Trực tuyến: Xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm

Pháp luậtThứ Năm, 24/04/2014 08:00:00 +07:00

(VTC News) - Phiên tòa phúc thẩm xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm bước vào ngày thứ ba, cũng là ngày cuối cùng theo dự kiến.

(VTC News) - Chiều 24/4, TAND Tối cao tiếp tục phiên xét xử Dương Chí Dũng cùng đồng phạm, về các hành vi tham ô và cố ý làm trái.

Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật...

16h50 phút, theo Công lý, HĐXX tuyên bố nghỉ để nghị án. Vào 14h chiều 25/4: HĐXX sẽ tuyên án.

16h35 phút, Đại diện VKS nêu quan điểm cho rằng, VKS vẫn giữ nguyên những ý kiến đã đánh giá và nêu ra ở phần tranh tụng trước đó.  Đặc biệt, về việc ông Goh trong bản tuyên thệ, nói rằng không có liên lạc nào với bị cáo Dương Chí Dũng, điều này phù hợp với lời khai của Dương Chí Dũng. Đại diện VKS đã tiếp thu và nêu quan điểm, rằng sẽ kiểm chứng và có trả lời sau.

16h30 phút, Trên cơ sở tranh tụng của các luật sư bào chữa, đại diện VKS cho rằng, vụ án này là vụ án tham nhũng, hành vi của các bị cáo là không được bắt quả tang. Các bị cáo phạm tội Cố ý làm trái hay tham ô đều là cán bộ nhà nước. Vụ án xảy ra từ năm 2008 nhưng đến cuối năm 2012 mới bị phát hiện và điều tra.

16h23 phút, Đại diện VKS trả lời những ý kiến của các luật sư. Đại diện VKS nhận xét, quá trình tranh tụng các luật sư 'có một cái gì đó hơi căng'.

16h22 phút, Tiếp lời bà Phương, bà Vân (vợ bị cáo Phúc) cũng xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho chồng, đồng thời cũng xem xét việc kê biên tài sản."Tôi kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho chồng tôi, để chồng tôi sớm được trở về đoàn tụ với gia đình", bà Vân nói.

16h20 phút, Bà Phương đã giữ nguyên quan điểm của đại diện VKS về việc kê biên tài sản. Cụ thể, đại diện VKS đề nghị xem xét việc kê biên căn hộ tại phố Nguyên Hồng. Bà Phương cũng đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ tội cho chồng bà, là bị cáo Dương Chí Dũng.

16h15 phút, Bà Phạm Thị Mai Phương, người có quyền và nghĩa vụ liên quan được phép nêu quan điểm tại tòa.

16h10 phút, Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam phát biểu trước HĐXX: Cục đã cử 1 đăng kiểm viên tham gia đoàn khảo sát. Thời điểm đó Vinalines lại thuê một công ty giám sát khác. Vị đại diện này đề nghị HĐXX làm rõ, Vinalines căn cứ vào đâu, vào báo cáo của bị cáo Dương hay vào báo cáo của công ty thứ ba để mua ụ nổi.

16h00 phút, Các luật sư còn lại tiếp tục phần nêu quan điểm của mình, bổ sung trong phần tranh luận với đại diện VKS.

15h35 phút, theo Công lý, Tiếp tục phần tranh luận, luật sư Được nêu quan điểm của mình và đề nghị đại diện VKS giải thích cho những điểm chưa được làm rõ.

15h30 phút, Luật sư Triển tiếp lời và đề nghị VKS tranh tụng về chứng cứ của những hành vi như: Bị cáo Dũng và bị cáo Phúc chỉ đạo phải mua cho bằng được ụ nổi, về thời gian bị cáo Dũng đi máy bay,...
Luật sư Trần Đình Triển chiều 24/4 tại Tòa phúc thẩm TAND Tối cao 

15h15 phút, Đến phần phản biện của luật sư Trần Đình Triển. Trong phần phản biện của mình, luật sư Triển cho rằng giữa ông Goh và bị cáo Sơn đã có thỏa thuận, trao đổi. Luật sư Triển cũng cho rằng, ông có đủ căn cứ để chứng minh bị cáo Sơn đã 'ôm' trọn số tiền 1,666 triệu USD.

15h10 phút, Về bản tuyên thệ, đại diện VKS cho rằng, trong điều tra ông Dũng ban đầu thừa nhận không quen ông Goh. Trong khi đó, trong bản tuyên thệ ông Goh lại nói rằng có quen biết ông Dũng.
Dương Chí Dũng bắt tay Mai Văn Phúc trước khi phiên xét xử phúc thẩm chiều nay bắt đầu 

15h00 phút, Sau khi nghe đại diện VKS kết luận, Luật sư Thủy đã nêu ra quan điểm tranh luận của mình. Ông Thủy cho rằng, bản tuyên thệ của ông Goh (GĐ Công ty AP) mà ông và các đồng nghiệp đã thu thập được tại Singapore liệu có đủ căn cứ để VKS xác định, là một trong những chứng cứ trước tòa.

14h45 phút, Về tội Cố ý làm trái, các luật sư đã có đề nghị hủy án sơ thẩm, điều tra lại. Tuy nhiên, VKS nhận thấy trong quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu thập được những bằng chứng đủ căn cứ pháp lý để chứng minh tội danh của các bị cáo. Về số tiền 1,666 triệu USD, đại diện VKS khẳng định rằng, việc chuyển số tiền này qua ngân hàng là có thật.
Đại diện VKS nêu quan điểm tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm 

14h32 phút, Đại diện VKS nêu quan điểm về phần bào chữa của các luật sư và phần bổ sung của các bị cáo. Về tội danh tham ô, đại diện VKS nêu quan điểm cho rằng, hầu hết các luật sư đã trình bày rất rõ các luận cứ, luận điểm bào chữa cho các bị cáo. VKS kiến nghị HĐXX xem xét và đưa ra mức phán quyết chính xác nhất dành cho các bị cáo.

14h23 phút, Bị cáo Mai Văn Khang ra trước vành móng ngựa, bổ sung phần bào chữa của luật sư. ​

14h20 phút, Về tội danh tham ô tài sản, bị cáo Chiều cho rằng mình hoàn toàn bị oan và xin HĐXX xem xét minh oan.

14h15 phút, theo Công lý, HĐXX yêu cầu bị cáo Chiều bổ sung phần bào chữa của các luật sư trong phần tranh luận. Bị cáo Trần Hữu Chiều mong muốn HĐXX xem xét đến quá trình, thời gian dự án diễn ra tại Vinalines.

14h10 phút, Bị cáo Mai Văn Phúc vẫn một mực kêu oan, cho rằng mình không hề nhận một khoản tiền nào như bị cáo Sơn đã khai. Bị cáo Phúc đưa ra một số bằng chứng về thời gian, địa điểm minh chứng cho khẳng định của mình.

Trong đó, có chi tiết bị cáo Phúc nói rằng, như bị cáo Sơn đã khai rằng con trai của Phúc lái xe chở Phúc và vợ về nhà. Tuy nhiên, tại phiên phúc thẩm hôm nay, bị cáo Phúc nói rằng thời điểm đó, con trai mình đang du học ở Anh nên không có việc lái xe chở cha mẹ về nhà.

14h00 phút, Phiên tòa tiếp tục tranh luận với phần trình bày của các bị cáo. Bị cáo Mai Văn Phúc được HĐXX cho phép đứng dậy trình bày đầu tiên.
Bị cáo Mai Văn Phúc 

11h35 phút, Chủ tọa tuyên bố kết thúc buổi làm việc sáng ngày hôm nay 24/4. Chiều nay, 14h HĐXX tiếp tục phần tranh luận.
Luật sư Chiến tại phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng ngày thứ 3 

11h15 phút, Luật sư Nguyễn Văn Chiến cũng tập trung nhấn mạnh việc xác định ụ nổi 83M có phải là tàu biển hay không, bởi nó liên quan trực tiếp đến hành vi và tội danh của 3 bị cáo là Hải quan chi cục Vân Phong (Khánh Hòa).

11h10 phút, Luật sư Chiến nêu quan điểm bào chữa cho các bị cáo nguyên cán bộ thuộc Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa.

11h06 phút, theo Công lý, Phần nêu quan điểm bào chữa, luật sư Quỳnh chủ yếu nhấn mạnh đến các tình tiết giảm nhẹ dành cho 3 bị cáo hải quan. Bao gồm các chi tiết liên quan đến thân nhân, quá trình hoạt động của bản thân,...

