Trực thăng vận tải “khủng” nhất của quân đội Mỹ

Tổng hợpThứ Hai, 14/06/2010 06:00:00 +07:00

(VTC News) - CH-53E Super Stallion chủ yếu được Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ, thực trực thăng vận.

(VTC News) - Vận tải cơ lên thẳng hạng nặng CH-53E Super Stallion tính tới thời điểm này được xem là loại trực thăng lớn nhất, nặng nhất  từng được nghiên cứu, sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ.

Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 trên một tàu sân bay của Hải quân Mỹ. 

Phiên bản đầu tiên của loại trực thăng siêu trọng này có tên Sikorsky CH-5E Super Stallion. Nó thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1974. Trực thăng hạng nặng CH-53 Super Stallion bắt đầu được đưa vào biên chế cho Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ từ năm 1981.

CH-53E thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên năm 1974. 

Từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ trước cho đến nay đã có khoảng 165 chiếc CH-5E Super Stallion được các phi đội bay vận tải của Lực lượng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ sử dụng. Chủ yếu số phi cơ lên thẳng này được Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương của Hải quân Mỹ sử dụng.

CH-53E được xem là loại trực thăng nặng nhất, to nhất của quân đội Mỹ. 

Ngoài các phi đội trực thăng CH-53E Super Stallion được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Đại Tây Dương, Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ cũng sử dụng vận tải cơ loại này cho một số phi đội hậu cần, huấn luyện và thử nghiệm. Tháng 11/2003 là thời điểm chuyển giao trực thăng CH-53E Super Stallion lần cuối cùng cho quân đội Mỹ.

Một chiếc CH-53E đang bay là là trên mặt biển. 

CH-53 Super Stallion chủ yếu được Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ sử dụng trong các chiến dịch đổ bộ, thực trực thăng vận nhằm vận chuyển và di rời các trang thiết bị vũ khí hạng nặng phục vụ nhiệm vụ chiến đấu.

Buồng lái của CH-53E. 

Loại máy bay siêu trọng này còn có một nhiệm vụ khá quan trọng là chuyên chở các máy bay phản lực hoặc trực thăng chiến đấu bị hư hỏng trên các tàu sân bay hạng nặng của Hải quân Mỹ.

CH-53E sử dụng cánh quạt chính gồm 7 lưỡi. 

Cách đây 10 năm (2000), Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ thông báo  một chương trình sản xuất trực thăng vận tải hạng nặng CH-53X. Thực chất của chương trình này là nâng cấp các máy bay phiên bản CH-53E với trang bị động cơ mới có khả năng vận tải lớn hơn.


Chương trình chế tạo CH-53X nhằm mục đích kéo dài thời gian phục vụ của các máy bay lên thẳng CH-53E trong quân đội cho đến thời điểm 2025. Nhiều cải tiến kỹ thuật đã được đề xuất như sử dụng hệ thống cánh dẻo bằng chất liệu tổng hợp, buồng lái phi cồn bằng kính chống đạn đặc biệt và trang bị thêm công nghệ điều khiển điện tử trợ giúp phi công.
Tháng 4/2004, Trung tâm Analysis of Alternatives (AoA) của Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ đã quyết
định tiếp tục để tập đoàn thiết kế và sản xuất máy bay Sikorsky thực hiện một hợp đồng ban đầu với tên gọi System Development and Demonstration (SDD) nhằm nâng cấp trự thăng CH-53E thành phiên bản CH-53K.

CH-53E đang cẩu một chiếc trực thăng quân y bị hư hỏng. 

Tháng 4/2006, hợp đồng SDD đã chính thức  được quân đội Mỹ và Sikorsky ký kết. Mẫu động cơ GE38-1B đã được lựa chọn cho thiết kế CH-53K vào tháng 12 cùng năm. Dự kiến đến thời điểm năm 2015, tất cả 156 trực thăng CH-53 nâng cấp lên CH-53K sẽ được hoàn thành và bàn giao lại cho Lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ.

