Vùng Vịnh đổ xô mua vũ khí, người Mỹ thắng lớn

Thế giớiThứ Bảy, 28/08/2010 08:40:00 +07:00

(VTC News) – Sau khi Mỹ chính thức thừa nhận có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran, các quốc gia trong khu vực đổ sô đi mua vũ khí, trang bị kỹ thuật của Mỹ.

(VTC News) – Sau khi Mỹ chính thức thừa nhận  từng có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran, thị trường vũ khí tại khu vực vịnh Péc-xích trở nên sôi động hẳn lên, các quốc gia trong khu vực đổ sô đi mua vũ khí, trang thiết bị quân sự của Mỹ.

 

Việc Mỹ thừa nhận có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran đã "vô tình" làm kích động cuộc chạy đua vũ trang trên vùng Vịnh. 

Tiêu biểu trong số này có Ả Rập Saudi, một trong số các quốc gia đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực. Quốc gia này đã tuyên bố kế hoạch mua vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự của Mỹ với tổng trị giá lên tới 60 tỷ USD.

 

Theo Lenta, một quan chức quân sự cấp cao dấu tên trong Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ, Mỹ đang tiến hành đàm phán cung cấp cho Ả Rập Saudi 84 máy bay tiêm kích mới Boeing F-15 Eagle, đồng thời giúp Ả Rập Saudi sửa chữa, nâng cấp 72 máy bay tiêm kích loại này hiện đang có trong biên chế.

 

Máy bay tiêm kích F-15 Eagle. 

Tuy chưa biết Mỹ sẽ bán cho Ả Rập Saudi loại máy bay chiến đấu mới nào, song không loại trừ khả năng đó sẽ là dòng máy bay tàng hình F-15 Silent Eagle do Tập đoàn Boeing chế tạo với tổng trị giá lên tới 30 tỷ USD.

 

Không dừng lại ở đó, Ả Rập Saudi còn dự định đặt mua thêm 60 trực thăng tấn công Boeing AH-64D Apache Longbow Block II và 70 trực thăng vận tải quân sự Sikorsky UH-60 Black Hawk.

Ngoài ra, Ả Rập Saudi còn đặt mua cả radar APG-63(v)3 mang mạng an-ten xoay tích cực giành cho F-15 cùng một vài thiết bị bổ sung cho máy bay tiêm kích và trực thăng chiến đấu.

 

Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot. 

Tiếp đến là Oman, quốc gia đã đặt mua 18 máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon, một trong những biến thể mới nhất của dòng máy bay phản lực này với giá 3,5 tỷ USD bao gồm cả máy bay, động cơ, hệ thống radar và vũ khí, trang bị đi kèm cũng ngay sau khi Mỹ chính thức thừa nhận có kế hoạch sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.

 

Trong trường hợp này thì mọi thể thức thông qua chỉ là mang tính hình thức bởi vì Oman, Kuwait và Ả Rập Saudi là những đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực – Cục hợp tác quân sự Lầu Năm Góc (DSCA) khẳng định. Tuy nhiên, đối tác số 1 của Mỹ tại Trung Đông từ trước tới nay vẫn là Israel.

 

 Máy bay tiêm kích F-16 Block 52.

Trước đó, Oman đã từng tiến hành đàm phán với Hãng Eurofighter để mua máy bay tiêm kích Typhoon nhưng không hiểu vì lý do gì sau đó Oman lại đặt mua máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ. Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng, Oman đã chủ động từ chối mua máy bay của châu Âu.

 

Máy bay tiêm kích F-16 Block 50. 

Tuy nhiên, sau đó Bộ Quốc phòng Oman và Anh cùng đưa ra tuyên bố rằng, đàm phán cung cấp máy bay tiêm kích Typhoon vẫn đang được tiếp tục. Trong thời gian này Oman sẽ mua thêm cả máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ vì thời gian cung cấp rất ngắn kể từ khi hai bên thỏa thuận xong.

 

 Máy bay vận tải quân sự S-130J Super Hercules.

Còn nhớ, lần cuối cùng Oman mua máy bay chiến đấu của Mỹ là vào năm 2005, khi đó Mỹ đã cung cấp cho Oman 12 máy bay tiêm kích F-16 Block 50. Trong lần đặt hàng này, rất có thể Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp cho Oman F-16 Block 50 hoặc Block 52 mang động cơ Pratt & Whitney F100-PW-229 và hệ thống radar Northrop Grumman APG-68(v)9.

