Top 10 thực phẩm của danh sách... cấm

Tổng hợpChủ Nhật, 07/03/2010 07:37:00 +07:00

(VTC News) - Trên thế giới hiện có nhiều đồ ăn, thức uống bị một số nước cấm bán, chế biến và tiêu thụ...

(VTC News ) - Thế giới hiện có hàng triệu món ăn - đồ uống khác nhau, nhưng có những thứ hiện nay vẫn bị một số nước liệt vào danh sách cấm bán và tiêu thụ, chế biến hoặc sử dụng. VTC News xin giới thiệu 10 đồ ăn - thức uống bị cấm tại một số nước.

1. Cá vược


Lúc đầu, các loại cá vược không có chứng nhận MSC đã bị cấm ở 24 quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ. Quy định này được đưa ra sau khi, món cá đặc sản này được cung cấp ồ ạt tại nhiều nhà hàng và các hộ gia đình. Tình hình đó có thể khiến cho tình hình nguy cấp hơn.

 

Sở dĩ, nó được nhiều người ưa chuộng, bởi loại cá vược được biết đến với  thịt trắng, hàm lượng chất béo cao.

Hiện nay, loài cá vược đã bị cấm tại nhiều quốc gia, bởi một lý do nữa là việc đánh bắt vô tội vạ.

2. Foie Gras


Món Foie gras là món ăn được làm từ gan ngỗng hoặc gan ngan. Đây là món ăn nổi tiếng khắp thế giới của Pháp. Tên món ăn theo tiếng Pháp có nghĩa là “ngon tuyệt”. Nó đã bị cấm tại Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh Châu Âu và Israel.

Để làm được món ăn này, người ta sẽ cho nhồi nhét vào dạ dày ngỗng hoặc ngan một lượng khổng lồ cám ngô xay hoặc những thức ăn khác nhằm  làm to gan và gan sẽ có nhiều chất béohơn để làm nên món ăn đặc biệt này.

 

Nhiều người thấy quá trình đó vô cùng độc ác, tàn bạo và có hại. Năm 2005, món Foie gras đã bị cấm tại Chicago( Hoa Kỳ), sau đó các bang khác cũng làm theo. Tuy nhiên, không thành công như kế hoạch đưa ra.

Hiện nay vẫn có nhiều cửa hàng tại Mỹ bán món ăn này. Ngoài ra táo bạo hơn, có người tìm đến nơi sản sinh ra nó, đồng thời một số nhà hàng tại Trung Quốc cũng bán cho khách hàng.

3. Vây cá mập

Vây cá mập là thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế nên nhiều nước đã đưa ra lệnh cấm,nhằm hạn chế tình trạng khai thác quá mức. Mới đây Scotland và Anh đã đưa ra lệnh cấm tại vùng biển của mình. Còn ở Hawaii việc khai thác vây cá mập đã bị cấm, vì ở đây họ đã  tìm thấy 6.000 con cá mập bị chết  mỗi năm.


 

Việc khai thác này được xem là dã man và tàn bạo, vì nhiều loại cá mập đang trở nên ít đi và có nguy cơ tuyệt chủng. Vây cá mập thường dược dùng trong các bữa súp vây cá mập, đây là món ăn sang trọng tại nhiều nước châu Á. Ngoài ra, Mỹ và Mexico cũng liệt vây cá mập vào danh sách thực phẩm cấm bán.

4. Sữa chưa tiệt trùng


Trước khi cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra, sữa chưa qua tiệt trùng là một thứ hàng hóa được người tiêu dùng mua và sử dụng hàng ngày. Thời đó, con người không có công nghệ nào để tiệt trùng nó, cộng với nhiều gia đình khai thác nguồn sữa từ động vật thuộc sở hữu riêng  chẳng hạn như dê, bò.

 

Từ khi, áp dụng phương pháp diệt khuẩn theo Pasteu đã dẫn đến việc cấm sữa chưa qua tiệt trùng.

Mặc dù điều kiện canh tác và công tác kiểm tra trước khi sử dụng đã tốt hơn, nhưng nó vẫn tiếp tục bị cấm tại 22 tiểu bang ở Canada.

5. Rượu absinthe

Trong năm 1800, rượu absinthe (làm từ tinh dầu áp xin) đã dần dần bị cấm tại nhiều nơi trên thế giới. Điều này là do bạo lực và ảo giác, bệnh tâm thần sau khi uống loại rượu này.Tuy nhiên, absinthe đã trở lại trong thời gian cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900.

