Trung Quốc đưa quân đội đến đẳng cấp thế giới bằng cách nào?

Thế giớiThứ Hai, 23/10/2017 11:44:00 +07:00

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ nỗ lực xây dựng quân đội đạt đẳng cấp thế giới, để làm được điều này, Trung Quốc đã, đang và sẽ phải vượt qua rất nhiều thử thách.

Tại lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 ngày 18/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố sẽ hoàn tất việc tái trang bị cho quân đội Trung Quốc với những trang thiết bị hiện đại nhất vào năm 2035 và tới năm 2050 quân đội Trung Quốc sẽ đạt đẳng cấp thế giới.

Chuyên gia quân sự Andrey Kots lý giải cách mà Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng quân đội để đạt đẳng cấp thế giới theo như tuyên bố của ông Tập Cận Bình ngày 18/10.

Học thuyết  mới

Quân đội Trung Quốc đạt tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, chỉ trong năm 2017 mức chi quân sự của nước này đã tăng thêm 7% lên khoảng 156 tỷ USD và đây là con số được công bố chính thức. Còn theo chuyên gia Kots , con số thực sự có thể đạt cỡ 200 tỷ USD. Trung Quốc hiện đứng vị trí thứ 2 thế giới về mức chi cho quân sự, chỉ sau Mỹ.

Đầu năm 2017, Trung Quốc thành lập Ủy ban Trung ương về Dung hòa phát triển Quân dân (CCIMCD), cơ quan này có nhiệm vụ thực hiện việc nghiên cứu và phát triển để tạo ra các loại công nghệ quốc phòng mới, xây dựng và giới thiệu các tư tưởng, khái niệm chiến lược và chiến thuật mới cho quân đội và thậm chí sử dụng điệp viên do thám lĩnh vực an ninh quốc phòng của các quốc gia khác.

1049480843 - Saipan 11

 Xe tăng chủ lực VT-4 của quân đội Trung Quốc. (Ảnh: Saipan11)

Chuyên gia Vasily Kashin tại Viện Nghiên cứu Viễn đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết: “Mỹ đã thực hiện học thuyết tương tự với tên gọi ‘Chiến lược Bù đắp lần thứ 3’. Chiến lược này tập trung các nguồn lực vào các lĩnh vực đột phá như công nghệ nano, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, người máy, vũ khí siêu âm, an ninh mạng".

Chiến lược này được thực hiện để tạo ra kho vũ khí với những khả năng hoàn toàn mới, ông Kashin nhận định và nhấn mạnh rằng chiến lược mới của Mỹ dường như nhắm đến Trung Quốc.

Ông Kashin nói mục tiêu trên được nhắc đến nhiều lần trong những ấn phẩm của báo chí Mỹ, trong những bài phát biểu của các chính trị gia Mỹ và bản thân các chuyên gia xây dựng chiến lược này. Và theo chuyên gia này, Trung Quốc chắc chắn không chấp nhận điều này.

Thay thế

Một trong những nhiệm vụ tham vọng nhất trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội mà các chỉ huy quân đội Trung Quốc đang thực hiện là hiện đại hóa công nghệ của lực lượng bộ binh Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc sở hữu khoảng 8.000 xe tăng chủ lực, nhưng khoảng 1/3 trong số đó là các loại xe Kiểu 59, phiên bản sao chép xe tăng T-55 của Liên Xô, vốn ra đời vào cuối những năm 1950.

Những chiếc Kiểu 59 cũ sẽ được thay thế bằng xe tăng Kiểu 96 và Kiểu 99 hiện đại hơn, đồng thời Trung Quốc bắt đầu sản xuất xe tăng VT-14, loại xe tăng thuộc giai đoạn chuyển tiếp giữa xe tăng thế hệ 3 và thứ 4.

Video: Quân đội Trung Quốc duyệt binh ngày 30/7/2017

Ở các đơn vị thiết giáp, pháo binh, phòng không, không quân và các đơn vị khác của quân đội Trung Quốc, hoạt động thay thế tương tự cũng đang diễn ra – những loại vũ khí được sao chép từ vũ khí những năm 1960 – 1970 của Liên Xô đang dần bị loại biên, thay thế vào đó là vũ khí do Trung Quốc tự phát triển.

Ví dụ, năm 2013 Trung Quốc ngừng sản xuất tiêm kích J-7, bản sao của MiG-21, đồng thời đưa vào biên chế tiêm kích J-10 và J-11 hiện đại hơn cho các đơn vị không quân của quân đội nước này. Theo dự kiến vào năm 2019, Trung Quốc có thể sẽ đưa J-20 vào biên chế.

