Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Kinh tếThứ Năm, 04/12/2014 03:33:00 +07:00

(VTC News) - Chậm tăng trưởng tín dụng ngân hàng đang cản trở tăng trưởng GDP ở Việt Nam, dựa theo những báo cáo kinh tế mới nhất từ ICAEW.

(VTC News) - Chậm tăng trưởng tín dụng ngân hàng đang cản trở tăng trưởng GDP ở Việt Nam, dựa theo những báo cáo kinh tế mới nhất từ Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW).

Tuy nhiên, tăng đầu tư trong nước so với phần còn lại của ASEAN và việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thúc đẩy các cơ hội giúp cho sự phát triển mạnh mẽ hơn.
 

Báo cáo của ICAEW mang tên Tầm nhìn kinh tế: Đông Nam Á (Economic Insight: South East Asia), được thực hiện bởi CEBR - Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh, một trong những đối tác và là nhà dự báo kinh tế của ICAEW.

Được uỷ quyền bởi ICAEW, bản báo cáo được thực hiện định kỳ mỗi quý đã cung cấp tới 140.000 thành viên cái nhìn rõ nét về tình hình kinh tế các nước trong khu vực. Báo cáo sẽ tiến hành đánh giá tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á theo từng quý, với trọng tâm là các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Các báo cáo Q4 tập trung vào những ảnh hưởng của việc thành lập AEC đến khu vực. ASEAN đặt mục tiêu hình thành AEC vào cuối năm 2015, với mục tiêu lâu dài sẽ thúc đẩy sự luân chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề cao, cùng dòng vốn tự do hơn.

Mục tiêu rõ ràng của kế hoạch này là biến AEC trở thành “trung tâm” của ASEAN, đảm bảo rằng khu vực này mang tính cạnh tranh cao, đủ khả năng tích hợp vào nền kinh tế toàn cầu và hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Ông Douglas McWilliams, nhà kinh tế trưởng đứng đầu của ICAEW và Chủ tịch điều hành của CEBR, cho biết: "Quá trình hội nhập kinh tế trong ASEAN thực sự biến chuyển vào năm 1992 khi các thành viên cam kết sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do và tăng tốc vượt bậc bảy năm trước, khi các nước trong khu vực đồng thuận loại bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2015. Điều này giúp tăng lên rất nhiều tỷ lệ thương mại trong khối ASEAN.

"Nhưng thật sự, việc tự do thương mại giữa các quốc gia đòi hỏi nhiều hơn là chỉ giảm thuế. Các rào cản khác, chẳng hạn như: hạn ngạch, thủ tục hải quan và sự khác biệt trong tiêu chuẩn hoặc quy định, cũng cần được loại bỏ và điều này thực sự khó khăn để tiến hành. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã học tập theo những cách thức mà Liên minh châu Âu (EU) tiến hành trước đây để hài hòa các quy định về sản phẩm trong khu vực, bằng cách cung cấp một khuôn khổ thống nhất cho các thành viên quyết định nếu các nước muốn theo đuổi việc công nhận chính sách của nhau về giao thương và hàng hoá.

"Ngay cả với một ý chí chính trị mạnh mẽ thực sự, hài hoà các quy định và tiêu chuẩn giữa các quốc gia là một quá trình phức tạp. Nỗ lực hài hòa hóa các tiêu chuẩn và quy định của EU bắt đầu vào năm 1988 và bây giờ mới bước đầu được hoàn thành đối với thương mại hàng hóa. Đối với thương mại dịch vụ, EU vẫn còn một quá trình dài để hoàn thiện. "

Bên cạnh khu vực thương mại tự do, một mục tiêu quan trọng khác trong việc hội nhập khu vực cần đạt được, chính là một thị trường chung nơi cả vốn và lao động có thể di chuyển tự do qua biên giới. Với việc ASEAN tiếp tục chứng minh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực, khi giao thương nội trong khối ASEAN có chỉ số FDI tăng từ 13% năm 2000 lên 17% trong năm 2013, tính trong tổng số FDI quốc gia, một hệ thống ngân hàng và khuôn khổ pháp lý chung có thể giúp tăng quy mô các khoản đầu tư hơn nữa.

Ngoài ra, tự do hoá di chuyển nguồn vốn cá nhân  cũng là một thách thức khó khăn, khi có sự chênh lệch lớn về thu nhập và phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Khu vực này chỉ có một số ít người nước ngoài thuộc khối ASEAN sinh sống trên quốc gia của các thành viên khác khi chiếm 0.6% so với 2.5% của số lượng những người di cư nội trong khu vực EU vào năm 2010. Việc chuyển đổi lao động theo một phương pháp tốt hơn là cần thiết, giúp công nhân có thể đến nơi mà họ nhận được nhiều nhu cầu và chuyển giao các kĩ năng.

Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực ICAEW Đông Nam Á, cho biết: “ASEAN có sự chênh lệch nhiều giữa các quốc gia thành viên hơn so với châu Âu, vì vậy có thể mất một thời gian dài để AEC được tích hợp như EU. Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ chỉ có lợi ích trong tương lai, trước mắt chúng tôi cũng đã nhìn thấy được các lợi ích ngay tức thì.

Hội nhập một cách tăng cường hơn nữa, như việc xây dựng một đường cao tốc nối Kuala Lumpur đến Singapore, sẽ giúp tạo nên các liên kết mật thiết về kinh tế. Mức độ cao của sự kết nối chính là chia sẻ nhiều hơn về kiến thức và kỹ năng, từ đó giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp có giá trị sáng tạo cao"

Hạnh Dung
Bình luận
vtcnews.vn