Trung Quốc vẫn bí mật cải tạo đảo nhân tạo nhanh chưa từng có ở Trường Sa

Thế giớiChủ Nhật, 23/08/2015 11:54:00 +07:00

Trung Quốc đã cải tạo 2.900 mẫu đất trên quần đảo Hoàng Sa, theo báo cáo “Chiến lược An ninh Hàng hải châu Á – Thái Bình Dương" của bộ Quốc phòng Mỹ

(VTC News)  - Trung Quốc đã cải tạo 2,900 mẫu đất trên quần đảo Hoàng Sa, theo báo cáo “Chiến lược An ninh Hàng hải châu Á – Thái Bình Dương" của bộ Quốc phòng Mỹ tháng 8/ 2015.

Một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc cho biết trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã và đang tăng tốc xây dựng đảo nhân tạo, Bắc Kinh cũng tuần tra gắt gao tại khu vực xung quanh nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông.

Theo báo cáo này, cho đến tháng 5,Trung Quốc đã cải tạo trái phép 2,000 mẫu đất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, tính đến tháng 6, con số này lên tới 2,900 mẫu đất, tức tăng lên gần 50%.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo bãi Vành Khăn
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo bãi Vành Khăn  
Washington bày tỏ mối lo ngại rằng đảo này sẽ được sử dụng vào mục đích quân sự và gây ra bất ổn ở một trong những tuyến đường biển thương mại lớn nhất thế giới khi mà các quốc gia khác đều cho rằng khu vực này là vùng lãnh hải quốc tế.

Báo cáo này công bố vào thời điểm một tháng trước khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp cao tại Washington. Theo đó, vấn đề Biển Đông cũng như chính sách an ninh mạng, tiền tệ có thể được đề cập trong cuộc gặp gỡ này.

Tóm lại, những vấn đề nổi cộm đang lờ mờ báo trước một cuộc chuyến thăm khá căng thẳng giữa ông Tập và chính quyền Tổng thống Obama.
 
Báo cáo cũng phản ánh thái độ hoài nghi của Mỹ về tuyên bố của Trung Quốc vào đầu tháng rằng sẽ tạm dừng các hoạt động cải tạo. Mặc dù vậy quan chức Mỹ vẫn đặt ra câu hỏi, liệu hành động này sẽ được chấm dứt hoàn toàn hay chỉ hoãn tạm thời.

Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Washington - ông Zhu Haiquan - khẳng định Trung Quốc đã dừng các hoạt động từ tháng 6.
 
Video: Mỹ 'nắn gân' Trung Quốc ở Biển Đông
“Chúng tôi hi vọng phía Mỹ nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan công bằng và tôn trọng nỗ lực của quốc gia trong khu vực trong việc giữ gìn ổn định và hòa bình ở Biển Đông”, Zhu Haiquan nói.

Ngày 20/8, phát ngôn viên Lầu Năm Góc yêu cầu Bắc Kinh trình bày chi tiết kế hoạch của mình: “Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc làm rõ rằng tuyên bố có được áp dụng với tất cả tiền đồn tại quần đảo Trường Sa, Hoàng Savà liệu Trung Quốc có cam kết chấm dứt vĩnh viễn mọi hoạt động cải tạo hay không”.

Năm ngoái, quan chức quốc phòng ước tính Bắc Kinh cải tạo trái phép được khoảng 500 mẫu đất để xây dựng đảo nhận tạo, chủ yếu trên đỉnh đá ngầm bằng việc nạo vét từ tầng đáy biển.

Hòn đảo lớn đến mức có thể dựng các tòa nhà và thiết bị nhà cửa và một đường băng 3,000m.

Theo báo cáo, dự án cải tạo của Trung Quốc là bành trướng hơn cả. Diện tích đất cải tạo của Trung Quốc chỉ trong vòng 2 năm đã gấp 17 lần so với các nước khác khác trong vòng 40 năm qua – và chiếm đến 95% diện tích đất đã cải tạo ở đảo Trường Sa.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo và xây dựng trái phép đá Chữ Thập
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo và xây dựng trái phép Đá Chữ Thập 
Vào tháng 5, tờ Thời báo phố Wall báo cáo rằng Mỹ xác nhận Trung Quốc đã lắp đặt hai pháo lớn di động trên hòn đảo nhân tạo Johnson Reef. Bắc Kinh còn tuyên bố việc xây dựng đảo nằm xa đường biển Trung Quốc tới 700 dặm là phù hợp với chủ quyền lãnh thổ.

Tại một số khu vực Trung Quốc đã đào kênh và xây dựng khu vực đỗ tàu để cho phép các tàu lớn đi lại khẳng định chủ quyền.

“Mặc dù các nước khác đã cải tạo đất trên khu vực tranh chấp trong Biển Đông, lần này Trung Quốc đã có nỗ lực khác biệt to lớn về cả quy mô lẫn hiệu ứng. Cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng nhằm thiết lập sự hiện diện quyền lực trên biển Đông”.

Trong khi đó, Trung Quốc tăng cường tuần tra khu vực, thực hiện những bước “nhỏ và lớn dần” trong khu vực tranh chấp  tránh xung đột quân sự, nhưng vẫn “tăng cường kiểm soát hiệu quả” các đảo nhân tạo.

Báo cáo chỉ ra Trung Quốc đẩy mạnh Đội bảo hộ Đường biển để thi hành tuyên bố chủ quyền của mình trong cả vùng Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trung Quốc ưu tiên sử dụng tàu công vụ thi hành luật trong khu vực tranh chấp và vận hành các tàu lớn để luôn sẵn sàng đáp trả khi tình hình căng thẳng leo thang.

Mặc dù Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất sử dụng tài sản phi quân sự để thực hiện “hành động nguy hiểm, đáng lo ngại” chống lại các quốc gia khác trong khu vực, nhưng việc sử dụng tàu thủy của Trung Quốc được xem là hành động quyết liệt mạnh mẽ nhất.

Một số lãnh đạo quân sự Mỹ đã yêu cầu Lầu Năm Góc can thiệp quyết liệt hơn nữa vào hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông và đưa máy bay tuần tra trong vùng giới hạn12 hải lý xung quanh các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Tuy nhiên một số nhà chức trách Lầu Năm Góc và Nhà Trắng phản đối sử dụng máy bay do thám với lo ngại sẽ chọc tức Trung Quốc.

Ngày 20/8, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter một lần nữa khẳng định lực lượng quân sự Mỹ sẽ đưa máy bay hoặc tàu vào nếu cần. Nhưng chưa rõ rằng, Mỹ có thật sự đivào trong khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hay không , bởi lẽ, hành động này có thể dẫn đến sự đáp trả của Bắc Kinh.

“Mỹ sẽ còn can thiệp bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Chúng tôi có quyền, nên chúng tôi sẽ làm và không một hành động nào có thể thay đổi quyết định này”, Bộ trưởng Carter khẳng định.

Hải Yến (Theo Wall Street Journal)
Bình luận
vtcnews.vn