Ống xả của động cơ được bố trí 2 bên sườn, phía trên. 

Thân máy bay được chế tạo từ vật liệu hợp kim tổng hợp pha trộn giữa Titan, thép và nhôm. Hệ thống cánh quạt chính gồm 7 cánh được chế tạo cũng từ vật liệu titan tổng hợp vừa cứng, bền nhưng vẫn có độ dẻo cần thiết theo đúng tiêu chuẩn hàng không.

Một chiếc MH-53E đang kéo thiết bị quét mìn trên biển. 

Các phiên bản trực thăng CH-53 được trang bị hệ thống kiểm soát bay tự động Hamilton Sundstrand Automatic Flight Control System (AFCS) với 2 máy tính số; hệ thống khảo sát độ cao phía trước Attitude and Heading Reference System (AHRS); hệ thống định vị toàn cầu Rockwell Collins GPS 3A và 1 hệ thống ra đa AN/APN-217 Doppler của Northrop Grumman.


Buồng lái của phi công tương thích với hệ thống quan sát ban đêm AN/AVS-6 NVG cho phép kíp lái có thể tiến hành các hoạt động, chiến dịch bay trong đêm dưới điều kiện thời tiết khắc nhiệt. Hệ thống thông tin liên lạc được lắp đặt trong cabin lái của phi công là hệ thống sóng radio liên lạc chiến thuật Rockwell Collins AN/ARC-210.


Trực thăng CH-53E có thể tải được lượng hàng hoá trong khoang nặng khoảng 14,515 kg. Khả năng tải các thiết bị được móc, kéo bên ngoài là 16,330 kg. CH-53 có khả năng tác chiến điện tử nhờ được trang bị một hệ thống cảnh báo tên lửa tấn công ATK AN/AAR-47 và hệ thống phóng nhiễu tương đối hiện đại.


Khác với lực lượng quân đội Mỹ, quân đội Đức trang bị cho loại trực thăng hạng nặng này hệ thống cảnh báo tên lửa EADS AN/AAR-60 MILDS, loại hệ thống được sử dụng trên trực thăng Tiger và NH90.

CH-53E cẩu một chiếc xuồng máy cao tốc một cách nhẹ nhành và nhàn hạ. 

Phiên bản CH-53E sử dụng 3 động cơ phản lưc cánh quạt đẩy T64-GE-416 của General Electric. Máy bay được trang bị 2 bình nhiên liệu có khả năng tự “hàn” bố trí hai bên sườn có dung tích 1,192 lít; 1 bình nhiên liệu bên trong có dung tích 1,465 lít.


Ngoài ra CH-53 E có thể mang theo một số thùng dầu phụ với tổng dung tích có thể lên đến 4,921 lít cũng được gắn hai bên sườn, loại bình này có thể thả rơi khi không cần thiết giúp máy bay có thể tăng tốc.


Đáng chú ý, trong trường hợp đặc biệt loại trực thăng hạng nặng này có thể được tiếp nhiên liệu trên không, thậm chí nạp nhiên liệu từ tàu nổi phía dưới. Để thực hiện chế độ tiếp dầu này phi công phải điều khiển trực thăng bay ở chế độ treo là là trên bong tàu.



Trực thăng vận tải hạng nặng CH-53 của Mỹ được trang bị 2 súng máy 0.50 mm gắn bên cửa sổ hai bên sườn. Hai khẩu súng này có thể bao quát được phía trước và toàn bộ hai bên sườn máy bay.


Trong số các phiên bản CH-53E từng được sản xuất và sử dụng trong quân đội Mỹ đáng chú ý có khoảng 40 chiếc MH-53E Sea Dragon. Loại trực thăng này được hải quân Mỹ sử dụng từ năm 1986 với khả năng quét lôi dưới nước thông qua một thiết bị kéo. MH-53E có trọng lượng nặng hơn phiên bản CH-53 và sử dụng động cơ T64-GE-419 mạnh hơn loại T64-GE-416.


Video:


Lê Dũng
(Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn