Vì sao xăm trổ hay bị kỳ thị, bị gọi là ‘đối tượng’?

Thời sựThứ Hai, 08/08/2016 14:44:00 +07:00

Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, lực lượng cảnh sát Hà Nội ra quân lập lại trật tự an toàn giao thông đặc biệt chú trọng “soi” kỹ những đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo vi phạm.

Thăm dò ý kiến: Bạn có dè chừng người xăm trổ đầy mình?

Trước hết, phải nói luôn rằng, xăm trổ là một nghệ thuật, nếu như người xăm trổ hướng đến nghệ thuật, tức là hướng đến cái đẹp.

Không ai đánh đồng tất cả những người xăm trổ đều là đối tượng ngổ ngáo, bặm trợn. Tôi biết có những người xăm trổ đầy mình, nhưng rất hiền từ, chỉ có điều họ muốn nghịch ngợm phá cách.

Nhưng, có một thực tế đang diễn ra ở nước ta: Ngoài một số xem xăm trổ là nghệ thuật thì còn lại phần lớn đang lấy xăm trổ để khẳng định “số má” trên giang hồ, là những đối tượng đâm thuê chém mướn, đầu trộm đuôi cướp, tạo ra cái nhìn phản cảm, kỳ thị của xã hội đối với xăm trổ…

giang-ho-ngo-ngao-1403-1448

 Những kẻ côn đồ mang dao chọc tiết heo cán dài đi giết người bị Cảnh sát 113 Công an TP.HCM bắt giữ

Theo từ điển mở Wikipedia, xăm là một hình thức ghi dấu vĩnh viễn bằng mực làm thay đổi sắc tố da để làm đẹp, tạo ấn tượng hoặc những nguyên nhân khác. Xăm ở người là một loại hình nghệ thuật cơ thể, trong khi xăm ở động vật thường để nhận biết và đánh dấu là vật sở hữu.

Xăm mình xuất hiện từ thời Đồ Đá mới. Rất nhiều những xác ướp được tìm thấy từ thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên ở Ai Cập hay Siberia. Một số những xác ướp nổi tiếng có hình xăm như Ötzi the Iceman, xác ướp của Amunet,...

Sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) viết như sau:Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:- Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.

Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.

Đặc biệt thời Trần, những thành viên thuộc đội quân Thánh Dực bảo vệ xa giá sẽ được xăm lên trán ba chữ Thiên Tử Quân (Quân đội Thiên Tử). Nghệ thuật này còn được thấy rõ rệt dưới triều đại này với việc xăm hai chữ Sát Thát (Giết giặc Tarta) trong thời kỳ kháng chiến chống Nguyên Mông, thể hiện sự quyết tâm đồng lòng chiến đấu, bảo vệ giang sơn của cha ông ta.

 
Việc chọn cho mình hình xăm trên cơ thể cũng là thể hiện một phần nhân cách. Ít người tử tế chọn cho mình cách xăm trổ rồng phượng đầy người.

Thường, những người xăm trổ thời ấy đều là những chiến binh dũng cảm và can trường, họ xăm trổ để thể hiện sức chịu đựng và chí hướng của mình. Nhiều người dân cũng thường cũng xăm lên bụng những chữ Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc…thể hiện tinh thần thượng võ.

Như vậy, có thể thấy, xuất phát điểm của nghệ thuật xăm hình của người Việt vốn dĩ rất đẹp và mang ý nghĩa cao thượng, thậm chí là tinh thần thượng tôn, bảo vệ đất nước, bảo vệ bờ cõi.

Vậy mà thực tế hiện nay, những ai đang sở hữu trên mình các hình xăm? Một phần đó là các nghệ sỹ, người hoạt trọng lĩnh vực nghệ thuật.

Một phần là những người bình thường với những hình xăm nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu, mục đích chính là để làm đẹp, tức là đặt yếu tố thẩm mỹ lên trên hết…

Còn đa số xăm trổ là những đối tượng ngổ ngáo, những kẻ lông bông hay gây sự; thậm chí đó là bảo kê, dắt gái, đâm thuê chém mướn, đầu trộm đuôi cướp hoặc những tay giang hồ số má, với những thành tích bất hảo.

Video: Hotgirl xăm trổ đầu trần chạy xe máy trên phố

Khi đem câu chuyện này kể cho một tiến sỹ về văn hóa, vị này nói với tôi thế này: “Thử nghĩ xem, những kẻ ngổ ngáo đó, nếu không có hình xăm để ra oai với thiên hạ thì họ có điều gì để người ta sợ. Mà họ chỉ cần thiên hạ sợ là họ có cửa tồn tại, có cửa để làm ăn rồi…”. Việc chọn cho mình hình xăm trên ơ thể cũng là thể hiện một phần nhân cách. Ít người tử tế chọn cho mình cách xăm trổ rồng phượng đầy người.

