xuyên suốt. Có như vậy mới tạo được lòng tin cho nhau, giải quyết công việc mới được kịp thời”, ông Nhưỡng khẳng định.

Trong khi đó, ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lại không giấu được cảm xúc khi nhớ lại giây phút đối thoại của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm.

“Xem cảnh người dân đối thoại với chính quyền và thả những người bị bắt ra thực sự tôi ứa nước mắt vì cảm động quá", ông Vũ Mão nói.

người dân xã đồng tâm hà nội, ông nguyễn đức chung, cam kết của ông nguyễn đức chung, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, vụ gây rối ở Đồng Tâm, người dân thôn Hoành, bắt giữ công an, đối thoại với dân, miễn khởi tố, tiền lệ xấu, cam kết với dân, đối thoại với dân, Đinh Thế Hưng, Lưu Bình Nhưỡng, Vũ Mão, tin hà nội, tin tức mới nhất, tin tức trong ngày, an ninh hình sự, tin tức, tin tức 24h, vtc , vtc news, vtc.vn - 3

Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Theo ông Vũ Mão, vụ việc Đồng Tâm được “tháo ngòi” là điều đáng mừng. “Trước hết phải nói là người dân tốt, họ chân thành và muốn đối thoại thực sự. Còn những sai sót trong vụ việc trên chủ yếu thuộc về chính quyền, thuộc về nhà nước”.

Ông Vũ Mão cũng cho rằng, bản cam kết viết tay của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung “có thể chấp nhận” được vì “hợp tình”.

Ông Mão nhận xét nguyên tắc tối thượng của pháp luật là phải tôn trọng. Nhưng trong các trường hợp cụ thể thì phải căn cứ vào tình hình cụ thể.

Pháp luật cũng là do con người chúng ta quy định. Nhưng mà cuộc sống thì luôn vận động, muôn hình, muôn vẻ, nên chúng ta phải thận trọng và xem xét kỹ lưỡng để giải quyết sao cho có lý có tình và phù hợp với cuộc sống. Điều quan trọng là được lòng dân.

“Ở đây là vấn đề xử lý nội bộ, chứ không phải là vấn đề “ta với địch”, không thể xem dân là đối kháng để mà xử lý được. Mọi vấn đề tôi nghĩ sẽ ổn thôi”, ông Mão chia sẻ .

Trả lời VTC News, TS Đinh Thế Hưng, Trưởng phòng Tư pháp hình sự, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cho rằng, vụ việc ở Đồng Tâm nếu xét theo góc độ luật pháp thì “chưa đúng”, nhưng nếu xét theo góc độ “lãnh đạo toàn diện” của Đảng thì chấp nhận được.

Hinh anh Vu Dong Tam: 'Nong' ve ban cam ket viet tay cua Chu tich Ha Noi Nguyen Duc Chung 6

 TS Đinh Thế Hưng nói về vụ miễn truy cứu người dân xã Đông Tâm

TS Đinh Thế Hưng nhận xét: “Văn bản cam kết viết tay nếu mặt pháp lý thì không chuẩn lắm, nhưng mà về cơ chế Đảng thì có khi lại là đúng. Vì theo như vị trí công tác thì ngoài chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra thì ông Chung trực thuộc Thường vụ Thành ủy.

Mà nguyên tắc là Đảng lãnh đạo toàn diện nên ông Chung cũng có thể thay mặt Đảng để chỉ đạo cả cơ quan tư pháp. Xét ở khía cạnh này vẫn có thể được. Đây là đặc thù của nước ta”.

Trong khi đó, ngay trong buổi chiều 22/4, sau khi vụ việc ở Đồng Tâm được giải quyết tốt đẹp, TS Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã phân tích việc Chủ tịch Nguyễn Đức Chung hoàn toàn có căn cứ để cam kết như vậy.

"Mà căn cứ của anh Chung là quy định của văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất ở nước ta - Hiến pháp năm 2013", TS Dũng nói.

Là người tham gia biên tập Hiến pháp năm 2013, TS Nguyễn Sĩ Dũng có điều kiện biết được những điểm sáng đổi mới quan trọng của Hiến pháp. Một trong những điểm sáng chói lọi nhất của Hiến pháp mới là quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý” (Khoản 3, Điều 102, Hiến pháp năm 2013).

"Công lý là giá trị Tòa án được giao nhiệm vụ bảo vệ, chứ không phải pháp luật. Điều đáng nhấn mạnh hơn nữa ở đây là Hiến pháp còn không hề nhắc tới việc Tòa án có nhiệm vụ phải bảo vệ pháp luật. Công lý là giá trị gì mà Hiến pháp lại coi trọng đến như vậy?

Xin thưa, công lý là sự kết tinh của lẽ phải, của lương tri và đạo đức. Đây là cái không phải người Việt Nam nào cũng có thể định nghĩa được, nhưng lại là cái người Việt Nam nào cũng cảm nhận được bằng tất cả con tim và khối óc của mình", TS Nguyễn Sĩ Dũng phân tích thêm.

>> Đọc thêm:Ông Dương Trung Quốc: 'Tháo ngòi' ở Đồng Tâm, căng thẳng nhất là khâu cuối

Video: Người dân Đồng Tâm phấn khởi sau cuộc đối thoại với ông Nguyễn Đức Chung

Lưu Thủy
Bình luận
vtcnews.vn