"Tôi có thể giải cứu Cụ Rùa và cả hồ Gươm"

Bạn đọc viếtThứ Sáu, 25/02/2011 06:16:00 +07:00

(VTC News) – Diễn đàn “giải cứu cụ rùa hồ Gươm” đang được đông đảo bạn đọc nhiệt tình hưởng ứng với hàng trăm ý kiến gửi về, nhiều giải pháp đáng chú ý.

(VTC News) – Diễn đàn “giải cứu cụ rùa hồ Gươm” đang được đông đảo bạn đọc VTC News nhiệt tình hưởng ứng, với hàng trăm ý kiến gửi về, nhiều giải pháp đáng chú ý được đưa ra.

Tiếp theo sáng kiến về “trạm xá di động” cứu chữa khẩn cấp cho cụ rùa Hồ Gươm, kĩ sư Lương Ngọc Dư tiếp tục chuyển tới VTC News kiến giải của mình về một vấn đề có ý nghĩa lâu dài hơn: “cứu” nơi sống của cụ. Theo ông Dư, giải pháp do ông nghiên cứu sẽ giúp cải tạo hệ sinh thái thủy vực hồ Gươm. 

Dưới đây là nội dung phương án đề xuất, mời độc giả VTC News cùng thảo luận, trao đổi về tính khả thi, cũng như đưa ra những giải pháp khác, ngõ hầu tìm ra lời giải cho bài toán khó này.


Chất lượng nước và bùn đáy chính là hai nguyên nhân trực tiếp làm cụ rùa bị thương và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Không chỉ cụ rùa, mà cả Hồ Gươm cũngcần được khẩn cấp chữa trị bởi sự ô nhiễm ngày càng gia tăng. 

Hồ Gươm hiện tại là một dạng hồ nước tù đọng, đang bị ô nhiễm bởi các loại nướcthải sinh hoạt đô thị, mật độ tảo trong hồ rất cao - lên đến hơn 16 triệu đơnvị tế bào/lít, nước hồ xanh nhớt, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp. Thêm vào đó, đáy hồ có đủ loại rác cứng, vật rắn, kim loại,… lượng bùn đáy rất dày và là trầm tích của hàng trăm năm, mức độ ô nhiễm của bùn đáy có thể liệt vào loại chất thải nguy hại. Đó chính là hai nguyên nhân trực tiếp làm cụ rùa bị thương và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. 

Không chỉ cụ rùa mà cả hồ Gươm cũng cần được khẩn cấp chữa trị bởi sự ô nhiễm ngày càng gia tăng. Vậy nên nhiệm vụ đặt ra là phục hồi, cải tạo và xây dựng một Hồ Gươm một cách bền vững, tươi, xanh, sạch, đẹp.

Do khối lượng công việc cần làm rất lớn, thời gian không cho phép nên người viết chỉ đưa ra những điểm căn bản của hai công đoạn quan trọng nhất trong khi giải quyết nhiệm vụ này, đó là: 1. Xử lý ô nhiễm môi trường nước, kiểm soát tảo độc; và 2. Nạo vét bùn đáy. Các việc khác như xử lý bắt rùa tai đỏ, làm bè thủysinh, tương đối đơn giản dễ làm nên không đề cập đến trong bài viết này. 

Xử lý ô nhiễm môi trường nước

Khảo sát sơ bộ cho thấy hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước là do nguồn nước thải chưa qua xử lý chảy vào hồ và sự phát triển thái quá các loại tảo độc trong hồ. 

Tổ hợp công nghệ Z9i bao gồm nhiều công nghệ thành phần, do tác giả tự nghiên cứuchế tạo và xử lý thí điểm thành công ở Việt Nam. Hệ thống thiết bị chế tạo dựa trên các nguyên lý vật lý, cho phép giải quyết hiệu quả các bài toán ô nhiễmnước và không khí. 

