Video: Phi công bị hút ra khỏi máy bay ở độ cao 5 km, hành khách tự định đoạt số phận

Thế giớiChủ Nhật, 22/10/2017 17:22:00 +07:00

Vào thời điểm quyết định đưa ra lựa chọn cứu hay không cứu viên phi công bị hút quá nửa người ra khỏi máy bay ở độ cao 5.000 m, 81 hành khách trên chuyến bay 5390 của British Airways đã đưa ra quyết định khiến không ít người bất ngờ.

Sáng 10/6/1990, cơ trưởng Tim Lancaster, 42 tuổi và cơ phó Alastair Atchison, 39 tuổi theo đúng lịch trình cất cánh điều khiến chiếc chiếc máy bay BAC 1-11 mang số hiệu 5390 của British Airway từ sân bay Birmingham, Anh đến thành phố Malaga, Tây Ban Nha. 

Mọi chuyện diễn ra hết sức bình thường cho tới khi chiếc phi cơ lên tới độ cao 5.300m thì bỗng nhiên một tiếng nổ lớn vang lên. Phần kính chắn gió phía tay trái của cơ trưởng Lancaster không hiểu vì lý do gì bất ngờ nổ tung. Chênh lệch áp suất cực lớn giữa không khí bên trong và bên ngoài khoang lái khiến viên phi công kỳ cựu bị hút ra khỏi máy bay. 

Video dựng lại vụ việc 

Theo bản năng, ông cố gắng móc chân mình vào phần ghế lái trong lúc chờ đợi nam tiếp viên hàng không Nigel Ogden lúc đó đang có mặt trong buồng lái túm lấy mình. Nhưng Ogden cũng dần kiệt sức và bắt đầu cảm thấy tê liệt.

Tuy nhiên, ngay vào thời điểm Ogden cảm thấy không thể thắng nổi tử thần và sức gió khủng khiếp đang gào thét đòi mạng viên cơ trưởng thì một tiếp viên khác là Simon Rogers đã lao tới để tiếp sức. Nhớ lại khoảnh khắc này, cả hai nói rằng điều duy nhất họ nghĩ tới lúc đó là phải giữ được mạng sống của ông Lancaster dù khi đó nửa thân người của ông đang treo lơ lửng ở bên ngoài. 

Nhưng họ lại không phải là những người có thể quyết định được điều đó. Trên thực tế, việc giữ lại mạng sống cho viên phi công 42 tuổi hoàn toàn thuộc về 81 hành khách có mặt trên chuyến bay định mệnh ấy. 

20170824-chuyen-la-hom-nay-phi-cong-bi-hut-ra-khoi-may-bay-song-sot-than-ky-6

Ảnh dựng lại hiện trường.  

Tình thế khi đó hết sức nguy cấp. Phần kính chắn gió bị vỡ khiến không khí bên ngoài tràn vào bên trong khiến cho khí áp trong khoang bị mất cân bằng. Vậy nên nếu không bịt phần cửa chắn gió bị vỡ, dưỡng khi trên máy bay vốn chỉ đủ để cung cấp cho các hành khách trong 30 phút có thể sẽ cạn kiệt, đồng nghĩa với việc tất cả sẽ chết. 

Các hành khách lúc này buộc phải lựa chọn giữ hay không giữ viên cơ trưởng bởi theo quy định của British Airways, hành khách có quyền quyết định khi gặp những sự cố trên không như vậy. 

1,2 cánh tay bắt đầu giơ lên. Sau đó đến 5,10 rồi 20 cánh tay đồng ý với quyết định hi sinh viên phi công đang chống chọi với cái lạnh -7 độ C. Nhưng rồi khi đã có nửa số ý kiến đồng ý, các cánh tay đột ngột rút xuống để rồi sau đó toàn bộ 84 hành khách chấp nhận mạo hiểm giữ lại mạng sống của cơ trưởng và phó thác số mệnh cho cơ phó Alistair Atcheson. 

1

Cơ trưởng Timothy Lancaster trở lại làm việc chỉ 5 tháng sau tai nạn. 

Rất may, nhờ sự hướng dẫn của trung tâm điều khiến, viên phi công 39 tuổi này đã điều khiến máy bay hạ cánh an toàn sau đó khoảng 20 phút tại sân bay Southampton.

Cơ trưởng Lancaster lập tức được chuyến tới bệnh viện và được chuẩn đoán là bị gãy xương cánh tay phải, ngón tay cái phải và cổ tay trái. Tuy nhiên, chỉ 5 tháng sau vụ tai nạn, ông đã trở lại làm việc bình thường, điều mà chính viên phi công dày dặn này cũng khó mà tưởng tượng nổi. 

Ngay sau tai nạn, các nhà điều tra đã bắt tay vào cuộc và phát hiện ra rằng nguyên nhân của tai nạn xuất phát từ việc các các kỹ sư bảo dưỡng đã dùng các con vít quá nhỏ khiến chúng không chịu được áp suất của không khí. 

Song Hy
Bình luận
vtcnews.vn