10h50 phút,
Tiếp theo quan điểm của luật sư Phúc, luật sư Hà Thị Thúy Quỳnh trình bày quan điểm bào chữa cho 3 bị cáo thuộc Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa. Luật sư Quỳnh cho rằng nên coi trọng các chứng cứ trong vụ án, các chứng cứ cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính chính xác trong việc luận tội.
Bị cáo Lê Văn Dương 

10h20 phút,
Theo luật sư Phúc, cần phải xác định ụ nổi có phải là tàu biển hay không. Việc phân biệt này là cực kỳ quan trọng đối với các bị cáo là hải quan Chi cụ Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa, nó liên quan đến việc họ có phạm tội hình sự hay không.

10h02 phút, Tiếp đến, luật sư Trần Hồng Phúc, đại diện cho nhóm luật sư bào chữa cho 3 bị cáo Đức, Triện, Lừng thuộc nhóm bị cáo Chi cục Hải quan Vân Phong, Khánh Hòa, nêu quan điểm.

10h00 phút, Sau các luận điểm bào chữa, luật sư Đăng đề nghị HĐXX xem xét tội của bị cáo Dương là Cố ý làm trái hay là tội Thiếu trách nhiệm.

9h30 phút, Luật sư Đào Hưng Đăng bào chữa cho bị cáo Lê Văn Dương, nêu quan điểm bào chữa. Tại phiên sơ thẩm, Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên - Cục đăng kiểm Việt Nam) bị tuyên 7 năm tù vì tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.

Trước HĐXX, Luật sư Đăng đã đồng tình với phần kết luận của đại diện VKS, về việc đề nghị giảm nhẹ hình phạt với bị cáo Dương. Ngoài ra, ông Đăng nêu một số quan điểm bổ sung, giải thích lý do vì sao bị cáo Dương cần phải được xem xét giảm nhẹ hình phạt. Ông Đăng cho rằng, việc Vinalines mua ụ 83M đã được thực hiện trước khi thành lập đoàn khảo sát sang Nga.

Việc mua ụ đã được hoàn tất trước khi có báo cáo của phía đăng kiểm viên mà người đại diện là bị cáo Dương. Ông nêu quan điểm bản thân bị cáo Dương không có động cơ, mục đích nào trong dự án để Cố ý làm trái. Các bị cáo khác đã cố tình đưa Dương vào để 'làm bình phong' che đậy một âm mưu đã được chuẩn bị từ trước của các bị cáo khác.
Bị cáo Mai Văn Khang tại phiên xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng 

9h05 phút, Tiếp sau luật sư Kiều, tòa mời luật sư Lê Minh Công, bào chữa cho bị cáo Mai Văn Khang nêu quan điểm.

Luật sư Công cũng đề cập đến vai trò của bị cáo Khang trong việc tham gia dự án. Luật sư Công một lần nữa nhấn mạnh, bị cáo Khang không có vai trò quan trọng nào trong dự án. Bị cáo Khang có mặt trong đoàn khảo sát chỉ tham gia phiên dịch tiếng Anh. Sau khi về nước bị cáo hoàn toàn không tự lập báo cáo khảo sát.

8h50 phút, Theo quan điểm Luật sư Kiều bị cáo Khang chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong toàn bộ vụ án và có rất ít mối liên hệ với các bị cáo khác. Qua đó, LS đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Khang. Về vai trò của bị cáo Khang trong dự án hoàn toàn là nhận nhiệm vụ, thay đồng chí trưởng ban. Tuy nhiên, do ông trưởng ban không ở Hà Nội nên ông Khang được chỉ định thay thế.

Trong đoàn khảo sát, bị cáo Khang chủ yếu tham gia phiên dịch tiếng Anh. Ngoài ra, bị cáo Khang trong quá trình khảo sát cũng cùng bị cáo Dương đi quan sát. Bị cáo Khang đã bị chuyển công tác từ trước khi lãnh đạo Vinalines ký hợp đồng mua ụ 83M.

LS nêu quan điểm, bị cáo Khang hoàn toàn không nhận một ý chí chỉ đạo nào từ lãnh đạo Vinalines. Trong khi đó, bản án sơ thẩm đã nêu rằng bị cáo Khang và một số bị bị cáo khác nhận chỉ đạo từ Dương Chí Dũng. Do đó, LS Kiều đề nghị HĐXX xem xét sửa lại chi tiết này trong bản án sơ thẩm.

Theo quan điểm bào chữa, Khang chỉ có một hành vi duy nhất là ký nháy vào báo cáo khảo sát. Trong khi đó bản án sơ thẩm quy kết rằng, bị cáo Khang đã tham gia nghiên cứu và sửa báo cáo khảo sát. Sự quy kết này là không có căn cứ, là không đúng, không phù hợp với nội dung của vụ án.

8h45 phút, Luật sư Phạm Thị Thúy Kiều bào chữa cho bị cáo Khang nêu quan điểm. Tại phiên sơ thẩm, bị cáo Mai Văn Khang (nguyên Phó tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Bồi thường dân sự 12 tỷ đồng. Luật sư Kiều cho rằng mức án 7 năm và mức bồi thường dân sự như án sơ thẩm đã tuyên là quá cao.

8h44 phút, Cũng như các Luật sư bào chữa khác, Luật sư Sơn đề nghị HĐXX xem xét những tình tiết giảm nhẹ dành cho bị cáo Chiều. Ông cho rằng trong phiên sơ thẩm và phần luận tội của đại diện VKS ở phiên phúc thẩm, những tình tiết giảm nhẹ này không được nêu ra.

8h30 phút, Luật sư Sơn cho rằng, chưa đủ căn cứ để kết tội các bị cáo, trong đó có bị cáo Chiều phạm tội Cố ý làm trái. Theo luật sư biện giải vai trò của bị cáo Chiều trong vụ án là hoàn toàn thụ động. Bị cáo Chiều từ đầu đến cuối đều thực hiện theo chỉ đạo, theo nghị quyết của HĐQT.

Tất cả đều được thể hiện trong hồ sơ dự án. Vai trò của bị cáo Chiều trong vụ án là rất mờ nhạt, hành vi trên thực tế là nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo. Ông cho rằng những chi tiết này hoàn toàn đầy đủ căn cứ pháp lý để giảm án cho bị cáo Chiều. LS đề nghị HĐXX xem xét hủy án sơ thẩm đối với tội Tham ô của bị cáo Chiều, trả hồ sơ điều tra lại.

8h22 phút,
LS Phạm Thanh Sơn bào chữa cho bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines) tiến hành nêu quan điểm bào chữa. Ở phiên sơ thẩm, bị cáo Chiều phải nhận mức án 10 năm tù về tội tham ô, 9 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 19 năm tù.

8h15 phút, LS Hưng cũng đề nghị HĐXX xem xét tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Trần Hải Sơn trước khi đưa ra bản án cuối cùng. LS Hưng cho rằng, các bị cáo trong đó có thân chủ của ông khi quyết định công việc, đều là nhân danh HĐQT.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng tại phiên xử phúc thẩm Dương Chí Dũng 

8h10 phút, LS Hưng đề nghị HĐXX làm rõ sự liên quan giữa tội Cố ý làm trái và tham ô. Cụ thể, ông Hưng đề nghị HĐXX làm rõ rằng: Tham ô để Cố ý làm trái hay Cố ý làm trái để tham ô.

8h05 phút, Luật sư Nguyễn Đình Hưng, nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Trần Hải Sơn.

8h02 phút, Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn thông báo, sáng ngày hôm nay, tòa tiếp tục phần Tranh luận. Các luật sư sẽ tiếp tục nêu quan điểm bào chữa của mình dành cho các thân chủ.

Đúng 8h00 sáng 24/4, chủ tọa Nguyễn Văn Sơn - Thẩm phán TAND Tối cao, chủ tọa phiên tòa bước vào phòng xét xử. Phiên tòa xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng bước vào ngày cuối cùng theo dự kiến.

Từ rất sớm, bị cáo Dương Chí Dũng đã có mặt tại phòng xét xử. Các bị cáo khác sau đó mới được công an dẫn giải vào.
Ông Dương Chí Dũng tại phiên xử sáng nay (24/4) 

6h30 phút, PV đã có mặt tại Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội để cập nhật những hình ảnh, thông tin trong ngày cuối cùng (theo dự kiến) của phiên xử phúc thẩm.

17h32 phút, HĐXX tuyên bố kết thúc giờ làm việc ngày thứ hai.

Sáng ngày mai (24/4), phiên tòa sẽ bước vào ngày xét xử cuối cùng theo dự kiến bắt đầu từ 8h.