Dù vậy, hiện Trung Quốc vẫn còn thiếu một số loại vũ khí, ví dụ như máy bay ném bom chiến lược khi vẫn phải sử dụng máy bay ném bom chiến lược H-6 được phát triển dựa trên Tu-16 của Liên Xô có tuổi đời 50 năm. Theo dự đó, có thể đến năm 2035, Trung Quốc mới phát triển được máy bay ném bom chiến lược của riêng mình.

Mở rộng

Tốc độ hiện đại hóa của lực lượng Hải Quân Trung Quốc cũng khiến nhiều chuyên gia kinh ngạc, chỉ trong khoảng 10 năm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ đạo sát sao chương trình phát triển lực lượng tàu ngầm và tàu nổi của nước này, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu sân bay.

Đặc biệt, Trung Quốc rất chú trọng việc hướng đến xây dựng hạm đội có khả năng hoạt động dài ngày trên vùng biển xa bờ.

Tháng 7/2017, tàu đổ bộ cơ động (MLP) 868 Đông Hải Đảo và tàu đổ bộ thuộc lớp tàu 071 Tĩnh Cương Sơn tham gia xây dựng căn cứ đầu tiên của quân đội Trung Quốc ở nước ngoài tại bờ biển Djibouti. Hiện tại, chỉ có duy nhất Hải quân Mỹ và Hải quân Trung Quốc sở hữu tàu đổ bộ cơ động.

2017-07-12-Départ-des-troupes-chinoises-à-la-nouvelle-base-de-Djibouti-18 5

 Tàu đổ bộ cơ động 868 Đông Hải Đảo của Trung Quốc. (Ảnh: SDF)

Tuy nhiên, trong khi Mỹ định nghĩa tàu đổ bộ cơ động là loại căn cứ nổi phục vụ việc triển khai các hoạt động quân sự cỡ lớn ở bờ biển đồng minh, Trung Quốc lại thiết kế các loại tàu trương tự tàu 868 Đông Hải Đảo cho mục đích thiết lập căn cứ trên bờ biển đối phương để lực lượng chủ lực đổ bộ.

Cũng trong năm 2017, Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ 2 của nước này mang tên Sơn Đông, với thiết kế gần giống với tàu sân bay Liêu Ninh và tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga.

Ước tính đến năm 2035, Trung Quốc sẽ sở hữu một số lượng đáng kể tàu sân bay. Chuyên gia Kashin nhận định tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc sẽ có nhiều công nghệ mới, trong đó có hệ thống phóng máy bay.

1493130665 - AP - Son dong 4

 Tàu sân bay Sơn Đông do Trung Quốc tự đóng hoàn toàn. (Ảnh: AP)

“Dự án này có nhiều điều chưa được biết, nhưng nhiều khả năng con tàu này sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân và có kích cỡ lớn hơn nhiều so với tàu Liêu Ninh và Sơn Đông.

Nó cũng có thể đem theo nhiều tiêm kích và máy bay hỗ trợ hơn, hoạt động ở các vùng nước xa lâu hơn”, ông Kashin nhận xét và khẳng định rằng Trung Quốc đã sở hữu đủ công nghệ để phát triển những loại tàu nổi như vậy.

Vươn ra vũ trụ

Trung Quốc được cho là đang nỗ lực đuổi kịp Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao và không gian. Theo công bố của Lầu Năm Góc, từ năm 2014 đến năm 2016, Trung Quốc có 7 lần phỏng thử tàu lượn siêu âm DF-ZF. Hệ thống này có thể đạt tốc độ 6.000 km/h, mang được tên lửa hạt nhân và được đánh giá là không thể đánh chặn bởi các hệ thống tên lửa phòng thủ hiện có.

1038878726 6

 Ảnh đồ họa tàu lượn siêu âm DF-ZF của Trung Quốc. (Ảnh: Voentv)

Hiện tại, Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong DF-41 có khả năng mang theo đến 12 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn khoảng 12.000 km.

Ngoài ra, Trung Quốc đang tiếp tục phát triển thế hệ máy bay không người lái (UAV) mới có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời và có thời gian hoạt động trên không lâu hơn so với UAV truyền thống.

Trong những thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hệ thống vệ tinh và tàu vũ trụ, số lượng vệ tinh quân sự của Trung Quốc hiện tại xếp thứ 2 thế giới và chỉ đứng sau Mỹ.

Quân đội Trung Quốc đã triển khai thành công hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu phục vụ cho cả mục đích quân sự và dân sự. Cuối năm 2015, quân đội Trung Quốc đã khởi động chương trình phát triển vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa.

Nguyễn Tiến
Chuyên đề: Tin tức Trung Quốc
Bình luận
vtcnews.vn