 

Một lần nữa trong thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã xem xét absinthe và kết luận là không an toàn. Năm 1915, absinthe đã bị cấm tại hầu hết các nước châu Âu.


6. Trứng cá muối


Năm 2005, Cơ quan bảo vệ Cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ đã đưa ra lệnh cấm nhập khẩu trứng cá muối Beluga từ biển Caspi.
Với tốc độ khai thác nhanh để tạo ra món trứng cá muối, cá tầm Beluga đang có nguy cơ tuyệt chủng.

 

Trong năm 2007, lệnh cấm đã được dở bỏ nhưng vẫn còn quy định hạn chế như chỉ  cho phép 96 tấn trứng cá muối được bán trên khắp thế giới. Tuy nhiên, việc để mua được trứng cá muối làm từ cá Beluga không hề dễ dáng và giá của nó cũng thuộc hàng “cắt cổ”

 
7. Cây de vàng

Trong quá khứ, cây de vàng  được sử dụng rộng rãi. Nó được thường được các bộ lạc ở  Ấn Độ dùng điều trị bệnh phổ biến, ngoài ra đây cũng là nguyên liệu dùng làm  dầu thơm. Người ta nói rằng, nó có thể chưã khi nhiễm lạnh, đau bụng và một số bệnh khác. Đồng thời, đây cũng là loại biệt dược dùng chữa bệnh giang mai.

 

Trước những năm 1960, de vàng được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, và thậm chí cả thức uống trong đó có bia.Ở phía nam Ấn Độ, thảo mộc này đã được sử dụng trong súp, với các món hầm nó là một gia vị phổ biến.

Tuy nhiên, trong những năm 1960, cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ đã cấm sử dụng cây de vàng do qua thí nghiệm trên chuột cho thấy cây này có thể gây bệnh ung thư.

8. Cá hồi đỏ

Hồi những năm 1980, một đầu bếp tên là Paul Prudhomme ở New Orleans (Hoa Kỳ) công khai  công thức làm món cá hồi đỏ  của mình, việc này đã khiến cho nhiều hộ gia đình tìm kiếm cá hồi đỏ làm món ăn. Mặc dù, nó là một thành công lớn cho Prudhomme, nhưng nó đã làm  cạn kiệt nguồn cá hồi đỏ.
 

 


Trong tháng 7/1986, Cơ quan Thương mại ở thành phố New Orleans cấm bán cá hồi đỏ để phục hồi lại nguồn cá tự nhiên  Hiện nay, lệnh cấm này vẫn áp dụng ở một số thành phố khác. Năm 2002, Cựu Tổng thống Mỹ Gorge Bush đã ký một sắc lệnh nhằm hạn chế việc  bắt và bán cá hồi đỏ.

9. Cá nóc

Cá nóc hay ở Nhật còn gọi là Fugu là loài cá  bị cấm ở nhiều quốc gia, do cơ quan nội tạng của nó và các bộ phận cơ thể khác đều chứa chất độc. Trong thực tế, nếu bạn ăn một bộ phận chứa chất độc của loại cá này, bạn sẽ bị chết do Tetrodotoxin - phá hủy tế bào thần kinh làm tê liệt cơ thể.

 

Mặc dù, nếu được điều trị kịp thời, bạn có thể sống sót, tuy nhiên hậu quả sau đó rất nặng nề. Năm 1603-1868, Nhật Bản đã cấm tiêu thụ Fugu. Liên minh châu Âu EU cũng đưa ra lệnh cấm bán và nhập khẩu.

10. Thịt ngựa


Thịt ngựa được coi là một thực phẩm cấm kỵ ở nhiều nước trong đó có Mỹ, Ireland, Úc, Canad  và một số nước khác trên thế giới.

 

Việc cấm thịt ngựa bắt đầu từ thế kỷ thứ 8. Ngựa là con vật thân thiết nhất và giúp đỡ con người rất nhiều trong cuộc sống. Cả Hoa Kỳ và Anh Quốc đã cấm giết mổ và tiêu thụ thịt ngựa, vì chúng  được xem "động vật thể thao".

Thành Công(theo OE)

Bình luận
vtcnews.vn