17h00 phút, Luật sư Thiệp nêu quan điểm, đề nghị HĐXX xem xét mối liên hệ giữa Vinalines và công ty môi giới ở nước ngoài. Qua đó làm rõ trách nhiệm, vai trò của các cá nhân. Ông cho rằng, với tội Cố ý làm trái, động cơ mục đích của bị cáo Phúc là làm sao thực hiện nghị quyết của HĐQT trong việc triển khai dự án.

Bản thân bị cáo thiếu thông tin về dự án. Bởi vì bị cáo vừa mới về Tổng công ty chưa đầy 2 tháng tại thời điểm đó. Bị cáo Phúc hoàn toàn thiếu thông tin, chưa được cập nhật đầy đủ về tình hình hiện tại của Tổng Công ty.

Luật sư Thiệp cho rằng, bị cáo thừa nhận có sai sót trong quá trình quản lý từ khi về nhậm chức. Tuy nhiên, bị cáo Phúc kể từ khi về nhậm chức đã cố gắng để làm tròn trách nhiệm của mình trước HĐQT. Luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại hành vi Cố ý làm trái của bị cáo Phúc. Luật sư Thiệp kiến nghị HĐXX xác định ai là người "đàm phán" số tiền lại quả để ông Goh chấp nhận chuyển tiền.

16h50 phút, Luật sư Thiệp được HĐXX mời đứng dậy nêu quan điểm bào chữa cho bị cáo Mai Văn Phúc.

16h45 phút, Quá trình bào chữa cho thân chủ Mai Văn Phúc, luật sư Được tập trung xoay quanh việc bị cáo Sơn khai đã đưa cho Phúc số tiền 10 tỷ đồng, đưa nhiều lần. Luật sư Được đưa ra các quan điểm bào chữa nhằm chứng minh lời khai mâu thuẫn của bị cáo Sơn so với lời khai của bị cáo Phúc và Dũng.

16h30 phút, Theo luật sư Được, giữa Mai Văn Phúc và phía công ty môi giới AP, đại diện là ông Goh không hề có mối liên hệ nào. Hơn nữa, lời khai của bị cáo Sơn và các bị cáo khác có phần mâu thuẫn, không đồng nhất về việc nhận khoản tiền 'hoa hồng'.

Sau khi lập luận, luật sư Được kết luận, Mai Văn Phúc có vai trò thấp hơn Dương Chí Dũng trong vụ việc, không giữ quyền quyết định. Do đó cần xác định ai là người giữ trách nhiệm chính trong vụ việc. Rõ ràng thân chủ Mai Văn Phúc không phải là người quyết định cuối cùng, điều đó sẽ được thể hiện rõ trong hồ sơ.

16h20 phút, Luật sư bào chữa cho Mai Văn Phúc đứng lên nêu quan điểm của mình. Người bào chữa cho Mai Văn Phúc cho rằng, lời khai của các bị cáo mâu thuẫn với nhau. Luật sư nêu quan điểm Mai Văn Phúc bị tuyên chưa đúng tội. Trong quá trình làm việc, Mai Văn Phúc không phải là người quyết định chủ trương cuối cùng trong mọi việc.

16h10 phút, Trong số các căn cứ mà LS Triển đưa ra để bào chữa cho bị cáo Dũng, có bản tuyên thệ của ông Goh Hoon Seow (GĐ Công ty AP - Singapore) gửi trước khi diễn ra phiên phúc thẩm lần này. Trong bản tuyên thệ này có đoạn: “Tôi biết ông Dũng, nguyên chủ tịch Vinalines và các con của ông trong thời gian họ học tập tại Singapore. Tuy nhiên, tôi chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Dũng về việc bán ụ nổi 83M.

Tôi cũng chưa từng liên hệ hay trao đổi với ông Phúc, cựu tổng giám đốc Vinalines về việc mua bán ụ nổi 83M này. Chỉ duy nhất một lần tôi đến chào xã giao ông Phúc tại trụ sở Vinalines tại Hà Nội, cùng đi có các ông Chiều, Sơn và một phiên dịch”. "Việc thương thảo thủ tục mua bán ụ nổi 83M được tiến hành giữa tôi và các cán bộ đại diện Vinalines mà ông Trần Hải Sơn là người đứng đầu”.

16h00 phút, Về các lời khai của bị cáo Sơn, luật sư Triển nêu quan điểm cho rằng, bị cáo Sơn thừa nhận mình có mối quan hệ thân tình với ông Goh (GĐ Công ty AP) từ trước. Về số tiền lại quả 1,66 triệu USD, bị cáo Sơn khai nhận đã trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với ông Goh để bàn bạc về khoản tiền này. Ông Triển cho rằng, để kết án tội danh tham nhũng thì cần phải có đầy đủ bằng chứng và chứng cứ phải đủ mạnh.

Việc tòa sơ thẩm tuyên bị cáo Dũng tử hình về hành vi tham ô chưa thực sự thuyết phục. Do đó luật sư Triển đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét các bằng chứng trước khi tuyên thân chủ Dương Chí Dũng phạm tội này.

15h40 phút, Luật sư Trần Đình Triển bước vào phần nêu quan điểm trước HĐXX. Ông Triển cho rằng, việc đại diện VKS đề nghị nâng mức phạt bồi thường trách nhiệm dân sự đối với Dương Chí Dũng là không có căn cứ. Luật sư Triển cho rằng ở đây không có kháng cáo, kháng án nào về việc nâng mức phạt, do đó VKS đề nghị như trên là không có căn cứ.

15h30 phút, Cuối cùng, luật sư Thắng kết luận, việc Dương Chí Dũng là chủ tịch HĐQT nhưng vẫn còn có các thành viên khác khi tham gia xem xét một chủ trương nào đó. Do đó, bị cáo Dũng không phạm tội Cố ý làm trái. Quan điểm bào chữa của luật sư Thắng cho rằng, nếu một chủ trương mà bị cáo Dũng không đồng ý nhưng HĐQT vẫn thực hiện thì lúc đó bị cáo Dũng vẫn phải theo ý của HĐQT.

15h25 phút, Khi được nêu quan điểm của mình, luật sư Thắng cho rằng, ở Vinalines ngoài Dương Chí Dũng còn có các thành viên khác trong HĐQT trước khi đưa ra một quyết định nào. Do đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét để không bỏ lọt tội phạm. Đề cập đến lời khai của bị cáo Sơn, nói rằng Sơn đã đưa tiền cho bị cáo Dũng và Phúc, luật sư Thắng nêu quan điểm, trong những lần bị cáo Sơn nói đưa tiền nhưng lại không đưa ra được chứng cứ chứng minh.

15h20 phút,
Luật sư Thủy cho rằng việc quy kết Dương Chí Dũng tội tham ô là không chính xác, bởi lẽ Dương Chí Dũng không trực tiếp quản lý tài sản của Vinalines. Số tiền 1,66 triệu USD không có căn cứ nào chứng minh nó là tài sản của Vinalines. Ngoài ra, việc 'ăn chia' số tiền này như bị cáo Sơn khai cũng không có căn cứ nào để xác minh. Cuối cùng, luật sư Thủy đề nghị HĐXX tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, điều tra lại.

15h08 phút, Luật sư Ngô Ngọc Thủy nêu quan điểm, HĐXX cần xem xét kỹ hơn các chứng cứ, cần xem xét mối quan hệ giữa bị cáo Dũng, Phúc và ông Goh, GĐ công ty AP - Singapore. Ngoài ra, luật sư Thủy cho rằng, các chứng cứ đã đưa ra không có đủ cơ sở pháp lý để kết tội Dương Chí Dũng tham ô tài sản.

14h53 phút, Trên cơ sở kết luận của đại diện VKS, luật sư bào chữa được HĐXX cho phép nêu quan điểm bào chữa của mình. Luật sư Ngô Ngọc Thủy là người đầu tiên nêu quan điểm bào chữa của mình trước HĐXX.

14h50 phút, Từ các căn cứ luận tội trên, đại diện VKS kết luận:

Với bị cáo Dương Chí Dũng, bản án tòa sơ thẩm đã tuyên 18 năm về hành vi Cố ý làm trái là có cơ sở, cần xem xét việc tăng mức bồi thường trong vụ án với bị cáo.
Dương Chí Dũng cùng đồng phạm trong phiên xử phúc thẩm chiều nay 23/4 

Với bị cáo Phúc, trong vụ án này Phúc có vai trò thấp hơn bị cáo Dũng. Án sơ thẩm đã tuyên phạt Phúc 18 năm tù về tội Cố ý làm trái, nghĩa là bằng với bị cáo Dũng. Án như vậy là cao. Còn mức bồi thường dân sự như vậy là phù hợp.