 

Do đơn đặt hàng của Oman, Hãng Lockheed Martin sẽ phải tiếp tục duy trì sản xuất máy bay tiêm kích F-16 cho tới năm 2013-2015. Ngoài ra, Oman còn đặt hàng thêm hai chiếc máy bay vận tải quân sự S-130J Super Hercules của Tập đoàn Lockheed Martin.

 

Máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache của Mỹ. 

Nhìn Ả Rập Saudi và Oman dồn dập mua vũ khí, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại của Mỹ, Kuwait cũng thấy nóng lòng không chịu ngồi yên.

Ngày 12/8 vừa qua Bộ Quốc phòng Kuwait đã đặt mua ở Mỹ 209 tên lửa với giá 900 triệu USD cho tổ hợp tên lửa phòng không MIM-104 Patriot để tăng cường khả năng phòng thủ và bảo vệ vững chắc không phận quốc gia trước nguy cơ tấn công đường không từ Iran.

 

Máy bay trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk của Mỹ. (Ảnh minh hoạ).

Hiện nay, trong biên chế của lực lượng vũ trang Kuwait có khoảng 5 tổ hợp tên lửa phòng không Patriot biến thể RAS-2 và RAS-3. Với số lượng tổ hợp vũ khí này cộng thêm số tên lửa đang đặt mua của Mỹ Kuwait tự tin có thể tiêu diệt mọi phương tiện tấn công của Iran nếu vi phạm không phận quốc gia này.

 

Máy bay không người lái tàng hình Sofreh Mahi của Iran. 

Ngoài các đồng minh thân cận (Israel, Ả Rập Saudi, Kuwait và Oman), Mỹ cũng đã thu hút được thêm một số quốc gia khác trong khu vực (Qatar, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) quan tâm tới hệ thống vũ khí, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật quân sự hiện đại của mình, trong đó Qatar cũng đã sở hữu một số lượng nhất định tên lửa đối hạm hiện đại Exocet MM40 Block 30. Rất có thể trong tương lai gần Mỹ cũng sẽ nhận được các hợp đồng quân sự từ phía Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.

 

Tên lửa đối hạm Exocet MM-4 Block 30.

Tất cả những hoàn động này đã chứng tỏ một điều khá rõ ràng là các quốc gia vùng Vịnh đang tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra trong tương lai giữa Mỹ và Iran, cái mà ít nhiều đều ảnh hưởng đến an ninh và lợi ích của họ trong khu vực, đặc biệt là sau khi Mỹ thừa nhận có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran.

 

Máy bay tiêm kích F-14 Tomcat. 

Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ liệu có đủ điều kiện cần thiết để tấn công Iran hay không nhưng một thực tế mà ai cũng dễ dàng nhận ra là các Tập đoàn xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Mỹ đã thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ các đơn đặt hàng mới của các quốc gia vùng Vịnh.

 

Máy bay tiêm kích Saeqeh của Iran. 

Giới chuyên gia phân tích đang tỏ ra nghi ngờ rằng, đằng sau lời thừa nhận có kế hoạch tấn công quân sự vào Iran của giới chức quân sự Mỹ còn ngầm chứa ý đồ khác. Ngoài việc đe dọa Iran, có thể Mỹ còn nhằm kích động chạy đua vũ trang trên vùng Vịnh để thừa cơ trục lợi.

 

Máy bay tiêm kích Azarakhsh của Iran. 

Về phần mình, ngay từ đầu năm 2010 Iran đã tích cực đẩy mạnh các chương trình nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm các loại vũ khí mới, đặc biệt là sản xuất máy bay tiêm kích Saeqeh và Azarakhsh, nâng cấp máy bay chiến đấu F-14 Tomcat theo công nghệ riêng của Iran, thử nghiệm máy bay không người lái tàng hình Sofreh Mahi và mới đây nhất là máy bay ném bom không người lái Karrar, khánh thành nhà máy sản xuất tên lửa Qaem và Toofan-5.

 

Tên lửa Qaem của Iran. 
Tên lửa Toofan-5 của Iran. 
Máy bay ném bom không ngườ lái hủy diệt Karrar của Iran. 
Máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon. 

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Lenta)

Mời Quý độc giả chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và hiến kế để
Việt
Nam có nhiều Ngô Bảo Châu hơn nữa
Bấm vào đây để viết ý kiến, hoặc gửi về email [email protected]


Bình luận
vtcnews.vn