Theo khảo sát sơ bộ, để xử lý lượng nước ô nhiễm trong hồ Gươm, cần lắp đặt 09 hệ thống Z9M di động phân bố ven bờ hồ, 03 hệ thống thiết bị Z9S gắn chìm dưới nước, đồng thời lắp đặt 02 hệ thống thiết bị Z9F cố định ở khu vực giữa hồ rồicho vận hành liên tục trong tháng đầu tiên, các tháng tiếp theo vận hành 7ngày/tháng. 

Bên cạnh đó bắt buộc phải kiểm soát lượng nước thải chưa qua xử lý đang ngày đêmchảy vào hồ. 

Như vậy chỉ sau khoảng 3 tháng, tình trạng ô nhiễm được giảm thiểu, lượng tảo độc sẽ được kiểm soát, chất lượng nước về cơ bản sẽ đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bằng cảm quan thấy nước trong hơn, có thể nhìn tới đáy, không còn hiện tượng tảo nở hoa trên mặt hồ, không còn mùi tanh và hôi thối do xác tảo chết và các khí ô nhiễm từ đáy hồ sục lên. 

Ưu điểm chính của của tổ hợp Z9i là xử lý ô nhiễm nước, kiểm soát tảo độc, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng mà không dùng bất kỳ loại hóa chất nào. Có thể nói Z9i thân thiện và an toàn cho cụ rùa và các loại cá sống trong hồ. 

Đặc biệt, không chỉ tình trạng ô nhiễm nước hồ được giải quyết mà không khí xung quanh hồ và trên mặt hồ cũng trở nên trong lành và mát mẻ hơn, về cơ bản hiện tượng sương mù quang hóa do bụi đô thị của khu vực hồ và vùng lân cận sẽ được giải quyết gần như hoàn toàn. 

Nạo vét bùn đáy

Sau khi các vết thương của cụ rùa được chữa trị đã lành, tình trạng sức khỏe của cụ rùa hồi phục, tình trạng ô nhiễm nước được giải quyết, chúng ta có thể tiến hành nạo vét bùn đáy. Quá trình nạo vét bùn đáy được tiến hành theo phương pháp dùng bơm hút bùn. Theo công nghệ này không cần đóng cọc đắp bờ chia hồ thành từng ngăn như các giải pháp khác, mà chỉ cần căng dây chia thành từng ô có diện tích 1000m2 để hút lần lượt theo hình thức “cuốn chiếu”. 

Do những bí mật ẩn sâu dưới lớp bùn đáy mà chúng ta chưa biết, cho nên trước và trong khi nạo vét, cần sử dụng các máy dò kim loại rà xét thật kỹ đáy hồ nhằm phát hiện và vớt tất cả vật kim loại và các vật cứng khác trong đáy hồ, lọc ra các vật có ý nghĩa như di vật khảo cổ, di vật lịch sử, kim loại quý, số còn lạisẽ mang đi tái chế hoặc tiêu hủy. 

Cần lưu ý một điểm nữa là quá trình xử lý nước ở giai đoạn trước cũng có những tác động làm giảm hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng và tiêu hủy tới các khí độc có trong lớp bùn đáy. Về cơ bản lớp bùn này sau khi loại bỏ các vật cứng có thể tái chế thành đất sinh học. 

Ước tính thời gian nạo vét bùn đáy khoảng 12 tháng, tuy nhiên tùy theo diễn biếnthực tế khi thi công thời gian có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.

Lương Ngọc Dư

 

Phương án trên đưa ra có điểm nào cần trao đổi thêm?

Bạn, cơ quan, đơn vị, nhóm của bạn cũng đang sở hữu một công trình nghiên cứu, giải pháp công nghệ có thể áp dụng?

Hay đơn giản là bạn có một ý tưởng “cấp cứu” cụ rùa? 

Hãy chia sẻ qua ô thảo luận cuối bài, hoặc mail về [email protected]. Trân trọng!


Bình luận
vtcnews.vn