Với bị cáo Dương, án sơ thẩm đã tuyên là có cơ sở. Tuy nhiên, xét thấy hành vi và vai trò của bị cáo trong vụ án, việc tuyên bồi thường dân sự số tiền 15 tỷ đồng là cao. Đại diện VKS đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét giảm một phần bồi thường dân sự cho bị cáo Dương.

14h45 phút, Đại diện VKS tiếp tục nêu quan điểm, đối với hai bị cáo Dũng và Phúc, hành vi phạm tội là cực kỳ nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội. Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX cấp sơ thẩm đã tuyên mức án cao nhất là tử hình dành cho hai bị cáo. Trước khi phúc thẩm, mặc dù gia đình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã nộp một khoản tiền nhằm khắc phục hậu quả, tuy nhiên với tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, không có đủ cơ sở để giảm nhẹ hình phạt.

Về việc kê biên 3 tòa nhà của Dương Chí Dũng, đại diện VKS nêu quan điểm, mặc dù nhà là tài sản chung của vợ chồng Dũng, nhà đứng tên chị T. Tuy nhiên, xét thấy hành vi tham ô của Dũng là nghiêm trọng, việc kê biên tài sản là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Do đó, kháng cáo việc kê biên tài sản của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan là không đủ cơ sở để xem xét.

14h37 phút, theo Công lý, Về khoản tiền 'ăn chia' mà bị cáo Sơn khai nhận là đã đưa cho Dũng 10 tỷ đồng, đưa cho Phúc 10 tỷ đồng. Mặc dù, bị cáo Dũng và Phúc không thừa nhận đã nhận số tiền này. Tuy nhiên, quá trình điều tra và các chứng cứ đã xác định, các bị cáo đã nhận tiền.

14h25 phút, Quá trình đọc kết luận vụ án, đại diện VKS nêu quan điểm cho rằng, thông qua những căn cứ ở phần xét hỏi, đã đủ để xác định tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của các bị cáo.

Đại diện VKS nêu tiếp, mặc dù các bị cáo không bàn bạc trực tiếp với nhau trước khi đưa ra chỉ đạo nhưng các bị cáo đã đồng thuận về mặt ý chí, cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội. Các bị cáo khác là cấp dưới, bị cáo ở Cục Đăng kiểm, Chi cục Hải quan Khánh Hòa đã tiếp sức cho hành vi phạm tội của các bị cáo Dũng và Phúc.

14h10 phút,
Đại diện VKS đang đọc bản kết luận vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm.

12h10 phút, HĐXX tuyên bố kết thúc buổi làm việc sáng nay. Đúng 14h chiều nay, HĐXX tiếp tục việc xét hỏi.

11h55 phút, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Văn Sơn tiếp tục hỏi bị cáo Mai Văn Khang. Khang khẳng định có mặt thực tế kiểm tra tại ụ nổi và sau 1 ngày ông Goh có mặt tại Việt Nam, Khang đã gặp ông Goh.

Khang cũng cung cấp thông tin, Mai Văn Phúc trước khi có đoàn khảo sát đi đã đồng ý ký hợp đồng với một cơ quan giám định độc lập (Marilex) nhưng vẫn mời thêm đăng kiểm viên Lê Văn Dương đi cùng, nhưng việc này không sai quy định.

11h50 phút,
Đại diện Cục Đăng kiểm dẫn chứng, ụ nổi của nhà máy đóng tàu Ba Son hiện nay gần 100 tuổi vẫn hoạt động bình thường. Qua đó, vị này khẳng định tại Việt Nam có những ụ nổi đã 60-70 tuổi vẫn hoạt động bình thường và đủ điều kiện hoạt động thì cơ quan quản lý vẫn phân cấp.

11h10 phút, Thẩm phán chủ tọa Nguyễn Văn Sơn công bố văn bản của Bộ GTVT gửi Chi cục Hải quan Khánh Hòa, về việc định nghĩa ụ nổi. Bộ cho rằng ụ nổi không phải là tàu biển mà là một thiết bị sửa chữa tàu di động, nên không bị giới hạn bởi quy định tuổi nhập khẩu (không quá 15 tuổi).

Thẩm phán nhận định, kết luận giám định của liên Bộ cũng đã nêu rõ vấn đề này.
 
10h55 phút, Luật sư Nguyễn Đình Hưng thẩm vấn bị cáo Huỳnh Hữu Đức (nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa). Người đã bị kết án 8 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước tại phiên tòa sơ thẩm.

10h50 phút,
Luật sư Phúc đề nghị được hỏi thêm đại diện Bộ GTVT, Bộ Tài Chính. Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho rằng không biết văn bản trả lời của Bộ gửi cho bị cáo Lê Văn Dương.

Về phía đại diện Bộ Tài Chính nhắc lại nội dung đã khẳng định cuối giờ chiều qua, cơ quan giám định liên ngành (5 Bộ) đã thống nhất nhận định ụ nổi không phải là tàu biển. Theo đó, hải quan Vân Phong không có sai phạm gì trong việc giám định nên không thể quy trách nhiệm gì các cán bộ đơn vị này.

10h45 phút, Luật sư Phúc tiếp tục thẩm vấn bị cáo Dương. Luật sư Phạm Thị Hồng Phúc đề cập đến văn bản trả lời của Bộ GTVT đối với đơn kêu oan của đăng kiểm viên Lê Văn Dương. Phân xử nội dung hỏi về việc ụ nổi có phải là tàu biển không, cơ quan chuyên môn này đã khẳng định ụ nổi không phải tàu biển. Theo bị cáo Dương, đây là văn bản thứ 3 cùng về nội dung này Bộ GTVT đã đưa ra (văn bản được Bộ này gửi đến trại giam T16 Bộ Công an).

Theo bị cáo Dương, hệ thống quy phạm tàu biển bao gồm cả container, chuông lặn ở biển, hệ thống điều khiển thiết bị tự động và từ xa… Nhưng rõ ràng, những thiết bị này không phải là tàu biển. Vậy thì sao lại quy kết ụ nổi cũng là tàu biển.

10h42 phút, Nữ luật sư Trần Hồng Phúc xét hỏi bị cáo Chiều. Luật sư: Bị cáo là người đại diện cho Vinalines, bị cáo có thương thảo gì với hải quan trong vấn đề này không. Bị cáo trả lời rằng, bị cáo không trao đổi gì.

10h40 phút,
Bị cáo Dương khẳng định, trong báo cáo của mình đã viết rõ rằng, ụ nổi có tuổi đã già và tình trạng kỹ thuật không còn đảm bảo, có nhiều chi tiết quá cũ. Do đó, bị cáo Dương nghĩ rằng Vinalines không thể dựa vào báo cáo đó để quyết định việc mua ụ nổi được. Theo bị cáo Dương, bị cáo chỉ tham gia một khâu rất nhỏ trong quá trình mua ụ nổi, đó là quá trình khảo sát chi tiết kỹ thuật.

10h32 phút, Luật sư tiếp tục với phần đặt câu hỏi đối với bị cáo  Lê Văn Dương (Đăng kiểm viên - Cục đăng kiểm Việt Nam). Nội dung câu hỏi xoay quanh báo cáo của bị cáo Dương, đại diện cho Cục Đăng kiểm VN khi Dương được yêu cầu tham gia đoàn khảo sát ụ nổi ở Nga.

Bị cáo Dương cho biết, khi được cử tham gia đoàn khảo sát, bị cáo hoàn toàn khảo sát theo yêu cầu của khách hàng, là Vinalines. Dương một mực cho rằng, chỉ thực hiện theo các yêu cầu từ phía Vinalines.

10h10 phút, theo Công lý, trong phần đặt câu hỏi của các luật sư, hầu hết các câu hỏi đều hỏi lại xoay quanh lời khai của các bị cáo tại phiên xử phúc thẩm ngày hôm qua và tại CQĐT. Mục đích của các luật sư là xem bị cáo có khẳng định lại những lời khai đó hay không, hay bị cáo thay đổi lời khai.

Mặt khác, các luật sư chủ yếu xoáy vào việc ai chỉ đạo mua ụ nổi và việc 'ăn chia' khoản tiền 10 tỷ đồng 'lại quả'. Đáng chú ý, trong phần đặt câu hỏi của các luật sư, bị cáo Mai Văn Phúc đã từ chối việc chỉ đạo mua ụ nổi. Ngược lại, Mai Văn Phúc biện giải, do mình tin tưởng bị cáo Chiều nên đã để Chiều tham gia và thực hiện dự án ụ nổi từ đầu đến cuối.

