Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa: 'Phải giữ lại những doanh nghiệp mang tính chất đặc thù của quân sự, quốc phòng'

Thời sựThứ Sáu, 14/07/2017 07:41:00 +07:00

"Khi quân đội lao động sản xuất và làm kinh tế nó thể hiện tinh thần tự lực, tự cường, bảo đảm đáp ứng được mọi tiềm lực như sức khỏe, củng cố các trang thiết bị phục vụ chiến đấu" - đó là lý do tại sao cho đến nay quân đội vẫn phải gắn liền với phát triển kinh tế.

Sáng 13/7, Bộ Quốc phòng đã tổ chức họp báo việc doanh nghiệp quân đội làm kinh tế và trả lời nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp quân đội.

Tại buổi họp báo, Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị - Bộ Quốc phòng đã trả lời nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề quân đội làm kinh tế.

Untitled

Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính Trị - Bộ Quốc phòng trả lời phỏng vấn PV VTC 1 

- Sau vụ sân bay Tân Sơn Nhất, rất nhiều người dân quan tâm đến việc quân đội làm kinh tế và làm kinh tế như thế nào. Theo ông, vì lý do gì mà cho đến nay quân đội vẫn phải gắn liền với phát triển kinh tế?

Trước hết, đây là lịch sử truyền thống không những của dân tộc ta mà còn của quân đội ta trong tất cả các thời kì. Khi quân đội lao động sản xuất và làm kinh tế nó thể hiện tinh thần tự lực, tự cường...

Bảo đảm quân đội chúng ta đáp ứng được mọi tiềm lực như sức khỏe, củng cố các trang thiết bị phục vụ chiến đấu.

Ngoài ra, nó còn là tiềm lực để xây dựng các thế trận. Làm sao chúng ta phải có tiềm lực kinh tế quốc phòng ngay tại chỗ để đáp ứng nhu cầu chiến đấu lâu dài.

- Phát triển quân đội sẽ luôn gắn với phát triển kinh tế của đất nước. Trong tương lai, cùng với sự phát triển của kinh tế thì phát triển quân đội có khác gì so với hiện nay hay không?

Hiện nay, Chính phủ đã có nhiều nghị quyết về kinh tế, nhất là Nghị quyết Tung ương 4  và Nghị quyết Trung ương 5. Trong đó, có bàn về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng ta.

Muốn nâng cao sức mạnh của nền kinh tế chúng ta phải cơ cấu nền kinh tế quốc gia. Kinh tế của chúng ta phải hội nhập thì quân đội chúng ta cũng phải theo hướng đó.

Chính vì vậy, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã có Nghị quyết mà chúng tôi luôn luôn nằm lòng. Đó là, phải làm sao để cơ cấu lại, sắp xếp lại, đổi mới và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp quân đội trong thời kỳ đổi mới.

Video: Quân đội có nên làm kinh tế hay không?

- Thưa ông, định hướng trong thời gian tới là sẽ quy hoạch lại số đơn vị làm kinh tế như thế nào?

Hiện nay, Quân ủy Trung ương đã có đề án. Đề án này đã được chuẩn bị hết sức công phu trên cơ sở là chấp hành những cái văn bản chỉ đạo của cấp trên là nghiên cứu các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài quân đội.

Việc nghiên cứu đặc thù quân đội quan điểm của Đảng ta đã nói là: Chúng ta chỉ giữ lại nhữngdoanh nghiệp nhà nước đã có chức năng thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Bây giờ có bao nhiêu doanh nghiệp thì Chính phủ quyết định, chúng tôi sẽ thực hiện đúng cái đó. Còn lại, những doanh nghiệp thương mại đơn thuần như là xây dựng, như là mua bán mạng, những doanh nghiệp bên ngoài thì thực sự làm được chúng ta cổ phần hóa.

Phải giữ lại những doanh nghiệp mang tính chất đặc thù của quân sự  quốc phòng.

- Hiện nay, việc thanh kiểm tra đối với những đơn vị quân đội làm kinh tế có gặp khó khăn gì không và việc thanh kiểm tra có được thực hiện nghiêm chỉnh hay không?

Trong cuộc đấu tranh, giữa cái đúng cái sai thì bao giờ chúng ta cũng có những cái khó khăn huống chi là quản lý đất Quốc phòng. Nói đến đất đai, không chỉ đất Quốc phòng mà liên quan đến đất đai còn liên quan đến pháp luật.

Nó còn liên quan đến chế độ chính sách, đến quan đến việc làm ăn của chung và của riêng. Bây giờ chúng ta quy chuẩn lại theo đúng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chỉ thị của Bộ Quốc Phòng thì đây không phải là việc dễ.

 Nó khó khăn như thế thì trong chỉ đạo của Bộ Quốc phòng cũng nói rằng là phải có lộ trình hết sức chặt chẽ. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa công tác tổ chức, công tác tư tưởng và công tác chính sách.

Đồng chí Bộ trưởng và lãnh đạo của Bộ Quốc phòng nói là cũng không có vùng cấm cái này. Nếu đồng chí nào, cấp nào chấp hành không nghiêm là phải xử lý nghiêm túc.

- Xin cảm ơn ông!

Nguồn VTC1
Bình luận
vtcnews.vn