Ngẫm ra thấy quá đúng. Hàng ngày, mỗi khi ra đường, đến quán café, hay quán trà đá ven đường…, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những thanh niên xăm trổ đầy mình, với đủ các hình thù kỳ quái và thấy có sự phân biệt khá rõ rằng, từ tóc tai nhuộm xanh đỏ tím vàng, quần áo kiểu bặm trợn đến cách ăn nói, đi lại đều khiến những xung quanh phải dè chừng.

Họ dè chừng vì họ nghĩ nếu lỡ đụng đến những người này thì hậu quả chưa biết sẽ ra sao. Và cũng bởi thực tế, trên bản tin pháp luật của các báo, hàng ngày hàng giờ đều xuất hiện những tin tức kiểu giang hồ, côn đồ cầm dao chém người chỉ vì những va chạm nhỏ nhặt…

Ở nước ta hiện nay, từ nông thôn ra thành thị, từ Bắc chí Nam, từ lứa tuổi mới lớn cho đến trung niên, rất nhiều người xăm trổ và trở thành đối tượng mà mọi người xung quanh phải “kiêng dè”, thậm chí người dân bình thường nhìn thấy các đối tượng này là mặc định trong đầu ý thức tránh xa để “đỡ phiền phức”.

Lý giải điều này như thế nào? Xã hội đang phát triển và dường như, sự định hướng về văn hóa, thẩm mỹ, về lối sống của chúng ta đang có vấn đề nghiêm trọng. Ở chỗ, đáng lẽ xăm trổ để làm đẹp thì giờ đây, nhiều kẻ lấy xăm trổ làm “bảo bối” để dọa thiên hạ, ức hiếp người yếu thế. Có phải xăm trổ ở nước ta đã trở thành “biểu tượng” của một bộ phận bất hảo trong xã hội?

Nếu nhìn ở góc độ khác, việc chọn cho mình hình xăm trên cơ thể cũng là thể hiện một phần nhân cách. Ít người tử tế chọn cho mình cách xăm trổ rồng phượng đầy người.

Thử hỏi, ở các cơ quan Nhà nước, rồi các đơn vị cần tuyển nhân sự, họ sẽ nghĩ gì khi thấy ứng viên trước mặt mình đầy hình xăm rồng phượng, ma quỷ, quái thú? Liệu họ có tuyển những đối tượng này vào làm nhân viên?

13932196_894905500653176_860360581_o

Một người xăm mình lái xe vi phạm giao thông đang được CSGT kiểm tra. Ảnh minh họa 

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà các trường trong lực lượng vũ trang, lực lượng quân đội không bao giờ chấp nhận thí sinh có hình xăm trên người. Thử tưởng tượng xem, nếu một chiến sỹ công an hay một người lính đứng trước dân mà có hình xăm khắp người thì dân ai còn tin nữa? Ai còn tin đó những người sẽ giúp dân bảo vệ bờ cõi, bảo vệ an ninh trật tự?

Như thế, rõ ràng, ở đây không còn là câu chuyện thích hay không thích xăm nữa mà nó còn ở nhân cách, ở việc định vị sự tử tế trong con người từ hình ảnh, ăn mặc, tác phong đi lại cho đến tính cách, ứng xử và làm việc.

Đúng là buồn cho những người xem xăm trổ là một nghệ thuật. Bởi, nhiều kẻ dùng hình xăm trổ để làm việc bất hảo, làm hoen ố môn nghệ thuật vốn rất đẹp này.

Chính vì những lý lẽ đó, không phải ngẫu nhiên mà mới đây, lực cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) lại tiến hành ra quân lập lại trật tự an toàn giao thông, trong đó đặc biệt chú trọng “soi” kỹ những đối tượng xăm trổ, ngổ ngáo vi phạm giao thông.

Đó cũng là những kẻ thường đi xe không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng… và sẵn sàng gây gổ, ẩu đả với người đi đường và với cả lực lượng cảnh sát đang thực thi nhiệm vụ. Những đối tượng đó cần được nghiêm trị, chứ không “thả lỏng” như thời gian qua.

Video: Thanh niên đầu trần, xăm trổ lái xe lạng lách trước mặt CSGT

Khánh Nguyên
Bình luận
vtcnews.vn