Đáng chú ý, trong phần đặt câu hỏi của các luật sư, bị cáo Mai Văn Phúc đã từ chối việc chỉ đạo mua ụ nổi. Ngược lại, Mai Văn Phúc biện giải, do mình tin tưởng bị cáo Chiều nên đã để Chiều tham gia và thực hiện dự án ụ nổi từ đầu đến cuối.

Trong khi đó, trả lời trước các luật sư, bị cáo Chiều một mực khẳng định việc mua ụ nổi là về sửa chữa để sử dụng chứ không phải mua về sử dụng ngay. Bởi vì, trên ụ nổi thì hệ thống máy phát điện đã hỏng, hơn nữa ụ nổi cũng đã cũ.

9h50 phút,
Luật sư Lê Minh Công cho rằng, việc quy kết hành vi của các bị cáo căn cứ trên kết luận này là không hợp lý. Lý giải cho sự không hợp lý này, luật sư đã đi sâu phân tích việc một cơ quan giám định độc lập đưa ra đánh giá về ụ nổi không khác so với kết luận của đoàn khảo sát do Vinalines cử đi Nga.

9h47 phút, để kiểm chứng cho lời khai của bị cáo Sơn, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã trình lên HĐXX hai bức ảnh chụp căn nhà của Mai Văn Phúc.

9h40 phút, bị cáo Sơn tiếp tục đứng trước vành móng ngựa để trả lời phần thẩm vấn của luật sư Nguyễn Huy Tiệp. Luật sư Tiệp hỏi rằng, khi đưa tiền cho Dũng và Phúc, bị cáo có nói rằng đó là tiền gì không. Trước câu hỏi này, bị cáo Sơn khai nhận: "Thưa HĐXX, chính bản thân anh Dũng và anh Phúc biết đó là tiền gì".

9h30 phút, Luật sư Ngô Ngọc Thủy hỏi lại thân chủ Dương Chí Dũng. Dũng khẳng định lại chỉ gặp ông Goh tại hội thảo về ụ nổi tại Tổng Công ty một lần, chỉ bắt tay, chào xã giao.

9h20 phút,  Luật sư Trần Đại Thắng tiếp tục hỏi Trần Phú Hà (em gái bị cáo Sơn). Chị Hà là GĐ công ty Phú Hà.
Luật sư Thắng thẩm vấn bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines) 

Luật sư băn khoăn, sau hợp đồng kinh doanh này, công ty Phú Hà hạch toán thuế với gần 30 tỷ đồng chuyển về thế nào? Bà Hà từ chối trả lời vì cho rằng đây là hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp. Ông Thắng hỏi tiếp việc bà Hà mua nhà, đất trong quá trình này. Bà Hà phản ứng cho rằng đây là việc cá nhân, gia đình, luật sư không có quyền hỏi.

9h18 phút,
Bị cáo Trần Hải Sơn cho rằng khi làm như vậy thì bị cáo không nghĩ các em của bị cáo sẽ bị liên đới hay đồng phạm.

9h15 phút, Bị cáo Sơn lý giải: Bộ hợp đồng khống này lúc đó không ai phát hiện ra, theo ông Goh cho biết thì bị cáo làm là để phù hợp với ngân hàng của họ để việc chuyển tiền được dễ dàng. Thưa HĐXX, việc họ chuyển tiền thế nào thì tôi không rõ.

Luật sư Trần Đại Thắng: Bị cáo có bàn với ai về việc soạn thảo bộ HĐ này không? Bị cáo Sơn: Bị cáo chỉ trao đổi với ông Goh, không liên quan gì đến ông Dũng hay ông Phúc.

9h10 phút, Luật sư Trần Đại Thắng  tiếp tục phần xét hỏi của mình với bị cáo Sơn.

Luật sư Thắng: Công ty AP chuyển tiền về công ty Phú Hà là theo hóa đơn thương mại hay theo hợp đồng kinh doanh? Bị cáo Sơn: Phú Hà hoàn toàn không làm giấy tờ hải quan, lý do chuyển tiền thì tôi cũng không biết nghiệp vụ ngân hàng họ làm như thế nào. Thưa HĐXX, tất cả những cái này thì bị cáo đã khai là hợp đồng khống, bây giờ mà hỏi bị cáo tại sao lại lập hồ sơ thì bị cáo cũng không biết.

Luật sư Thắng hỏi: Các thủ tục chuyển tiền là do bị cáo làm hay chỉ đạo em gái là Hà làm? Bị cáo Sơn: Hoàn toàn là do Công ty AP tạo dựng để phù hợp với ngân hàng của họ.

9h03 phút, theo Dân trí, Luật sư Trần Đại Thắng thẩm vấn bị cáo Trần Hữu Chiều. Chiều cho biết, tháng 1, 2/2007 công ty AP đã chào bán ụ Doc220. Chiều biết công ty này và GĐ Goh Hoon Seow từ khi đó.
 
8h58 phút, Trần Hải Sơn xác nhận có tham gia đoàn khảo sát ụ nổi Doc220 trước khi đi Nga khảo sát 83M. Tại cuộc đó, Sơn khai có gặp ông Goh.

8h47 phút,
Luật sư Triển đề cập bút lục ghi lời khai của Sơn về việc thỏa thuận với ông Goh Hoon Seow để chuyển khoản số tiền 1,666 triệu USD về Việt Nam qua công ty Phú Hà. Thời điểm thỏa thuận diễn ra trước khi Vianlines ký hợp đồng mua ụ nổi. Khi đó, ông Goh gặp Sơn tại khách sạn Hoa Hồng, gần Tổng Công ty Hàng hải.
 
Chủ tọa phiên tòa “thổi còi” luật sư là việc đọc trích bút lục không đúng, trong 1 bút lục thì cũng câu trước nói, câu sau lại “ỉm” đi, nối giữa câu nọ với câu kia theo hướng có chủ đích.

8h37 phút, Luật sư Trần Đình Triển vặn hỏi bị cáo Trần Hải Sơn lại những tình tiết đã khai tại ngày đầu tiên của phiên xử phúc thẩm, câu trả lời của Trần Hải Sơn là xin giữ nguyên những gì đã khai với CQĐT. Luật sư Triển hỏi về thời điểm gọi điện liên lạc với Dương Chí Dũng để đến đưa 5 tỷ đồng tại khách sạn Victory. Sơn khai chính xác ngày hôm đó có liên lạc với cựu Chủ tịch Vinalines nhưng không nhớ rõ là 16h chiều hay vào lúc muộn hơn.

Khi luật sư Triển đề cập đến lời khai của Sơn tại CQĐT, rằng Sơn và ông Goh (GĐ công ty AP) đã gặp nhau và thỏa thuận việc 'ăn chia' số tiền gần 1,7 triệu USD tiền lại quả từ việc mua ụ nổi. Bị cáo Sơn khẳng định lại: Về mặt thời gian thì bị cáo không còn nhớ rõ từng mốc thời gian.

8h35 phút, Luật sư Trần Đình Triển xét hỏi bị cáo Trần Hải Sơn. Luật sư Triển tiếp tục hỏi bị cáo về những gì bị cáo khai tại CQĐT và phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm ngày đầu tiên. Bị cáo Sơn khẳng định giữ nguyên lời khai. Trả lời luật sư Triển, bị cáo Sơn vẫn tiếp tục khẳng định đã đưa cho Dũng 10 tỷ đồng và đưa cho Phúc 10 tỷ đồng tiền 'lại quả' hợp đồng mua ụ nổi 83M.

8h33 phút, Tiếp tục xét hỏi bị cáo Sơn, luật sư Được xác nhận lại những lời khai mà bị cáo đã khai ngày hôm qua và tại CQĐT. Trả lời luật sư, bị cáo Sơn vẫn khẳng định và giữ nguyên các lời khai này.

Khi luật sư đề cập đến việc đưa tiền cho bị cáo Dũng và Phúc và hỏi về bằng chứng về việc Dũng và Phúc chỉ đạo Sơn nhận số tiền 'lại quả'; bị cáo Sơn nói rằng: Tôi đã khai tất cả tại CQĐT, tôi giữ nguyên những lời khai này. Và khi đưa tiền cho Dương Chí Dũngvà Mai Văn Phúc bị cáo Sơn khẳng định không có ai chứng kiến.

8h30 phút,HĐXX làm rõ phương thức Mai Văn Phúc chỉ đạo Trần Hải Sơn bằng cách nào. Tháng 1/2007, Mai Văn Phúc chưa về lãnh đạo tại Tổng công ty, nhưng trong lời khai bị cáo nói rằng Dũng và Phúc đã chỉ đạo anh khảo sát để mua ụ nổi. Lúc đó Phúc chưa về lãnh đạo, vậy Phúc chỉ đạo anh bằng phương thức nào?

