Vụ "đổi vợ" kỳ lạ ở Tuyên Quang bị Tiến sĩ XHH mổ phanh

Thời sựThứ Sáu, 13/08/2010 07:55:00 +07:00

(VTC News) - TS xã hội học Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho rằng trường hợp hi hữu "đổi vợ" là chuyện trùng hợp.

(VTC News) - TS xã hội học Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền đã "mổ phanh" trường hợp hi hữu lấy vợ của nhau ở Tuyên Quang dưới góc nhìn xã hội. Ông cho rằng đó là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên và là trường hợp đặc biệt đi ngược lại quy luật thường thấy trong xã hội.

Trường hợp hi hữu lấy vợ của nhau ở Na Hang (Tuyên Quang) thu hút được sự quan tâm rất lớn từ phía độc giả. PV VTC News đã có cuộc trao đổi với TS xã hội học Lưu Hồng Minh về vấn đề này.

Với cương vị là người nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học, ông có nhận xét gì về việc hai cặp vợ chồng được cho là hoán đổi vị trí mà báo chí thông tin?

Các nghiên cứu cho thấy, việc vợ chồng bỏ nhau để đi tìm tình yêu khác hay bỏ vợ, bỏ chồng để đến với tình yêu mới tại các nước trên thế giới là chuyện binh thường. Trên thế giới, việc các cặp vợ chồng ly hôn là chuyện bình thường, nó chiếm tới 25% đến 30% trong số cặp vợ chồng, thậm chí có nhiều nước tỷ lệ này còn cao hơn. Ở Việt Nam, do sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh, nên vấn đề này cũng đang ngày một gia tăng.

Sự việc của hai gia đình anh Thắng, anh Quan mà báo chí thông tin, theo tôi nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và là chuyện bình thường.

Người Việt vốn rất coi trọng văn hoá gia đình, dòng họ. Theo ông, trường hợp này có làm ảnh hưởng gì tới văn hoá ấy?

Đứng trên phương diện hệ thống quan hệ dòng họ, quan hệ trong gia đình, mối quan hệ này nó giữ con người ta lại, bó người ta lại trong khuôn khổ gia đình (về mặt tình cảm), hạn chế, không cho người ta thoả mãn về mặt tình cảm để bảo vệ và duy trì mối quan hệ gia đình.

Khi mà tình cảm của người này dành cho người kia không còn mãnh liệt, không còn nồng nàn nữa. Họ gặp được tình yêu từ người khác (không phải vợ, chồng mình – PV) nó mãnh liệt hơn, con người ta không chịu nổi vòng buộc của giới hạn quan hệ gia đình, dòng họ thì người ta sẽ bứt ra, và vượt ra khỏi phong tục, tập quán để thoả mãn tình cảm cá nhân.

Tuy nhiên, theo tôi, trong trường hợp này, người vợ cũ của anh Thắng không nên làm như vậy. Không nên bỏ lại ba con cho chồng, bỏ lại bố mẹ chồng như vậy.

 Tiến sĩ Lưu Hồng Minh trao đổi với VTC News

Nếu đặt ông là bố chồng của chị Pham (bố đẻ anh Quan), liệu ông có đồng ý để chị Pham làm vợ anh Thắng? Trong khi chị Pham vẫn là con dâu của mình?

Ủng hộ quá đi chứ. Bởi ít ra, chị Pham cũng được thoả mãn khát khao chăm sóc con cái - điều mà người phụ nữ nào cũng mong muốn.

Hơn nữa, chị Pham lại vẫn có thể là con gái cảu mình, có thể chăm sóc cho mình kể cả khi chị ta về làm dâu nhà khác. Tôi rất ủng hộ tư tưởng của ông bố anh Quan.

Vậy ông có thể đưa ra nhận định gì trong tương lai về cuộc sống gia đình trong trường hợp “hoán chỗ” của hai cặp vợ chồng này?

Theo tôi, như VTC News phản ánh, dư luận cũng như tâm lý của gia đình hai bên như vậy, trong tương lai, cuộc sống của họ sẽ là đi ngược lại với quy luật mà ta thường thấy ở xã hội hiện tại.

