Vì sao phải giải cứu "con nợ" Mỹ? (Kì 1)

Thế giớiThứ Hai, 01/08/2011 10:31:00 +07:00

(VTC News) - Sau nhiều cuộc đàm phán về nâng mức nợ trần, Quốc hội Mỹ cuối cùng cũng đã đạt được thỏa thuận nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ "vỡ nợ".

(VTC News) - Sau nhiều cuộc đàm phán về nâng mức nợ trần, Quốc hội Mỹ cuối cùng cũng đã đạt được thỏa thuận nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ "vỡ nợ" lịch sử.

Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tối hôm qua (31/7) theo giờ địa phương tuyên bố, Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ ở Mỹ đã đạt được nhất trí về việc nâng mức trần nợ công – vấn đề khiến quốc hội Mỹ đau đầu suốt nhiều cuộc đàm phán trước đó, cứu vãn cuộc khủng hoảng nợ công xuống dốc không phanh lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama: "Chúng tôi không còn nhiều thời gian... chỉ cần lần bỏ phiếu này thành công, chúng tôi sẽ kết thúc tất cả."

Nguy cơ vỡ nợ đang yếu dần


Theo ông Obama, Quốc hội Mỹ đã đồng ý nâng mức trần nợ công, và đã tránh được nguy cơ vỡ nợ lịch sử cho nước Mỹ. Theo như thỏa thuận này, chính phủ Mỹ sẽ cắt giảm mạnh chi tiêu tài chính. Các nghị sĩ của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Mỹ sẽ tiếp tục phê chuẩn phương án nâng mức nợ trần trong vài ngày tới.

Ông Obama chia sẻ: “Hiện nay, nền kinh tế Mỹ đang yếu dần. Quyền quyết định nằm trong tay chúng tôi, chúng tôi không còn nhiều thời gian nữa… chỉ cần lần bỏ phiếu lần này thành công, chúng tôi sẽ kết thúc tất cả…”

Trả lời câu hỏi của phóng viên hãng CNN, lãnh đạo Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa cho biết: “Chúng tôi đã nhất trí việc tăng mức trần lãi nợ công.” Một nghi sĩ Đảng Dân chủ nói, đạt được thỏa thuận chỉ còn là vấn đề thời gian, khả năng Mỹ vỡ nợ đang yếu dần, tuy nhiên cũng cho biết cần chuẩn bị kỹ hơn nữa cho phương án này.

Nhà Trắng cùng lãnh đạo Đảng Cộng hòa vẫn đang tiến hành thỏa thuận về phương án mới nâng mức trần nợ công chia làm hai đợt với tổng số tiền là 2.400 tỷ USD, đồng thời sẽ cắt giảm lượng lớn chi ngân sách trong 10 năm tới. Đợt một sẽ sớm nâng mức trần nợ công là 1000 tỷ USD.  Đợt hai sẽ nâng mức trần nợ công số còn lại vào cuối năm nay.

Phương án này cần tiến hành song song với việc Quốc hội Mỹ tiến hành bỏ phiếu về việc sửa đổi hiến pháp; đồng thời yêu cầu thành lập một Ủy ban chuyên môn có sự tham gia của một nửa nghị sĩ của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, phụ trách tình hình tài chính.
Nghị sĩ Đảng Dân chủ phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua (31/7)

Nghị sĩ hai đảng đã định chiều hôm qua (31/7) tiến hành bỏ phiếu theo trình tự đối với phương án này, sau khi được thông qua thì sẽ tiếp tục bỏ phiếu lần cuối. Nếu phương án được hai đảng của Quốc hội phê chuẩn thì mới trình lên Tổng thống Obama ký duyệt, khi đó, chính phủ Mỹ đã tránh được nguy cơ vỡ nợ trong lịch sử.

Tuy nhiên, một nguồn tin cho hay, việc hai đảng trong Quốc hội có bỏ phiếu thông qua hay không vẫn còn là một nghi vấn.

Thống kê của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy, chính phủ Liên bang Mỹ đã chi vượt mức qui định 14.290 tỷ USD vào hôm 16/5 vừa qua, nếu Quốc hội Mỹ không thống nhất nâng mức trần nợ công trước hạn 2/8 tới thì chính phủ Mỹ sẽ đối diện với nguy cơ vỡ nợ. Gần đây, Quốc hội Mỹ đã trải qua nhiều cuộc đàm phán về phương án tăng mức trần nợ công. Giới phân tích nhận định, phút cuối cùng trên bàn đàm phán, hai đảng của Quốc hội đã nhất trí phương án nâng mức trần nợ công, và quyết định đó đã giúp nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử.

Vì sao phải giải cứu "con nợ" Mỹ?

Một khi Mỹ vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ tài chính thế giới, thị trường trái phiếu, cổ phiếu và chứng khoán sẽ tụt giảm nghiêm trọng. Khi đó, đồng USD sẽ mất giá trầm trọng, khiến cho mốt số mặt hàng như giá dầu tính bằng USD tăng cao, gây ra nạn lạm phát tăng cao ở các nền kinh tế khác.

Giải cứu đồng USD

Một bài bình luận đăng tải trên báo Trung Quốc phân tích, việc giới chức Mỹ đang tranh cãi về việc nâng mức trần nợ công là nhằm "qua mặt" cả thế giới. Nếu giới khách Mỹ không thế nhất trí về việc nâng mức trần nợ công trong hạn chót hôm nay (1/8) thì sẽ gây ra sự bất mãn cho nhiều nước khác; trong đó Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Được biết, trong 3.200 tỷ USD dự trữ mà Trung Quốc đang nắm giữ, có khoảng 1.200 tỷ USD là nợ công của Mỹ.

Nhiều học giả kinh tế cho biết, vì nợ công của Mỹ hiện đã kịch trần nên Trung Quốc sẽ điều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối, giảm mạnh việc mua tài sản và nợ công của Mỹ.

Trung Quốc - chủ nợ lớn nhất của Mỹ hiện tại đang gây áp lực nặng nề cho nước Mỹ. Báo giới Anh hôm qua (31/7) giật title: "Trung Quốc đã mất hết kiên nhẫn với 'con nợ' Mỹ".

Còn tiếp...

Đỗ Hường
Bình luận
vtcnews.vn