Bị cáo Trần Hải Sơn: Thưa HĐXX, tôi xin giữ nguyên những lời khai đã khai tại CQĐT, về mốc thời gian vì quá lâu rồi nên tôi cũng không nhớ rõ.

Tòa hỏi bị cáo Phúc: Ông nghĩ gì về những lời khai của Sơn, rằng 3 lần đưa tiền cho bị cáo?

Bị cáo Mai Văn Phúc: Bị cáo hoàn toàn không nhận tiền từ Sơn. Thưa HĐXX, bị cáo Sơn đã nhiều lần thay đổi lời khai về việc này.

8h25 phút, Bị cáo Trần Hải Sơn được luật sư Được đề nghị xét hỏi.


Bị cáo Mai Văn Phúc

8h00 phút, theo Công lý, HĐXX phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng và đồng phạm tiếp tục làm việc với phần xét hỏi bị cáo Mai Văn Phúc. Trả lời Luật sư, Bị cáo Phúc khai nhận, sau khi về nhậm chức tại Vinalines, quá trình bàn giao ông Phúc chỉ nhận bàn giao tổng thể.

Bị cáo Phúc thừa nhận đã thiếu trách nhiệm trong quản lý, trong quá trình lãnh đạo đã để nhiều vấn đề sai trái xảy ra gây thất thoát tiền của của Nhà nước. "Ở trong tù bị cáo lúc nào cũng suy nghĩ về sự thiếu trách nhiệm của mình", bị cáo Phúc nói.

.

Hôm nay (23/4), dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra với phần tranh luận.


16h53 phút, theo TPO, Tòa gọi vợ Mai Văn Phúc. Bà Ngô Thị Vân đưa ra yêu cầu giữ lại ngôi nhà tại Hạ Long, Quảng Ninh do nguồn tiền mua từ năm 1983 do bà Vân bỏ tiền mua. Ngôi nhà hiện tại đang ở Thụy Khuê nhà nước chuẩn bị lấy đất, không có sổ đỏ.

16h52 phút, được Hội đồng xét xử hỏi, vợ bị cáo Dương Chí Dũng đề nghị Tòa xem xét, hủy kê biên. Bà này cho rằng, một phần tiền mua nhà do mẹ đẻ và của bản thân bà tiết kiệm được, mua 2 căn hộ đứng tên chị Thảo - bạn gái ông Dũng.

16h33 phút, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam được yêu cầu trả lời thẩm vấn. Ông này cho rằng, biên bản báo cáo giám định của đăng kiểm viên Lê Văn Dương không sai. Kết luận đề xuất của Dương trong văn bản này cũng đúng.

16h29 phút, Chủ tọa hỏi đại diện Vinalines về những thiệt hại liên quan đến mua ụ nổi 83M, phía đơn vị này cho rằng, bình quân 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ngày để bảo quản ụ nổi.

Cũng theo đại diện Vinalines, đã có chủ trương bán ụ nổi để thu hồi vốn, nhưng do cơ quan điều tra cho rằng, đây là vật chứng liên quan đến vụ án, do vậy, phải chờ giải quyết xong vụ việc.

16h24 phút, trong phần thẩm vấn cựu cán bộ hải quan Lê Ngọc Triện, bị cáo này cũng "kể khổ" hoàn cảnh gia đình, qua đó xin HĐXX giảm án cho mình. Ngoài ra, bị cáo Triện cũng xin giảm mức bồi thường dân sự, cho rằng, mức bồi thường 9 tỷ đồng là quá lớn.

16h15 phút, bị cáo Lê Văn Lừng (cựu cán bộ hải quan Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) xin giảm án với lý do vợ ung thư, bố mẹ già yếu. Ảnh: Bảo Thắng

16h14 phút, nói về lý do xin giảm án, bị cáo Lừng trình bày hoàn cảnh, với 8 năm tù là quá nặng với bị cáo này. "Vợ bị cáo đang ung thư giai đoạn cuối, bố mẹ già, bị cáo lại nhiều năm công tác trong ngành quân đội, 6 năm bảo vệ quần đảo Trường Sa...mong quý Tòa xem xét giảm nhẹ mức án".

Về khoản bồi thường dân sự 9 tỷ đồng, bị cáo Lừng cho rằng, đó là khoản tiền quá lớn, kính mong HĐXX xem xét giảm nhẹ.

16h06 phút, đến lượt mình, bị cáo Lê Văn Lừng (cựu cán bộ hải quan Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa), cấp dưới của ông Đức, cho rằng đến phiên phúc thẩm bị cáo mới nhận ra những sai phạm của mình...

16h02 phút, bị cáo Đức lập luận, nếu bản thân có động cơ, mục đích thì đã có việc tư lợi, nhận tiền chứ không thể cố sức để một món hàng như ụ nổi 83M được thông quan. Theo bị cáo, chỉ vì nhận thức chưa chuẩn nên dẫn đến sai sót.

Bị cáo cho rằng tòa sơ thẩm buộc bị cáo bồi thường 9 tỷ đồng trong số thiệt hại do thương vụ ụ nổi gây ra là quá nặng nề cho bị cáo vì khâu thông quan là khâu cuối cùng, dù gì ụ nổi cũng đã về đến Việt Nam, đã mua rồi.

15h54 phút, theo Dân trí, việc áp mã số ụ nổi, bị cáo Huỳnh Hữu Đức khẳng định đây là loại hàng hóa thông thường, không cần giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành cũng như giấy chứng nhận đảm bảo ô nhiễm môi trường. Vậy nên bị cáo và các đồng phạm đã cho phép thông quan.

Về quy định tuổi thọ của tàu biển, ụ nổi, tòa cho rằng làm hải quan, các bị cáo buộc phải biết điều này...

15h50 phút, Bị cáo Huỳnh Hữu Đức (nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) xác nhận bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù về tội cố ý làm trái là đúng người đúng tội. Tuy nhiên, Đức cũng phân giải lại việc đến giờ mới nhận thức ụ nổi không phải là tàu biển.

15h43 phút,
theo TPO, Hội đồng xét xử yêu cầu dẫn giải ba bị cáo bị cách ly sáng nay (Huỳnh Hữu Đức, Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng) ra trước vành móng ngựa để thẩm vấn; yêu cầu chuyển các bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và Trần Hải Sơn sang phòng bên cạnh để đảm bảo công tác xét xử.

15h15 phút, theo PL TPHCM, HĐXX xét hỏi Lê Văn Dương.

HĐXX: Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo kháng cáo kêu oan. Tại tòa, bị cáo có thay đổi nội dung kháng cáo không?

Bị cáo Dương: Bị cáo xin thay đổi, kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

HĐXX: Theo nhận thức của bị cáo, ụ nổi có phải tàu biển không?

Bị cáo Dương: Theo nhận thức của bị cáo, đến thời điểm này, bị cáo vẫn cho rằng ụ nổi không phải là tàu biển.

15h00 phút, HĐXX tiếp tục xét hỏi bị cáo Mai Văn Khang.

HĐXX: Trong đơn bị cáo kháng cáo xin giảm hình phạt đúng không?

Bị cáo Mai Văn Khang: Bị cáo xin được minh oan. Bị cáo nhận thức là bị cáo không có sai phạm gì. Vì bị cáo không hiểu biết pháp luật lắm, nên nếu không minh oan được thì được giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Mai Văn Khang. 

HĐXX: Lý do kêu oan?

Bị cáo Mai Văn Khang: Bị cáo chỉ là thành viên trong đoàn khảo sát, không giữ chức vụ gì, nhiệm vụ chủ yếu là làm phiên dịch.

HĐXX: Khi về đoàn có làm báo cáo khảo sát không?

Bị cáo Mai Văn Khang: Có.

HĐXX: Bị cáo có tham gia soạn thảo không? Có góp ý vào báo cáo này không?

Bị cáo Mai Văn Khang: Bị cáo có ký nháy xác định thông tin bị cáo dịch là đúng. Bị cáo thêm một chi tiết là đoàn khảo sát có chứng kiến việc hạ thủy tàu cá, nhưng không chứng kiến ụ nổi lên.

HĐXX: Các bị cáo làm đúng chức trách thì Vinalines có nhập khẩu ụ nổi này không?

Bị cáo Mai Văn Khang: Ụ nổi 43 tuổi, nếu được sửa chữa sẽ đủ điều kiện.

HĐXX: Bị cáo biết chủ sở hữu của ụ 83M là Nga, tại sao đoàn khảo sát cũng như Vinalines không ký trực tiếp với công ty chủ sở hữu mà ký qua AP?