Mặc dù cuộc “hôn nhân” giữa anh Thắng và chị Pham được coi là phạm luật hôn nhân gia đình. Nhưng nó đã, đang và sẽ mang lại hạnh phúc cho cả hai bên. Rõ ràng, như thông tin đăng tải, chị Pham không có khả năng sinh nở, vậy thì cái bản năng khát khao làm mẹ của chị ta sẽ rất lớn.

Khi chị về làm vợ anh Thắng, chị có 3 người con, và như vậy, chị có thể thực hiện thiên chức chăm sóc con của một người mẹ. Ba đứa con của anh Thắng cũng sẽ có chỗ dựa để trở thành con ngoan… Bên cạnh đó, chị cũng được sự ủng hộ của gia đình nhà chồng cũ (anh Quan) và đám cưới giữa chị với anh Thắng đã được mọi người rất ủng hộ. Điều đặc biệt nữa là 3 đứa con của anh Thắng lại rất quý chị Pham.

Như thế sẽ rất thuận lợi cho việc chị chăm sóc và dạy bảo các “con”, và bố mẹ anh Thắng cũng có người chăm sóc lúc tuổi già, cuộc sống của chị sẽ rất hạnh phúc (nếu mối quan hệ trong gia đình mới này được giữ vững). Hơn nữa, khi chồng cũ của chị là anh Quan sinh sống với vợ của anh Thắng, biết đâu đấy hai người sẽ có con, và nó xoá bỏ được sự mặc cảm về việc anh Quan không có con “nối dõi tông đường”, anh Quan và chị kia rồi sẽ quay về chăm sóc tuổi già của cha mẹ.

Như vậy, nó rất có thể sẽ cho kết quả ngược lại với quy luật mà ta thường thấy ở những trường hợp bố mẹ ly dị, ly thân nhau ở xã hội hiện tại. Thường thì ta thấy, khi các cặp vợ chồng ly hôn, con cái họ sẽ trở nên buồn bã, chán nản, nhiều trường hợp trở nên tự kỷ, chơi bời, lêu lổng (nếu không muốn nói là hư hỏng).

Vì vậy, tôi cho rằng đây là trường hợp đặc biệt trong vấn đề ly hôn, ly dị trong xã hội hiện nay.

Theo ông, có thể coi đây là cuộc “đổi vợ” như báo chí thông tin?

Tôi không đồng tình viiệc coi nó là việc “đổi vợ”. Bởi như thế, vô hình chung anh đã tuyên truyền, cổ vũ cho lối sống “kết hôn nhóm” mà nó không nên tồn tại và phát triển trong xã hội. Nhất là một nước coi trọng tình cảm gia đình như ở Việt Nam.

Hơn nữa, suy cho cùng, nội tình của trường hợp này lại vốn dĩ không phải là cuộc “trao đổi”. Nếu nói là “đổi vợ” thì bản thân anh Thắng và anh Quan phải cùng thống nhất và đồng tình trao đổi. Nhưng ở đây thì hoàn toàn không phải. Nói cho cùng thì anh Quan là người “cướp” vợ của anh Thắng, và việc anh Thắng và chị Pham đến với nhau trong trường hợp này nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Ông có cho rằng anh Thắng lấy chị Pham là để “trả thù” anh Quan đã chiếm tình cảm của vợ mình?

Tôi không nghĩ vậy. Bởi thường thì, để trả thù anh Quan hay vợ của mình, người ta sẽ tìm cho mình một người phụ nữ khác trẻ hơn, đẹp hơn vợ cũ của mình để chứng minh rằng, “không có cô, tôi cũng còn có người khác thậm chí là hơn cô”. Và nếu, để trả thù anh Quan, thì chẳng hơi đâu anh Thắng lại đi lấy chị Pham.

Vậy nên không thể nói cuộc kết hôn của anh Thắng với chị Pham là có động cơ trả thù.

Xin cảm ơn ông!

Nam Phong

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010

Hãy tham gia bình chọn cho người đẹp mà bạn yêu thích nhất.
Người đẹp được bình chọn nhiều nhất sẽ được nhận danh hiệu

"Người đẹp do khán giả bình chọn"cùng phần thưởng

50 triệu đồng và 01 xe Vespa LX hồng(trị giá 66 triệu đồng)

Soạn tin:HH  <Số Báo Danh>  <Số người bình chọn đúng>  gửi 8530

Xem danh sách thí sinh và thông tin chi tiết tại

http://binhchon.hoahauvietnam2010.vn

Bình luận
vtcnews.vn