Vì sao mỹ nhân Trung Quốc mang theo gối khi ngoại tình?

Phóng sự - Khám pháChủ Nhật, 04/12/2011 09:46:00 +07:00

Phụ nữ Trung Quốc cổ đại, bất kể tiểu thư lá ngọc cành vàng, hoàng hậu, quý phi hay thường dân đều mang theo gối của mình mỗi khi “mây mưa” cùng nhân tình.

Phụ nữ Trung Quốc cổ đại, bất kể tiểu thư lá ngọc cành vàng, hoàng hậu, quý phi hay thường dân đều mang theo gối của mình mỗi khi “mây mưa” cùng nhân tình.

Trong “Tây sương ký”, cô hầu gái Hồng Nương thường mang chiếc gối uyên ương cho tiểu thư Thôi Oanh Oanh trong mỗi lần tìm tới chốn hò hẹn cùng Trương sinh. Sử sách cho biết, gối uyên ương - vật bất ly thân của những phụ nữ có cuộc tình lén lút  - bắt nguồn từ câu chuyện giữa cặp nam thanh, nữ tú trong “Tây sương ký”.

Cảnh ngượng ngùng trong buổi đầu tình cờ chạm mặt của Thôi Oanh Oanh và Trương sinh.  

Gối uyên ương là chiếc gối được thêu thùa cẩn thận hình ảnh đôi uyên ương tình tứ không rời hay là chiếc gối đủ dài, đủ rộng để cặp tình nhân có thể gối đầu mỗi khi ân ái? Hậu thế vẫn chưa thể làm rõ tên gọi này. Nhưng cụm từ “uyên ương” cũng đủ toát ra ý nghĩa, đó là vật sở hữu chung của cả người nam và nữ trong cuộc ân ái. Nếu chỉ dành cho một người gối, e sẽ chẳng còn tên gọi ấy mà phải đổi thành “gối cô đơn”.
 
Ngoài ý nghĩa này, gối uyên ương còn được phụ nữ thời xưa mang làm tặng phẩm cho người tình. Điển hình của việc này là câu chuyện của Tào Tử Kiến và chị dâu Chân Mật (vợ yêu của Tào Phi).

Ngay khi về làm dâu họ Tào, vẻ đẹp sắc nước hương trời của Chân Mật đã khiến cả bố lẫn em chồng xiêu lòng. Mãi tới khi nàng bị Tào Phi đày ra Nghiệp Thành, ép chết vào năm 233, Tào Thực mới công khai bày tỏ nỗi tương tư, thương xót cho người con gái bạc mệnh.

Nàng Chân Mật hồng nhan bạc mệnh.  

Tương truyền, Chân Mật sau khi chết hóa nữ thần trên sông Lạc Thủy. Tào Thực trong một chuyến du ngoạn sông này, nằm mộng giữa đêm khuya, gặp được nàng. Hai người họ mừng mừng tủi tủi, quấn quít ân ái tới sáng mới tàn cuộc vui.

Trước phút chia lìa, nàng Chân tặng lại cho người tình chiếc gối vương mùi hương của mình để hai người mãi tương tư về nhau, dù thần linh – người phàm cách biệt ngàn trùng. Câu chuyện này chỉ là giai thoại được lưu truyền trong dân gian, nhưng toát lên ý nghĩa lãng mạn của tích tặng gối cho người tình.

Ngay chính công chúa Cao Dương thời Đường cũng từng âu yếm dành tặng cho tình nhân của mình chiếc gối làm tín vật. Và câu chuyện tình vượt khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đã đẩy nàng công chúa táo tợn thời Đường lâm vào thảm kịch.

Được gả cho con trai tể tướng Phòng Huyền Linh là Phòng Di Ái, nhưng với tính cách cao ngạo, thích tự do của mình, công chúa Cao Dương luôn cảm thấy bất hạnh bởi cuộc sống phu thê nhạt nhẽo.

Chiếc gối ngọc đẩy mối tình Cao Dương - Biện Cơ lâm vào bi kịch.  

Về sau, Cao Dương tình cờ gặp Biện Cơ, vị cao tăng có công đầu trong việc biên soạn cuốn “Đại Đường Tây vực ký”. Tuy là kẻ xuất gia nhưng Biện Cơ tướng mạo oai phong đường vệ, tuấn tú khôi ngô, lại hành xử khiêm nhường đúng mực, khiến công chúa Cao Dương đem lòng thầm thương trộm nhớ.

Hai người họ nhanh chóng quấn quít như đôi uyên ương, ngày ngày hò hẹn giữa chốn thanh tịnh nơi cửa chùa hay chỗ hoang vắng, ít người qua lại. Mối tình tội lỗi kéo dài suốt 8 năm và họ sinh cho nhau một cặp "tiên đồng ngọc nữ".

Trong khoảng thời gian mặn nồng, công chúa Cao Dương tặng cho Biện Cơ rất nhiều tín vật, quý giá hơn cả là chiếc gối ngọc – một vật phẩm chuyên dùng trong hoàng thất. Mối tình của họ cũng bị bại lộ từ chính tín vật tình yêu này.

Vào một đêm trăng, Hoằng Phúc tự, nơi hòa thượng Biện Cơ tu hành, đã bị đạo chích trộm đồ. Không may, chiếc gối ngọc cũng biến mất.

Tên trộm này sau đó bị quan phủ bắt giữ. Mối tình vụng trộm của công chúa lá ngọc cành vàng và kẻ tu hành nhanh chóng bị vỡ lở. Biện Cơ bị chém đầu ngay dưới gốc liễu tại Tây thị xưởng, 10 cung tần biết chuyện ngoại tình của Cao Dương mà che giấu bấy lâu cũng bị ép thắt cổ tới chết.

Chiếc gối ngọc tỏa hương ngày nào giờ nhuốm tràn máu và sự bi thương của mối tình oan nghiệt. Mọi di vật của Biện Cơ được Đường tăng Trần Huyền Trang cất giữ trong tăng phòng của Đại Từ Ân tự.

Tương truyền, vào những đêm trăng thanh gió mát, các tăng ni trong chùa vẫn nghe thấy tiếng khóc than ai oán của Biện Cơ. Nhưng không ai lý giải nổi, đó là tiếng thở than cho phận bạc hay là nỗi lòng tương tư của vị hòa thượng gửi tới công chúa Cao Dương. Câu chuyện đau lòng của họ khiến hậu thế rút ra bài học quý giá: nhất thiết không lưu lại dấu vết khi vụng trộm tư tình…

Mai AnhĐất Việt
Bình luận
vtcnews.vn