Bị cáo Mai Văn Khang: Anh Chiều đã đặt vấn đề trực tiếp với nhà máy xin mua ụ nổi, nhưng họ trả lời rằng họ không thể bán trực tiếp. Việc mua bán rất lằng nhằng, phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng. Đó là họ giải thích như thế.

HĐXX: Vậy giá giao dịch thế nào?

Bị cáo Mai Văn Khang: Bị cáo không biết. Việc giá cả không phải là trách nhiệm của bị cáo.

14h40 phút, Tòa yêu cầu hỏi Trần Hải Sơn. Về việc đưa tiền cho Dương Chí Dũng, tòa đề cập lại chi tiết các bị cáo Dũng, Phúc cho rằng có thể Sơn bị ép cung, mớm cung để “đổ vấy” tội cho cấp trên. Sơn phủ nhận, cho rằng mọi lời khai đều được ghi trung thực.

Theo Sơn trình bày, Mai Văn Khang là người lập báo cáo sơ bộ sau đó các thành viên trong đoàn cùng ký nháy vào báo cáo là ụ nổi 83M đủ điều kiện để mua. Còn việc trình đề xuất mua là do Trần Hữu Chiều.

Tại Nga, Trần Hữu Chiều chỉ quán triệt anh em trong đoàn là phải làm sao mua được ụ nổi này một cách nhanh gọn.

Chủ tọa dẫn lại một bút lục lời khai của Sơn về việc cùng Trần Hữu Chiều tiếp nhận chỉ đạo này của Dũng tại phòng làm việc của cựu Chủ tịch Vinalines. Sơn gật đầu xác nhận bản cung này.

Lời khai đó, chủ tọa phiên tòa nhận định rất phù hợp với lời khai của Dũng, Phúc về việc chỉ đạo mua ụ nổi.

14h45 phút, đại diện VKS thẩm vấn bị cáo Mai Văn Phúc, người vẫn kêu oan đối với cả hai tội danh.

Ở mảng tội tham ô, Đại diện VKS hỏi: "Trong 4 người bị xét xử ở tội tham ô, có 2 người ở cương vị thấp hơn lại được nhận bồi dưỡng trong khi hai bị cáo có cương vị cao lại không được bồi dưỡng thì có hợp lý không? Suy nghĩ khách quan của bị cáo?"

Bị cáo Mai Văn Phúc: Sự thật thì bị cáo không biết gì. Có thể ăn chia xong rồi bị cáo mới về nhận chức. 

14h27 phút, theo TPO, Hội đồng xét xử chuyển sang thẩm vấn bị cáo Mai Văn Phúc. Trả lời các câu hỏi của kiểm sát viên, ông Phúc cho rằng, có nhiều lúc ông ta ký kết văn bản nhưng... không đọc, do tin tưởng cấp dưới.
Con gái ông Dương Chí Dũng (áo đen, bên phải) cùng người thân đứng ngóng chờ tin xét xử bên ngoài cổng TAND Tối cao. (Ảnh: TPO)

14h07 phút, bị cáo Trần Hữu Chiều khai nhận có tham gia khảo sát mua ụ nổi 83M, và đoàn công tác không phân công ai là trưởng đoàn.

14h06 phút, mở đầu phiên xét xử chiều này, 22/4, Hội đồng xét xử xét hỏi bị cáo Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines).

Ở phiên sơ thẩm, ông Chiều bị TAND TP Hà Nội 10 năm tù về tội tham ô, 9 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 19 năm tù.

Phiên tòa dừng xét xử vào lúc 11h40 phút. Phiên tòa sẽ tiếp tục xét xử vào 14h cùng ngày. 

11h38 phút, bị cáo Phúc nói, gia đình bị cáo đã có ý khắc phục hậu quả để nhằm thoát án tử hình. Nhưng bị cáo Phúc không đồng ý và cho rằng, nếu khắc phục khác gì bị cáo đã nhận là mình phạm tội.

11h34 phút, "Bị cáo có nhận 1 chai rượu Chivas 18, và phong bì 2 triệu của Trần Hải Sơn vào cuối năm 2008, tại nhà bị cáo ở Làng quốc tế Thăng Long. Còn lại, những lời khai của Sơn là hoàn toàn sai sự thật", bị cáo Phúc khai.

11h30 phút,
"Chỉ có thể quy kết bị cáo ở tội "Thiếu trách nhiệm" thôi. Bị cáo không phạm tội "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái", bị cáo Phúc nói trước tòa.

11h20 phút,
HĐXX chuyển sang thẩm vấn cựu Tổng giám đốc Vinalines - Mai Văn Phúc.

Bị cáo Phúc cho rằng mình không phạm tội "Tham ô tài sản" vì "không nhận bất cứ đồng nào từ phía Trần Hải Sơn" liên quan đến số tiền 1,66 triệu USD.

11h13 phút, Về lý do xin giảm án tội Tham ô, bị cáo Trần Hải Sơn cho rằng, mình đã khai nhận toàn bộ sự thật vụ án và khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên khi Tòa hỏi “Bị cáo đã khắc phục được bao nhiêu rồi?”, bị cáo Sơn nói rằng “Bị cáo không rõ gia đình đã xử lý như nào ạ”.

11h11 phút, Bị cáo Trần Hải Sơn tỏ ra khá ấp úng khi trả lời các câu hỏi từ phía HĐXX về hành vi đưa tiền cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.

11h08 phút,
Tại tòa, bị cáo Trần Hải Sơn tiếp tục khẳng định đã đưa cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người 10 tỷ đồng.

11h03 phút, Theo bị cáo Sơn, lời khai của bị cáo Dương Chí Dũng là không đúng.
Bị cáo Trần Hải Sơn trả lời thẩm vấn tại tòa 

Bị cáo Trần Hải Sơn xin giảm án ở tội Cố ý làm trái và Tham ô. Ở tội Cố ý làm trái, bị cáo cho rằng mình chỉ vi phạm ở việc ký nháy vào văn bản mua ụ nổi. "Đây là một trong những quy trình của cơ quan để mua ụ nổi", bị cáo Sơn nói.

10h52 phút,
Thẩm vấn bị cáo Trần Hải Sơn, chủ tọa phiên tòa hỏi: "Khi tham gia đoàn khảo sát mua ụ nổi, ai là trưởng đoàn?

-"Dạ, anh Trần Hữu Chiều ạ", bị cáo Hải Sơn trả lời.

Theo bị cáo Trần Hải Sơn, ông Chiều chịu trách nhiệm về đoàn khảo sát, và là người ký biên bản với các bên liên quan.

10h46 phút, Tòa tạm cho Dương Chí Dũng nghỉ và chuyển sang thẩm vấn bị cáo Trần Hải Sơn.

10h35 phút, theo PL TPHCM, LS Ngô Ngọc Thủy bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng hỏi bị cáo Dũng:

LS Ngô Ngọc Thủy: Bị cáo đang bị tuyên mức án cao nhất. Về tội tham ô, cho đến phiên tòa hôm nay bị cáo vẫn kêu oan.?

Bj cáo Dũng: Đúng vậy. Sau này bị cáo có chết thì gia đình bị cáo vẫn tiếp tục kêu oan.

LS Ngô Ngọc Thủy: Bị cáo có đề nghị HĐXX triệu tập ông Goh đến tòa, hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật lấy lời khai của ông Goh về khoản tiền 1,666 triệu USD?

Bị cáo Dũng: Bị cáo đề nghị làm rõ, nếu bị cáo biết việc thỏa thuận giữa công ty AP và công ty của Nga về khoản tiền đó, bị cáo xin nhận án tử hình.

LS Ngô Ngọc Thủy: Có căn cứ pháp lý nào chứng minh khoản tiền 1,666 triệu USD là tài sản của Vinalines? Vì dấu hiệu cấu thành tội tham ô là phải chiếm đoạt tài sản do mình đang quản lý.

Bị cáo Dũng: Khoản tiền đó được chuyển vào tài khoản của công ty Phú Hà (công ty của em gái bị cáo Sơn)?

LS Ngô Ngọc Thủy: Với tư cách là chủ tịch HĐQT của Vinalines, bị cáo có trực tiếp quản lý tài sản của Vinalines không?

Bị cáo Dũng: Không điều hành trực tiếp thì không quản lý. Bị cáo là người đại diện theo pháp luật, còn người trực tiếp quản lý, điều hành là Mai Văn Phúc.

10h30 phút: LS Nguyễn Huy Thiệp bào chữa cho bị cáo Mai Văn Phúc hỏi Dương Chí Dũng:

LS Nguyễn Huy Thiệp: Sau khi nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam được hình thành, anh Sơn sẽ được làm TGĐ?

Bị cáo Dũng: Đúng vậy. Do anh Sơn là người đã có công tìm được đất (xây dựng nhà máy). Anh ấy lăn lộn trong đó và cũng là người sau này điều hành cái ụ này.

10h15 phút: Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng hỏi:

LS Trần Đình Triển: Thời điểm anh Sơn khai đưa vali. Anh Sơn lúc khai đưa túi sách, lúc khai đưa vali. Anh Sơn khai lúc hơn 4 giờ có gọi điện cho anh. Lúc đó anh đang ở đâu?

Bị cáo Dũng: 3 giờ tôi mới lên máy bay, lúc đó tôi đang trên máy bay.

LS Trần Đình Triển: Lúc đó Vinalines đi một đoàn vào triển khai côgn tác phía Nam đúng không?

Bị cáo Dũng: Đúng.

LS Trần Đình Triển: Cả đoàn đi buổi sáng, có mình anh có việc nên hoãn lại đi vào buổi chiều đúng không?

Bị cáo Dũng: Đúng.

LS Trần Đình Triển: Khi đó trên máy bay không nghe được điện thoại đúng không?

Bị cáo Dũng: Đúng.

LS Trần Đình Triển: Thời điểm 5 giờ 30 phút đã có mặt ở khách sạn Victory như lời khai của Sơn không?

 Bị cáo Dũng: Không.

LS Trần Đình Triển: Anh đề nghị lấy list điện thoại trao đổi với Sơn ngày hôm đó thì đã có chưa?

Bị cáo Dũng: Chưa. 

LS Trần Đình Triển: Anh đề nghị với cơ quan điều tra đưa sổ theo dõi của lễ tân anh vào khách sạn lúc mấy giờ không?

Bị cáo Dũng: Tôi có nhưng cơ quan điều tra không thực hiện.

9h44 phút, theo Dân trí, Tòa bắt đầu xét hỏi Dương Chí Dũng. Cựu Chủ tịch Vinalines khẳng định nội dung kháng cáo kêu oan với tội tham ô tài sản, đề nghị xem xét lại trách nhiệm tội “cố ý làm trái”. Dũng nói, về tội “cố ý làm trái”, bị cáo xin được giảm hình phạt.
 
Tòa công bố đơn của Dương Chí Dũng nói xin nhận tội, cố gắng khắc phục khoản tiền 10 tỷ đồng bị quy buộc là tham ô. Dũng khẳng định lại yêu cầu kêu oan. Tòa giải thích, như vậy chỉ xem xét về tội danh, không xét việc giảm án về tội này đối với bị cáo.

Bị cáo Dương Chí Dũng. Ảnh Tuổi trẻ 

9h47 phút, Dương Chí Dũng khai, chủ trương đầu tư nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam từ năm 2006, khi đó Dũng đang là Tổng GĐ TCty. Dự án triển khai sau khi HĐQT có văn bản báo cáo Bộ GTVT vì coi như báo cáo là được chấp nhận.

Văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng là “đồng ý về nguyên tắc”, Dũng cho rằng như thế là được triển khai. Tuy nhiên, văn bản này cũng nêu yêu cầu phải bổ sung dự án vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu biển. Về điểm này, Dương Chí Dũng nhận là sai, làm trái chỉ đạo Thủ tướng.

Mai Văn Phúc cũng biết về văn bản này và cũng không đề cập việc triển khai là trái ý kiến Thủ tướng.

9h55 phút, Tòa hỏi việc lập đoàn khảo sát ụ nổi 83M. Dũng cho biết, đây là một hạng mục của nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam. Khi nhà máy chưa được bổ sung vào quy hoạch mà đã tiến hành việc mua ụ nổi, Dương Chí Dũng xác nhận là không đúng quy trình. Lý do làm ngược quy trình là vì khi đó phía Nga rao bán ụ này. Khi đó, Vinashin đã mua về 2 ụ nhưng đều bị chìm đắm trong quá trình lai dắt về Việt Nam.

9h18 phút, theo Dân trí, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nhận định, việc đề nghị của luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho bị cáo Trần Hải Sơn) về việc gặp, tiếp xúc với bị cáo trong quá trình diễn ra phiên tòa phù hợp quy định.
 
Về việc triệu tập thêm một số nhân chứng, trong đó có nhân chứng từ Nga – người được cho là biết việc thỏa thuận ăn chia của các bị cáo, tòa cho rằng, luật sư Triển đã có chứng cứ thu thập từ Singapore gửi tòa.
 
Trong quá trình xét xử, tòa sẽ xem xét vấn đề này xem có cần thiết triệu tập các nhân chứng như đề nghị không. Chủ tọa cũng đề nghị luật sư Triển chia sẻ tài liệu này với các đồng nghiệp để cùng sử dụng trong phiên xử.

Với nhân chứng là lái xe của Trần Hải Sơn, tòa cho rằng đã có lời khai trong hồ sơ vụ án, cần thiết tòa sẽ công bố bút lục này. Vì vậy, chủ tọa tuyên bố tiếp tục phiên xử.


9h15 phút, theo Tri thức, Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng yêu cầu tòa triệu tập thêm 3 nhân chứng. Trong đó có 2 nhân chứng ở Nga, là đại diện cho bên bán ụ nổi. Trước yêu cầu này, đại diện VKSND giữ quyền công tố tại tòa cho rằng đây là vụ án xét xử bị cáo với tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản nên không cần triệu tập 2 nhân chứng trên.

8h42 phút, theo TPO, Hội đồng xét xử bắt đầu kiểm tra căn cước 9 bị cáo có đơn kháng án. Trong số các bị cáo, duy nhất bị cáo Bùi Thị Bích Loan – cựu Kế toán trưởng Vinalines không chống án.
Bị cáo Dương Chí Dũng ra tòa trong trang phục áo sơ mi sáng màu. (Ảnh: TPO) 

8h28 phút, HĐXX bắt đầu làm việc, yêu cầu thư ký phiên tòa báo cáo các thành phần tham dự phiên tòa.

Các cơ quan Bộ Tài chính, Cục Đăng kiểm, Bộ GTVT được mời tham gia phiên tòa nhằm làm rõ bản chất vụ án.
Dương Chí Dũng (trái) và Mai Văn Phúc (phải) tại tòa sáng nay. (Ảnh: TPO)

Thư ký phiên tòa đang kiểm tra căn cước bị cáo cùng các bên liên quan. Luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng, ông Trần Đình Triển chưa có mặt.
Bị cáo Trần Hữu Chiều được đưa vào phiên xử. (Ảnh: DT) 

7h54 phút, những người được mời và triệu tập dự tòa, đang khẩn trương làm thủ tục để vào trong phòng xử. 

7h30 phút, xe đặc chủng chở các bị cáo đến nơi xét xử.
Xe đặc chủng chở bị cáo đến nơi xét xử

Dự kiến phiên xét xử kéo dài 3 ngày. Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Văn Sơn (thẩm phán Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội).


Phiên tòa có tất cả 16 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, trong đó ba luật sư Trần Đình Triển, Ngô Ngọc Thủy và Trần Đại Thắng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) sẽ bào chữa cho Dương Chí Dũng.

Có 25 cơ quan thông tấn báo chí được tham dự và đưa tin về phiên xử này.

Trước đó, bản án sơ thẩm ngày 16/12/2013, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt Dương Chí Dũng án Tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp mức hình phạt là “Tử hình”.
Bị cáo Dương Chí Dũng. 
Bị cáo Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Vận tải án Tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 18 năm về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng hợp mức hình phạt là “Tử hình”.

Cùng với hai tội danh trên, bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines bị đề nghị phạt là 22 năm tù.


Bị cáo Trần Hữu Chiều, nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines từ 19 năm tù.

Cùng tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, HĐXX tuyên phạt bị cáo Mai Văn Khang, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn Dương Vinashin thuộc Vinalines 7 năm tù.

Bị cáo Bùi Thị Bích Loan, nguyên Kế toán trưởng Vinalines 4 năm tù.

Lê Văn Dương, đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam 7 năm tù.

Huỳnh Hữu Đức, nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa, nguyên Phó chánh văn phòng Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

Lê Ngọc Triện, nguyên Đội trưởng Đội Nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong - Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa 8 năm tù.

Lê Văn Lừng, cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong 8 năm tù.

Sau khi nghe bản án sơ thẩm, bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đã đệ đơn kêu oan không phạm tội “Tham ô tài sản”.

Ngoài bị cáo Dũng, một số bị cáo khác cũng đã đệ đơn kháng án.

Xem clip:

VTC1

VTC News sẽ cập nhật thông tin từ phiên xét xử.

Đại Minh - Đại Trí (tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn