Top 10 máy bay tồi nhất trong lịch sử hàng không

Thế giớiThứ Tư, 05/05/2010 12:06:00 +07:00

(VTC News)- Mới đây, Tạp chí Wired đã công bố danh sách 10 máy bay tồi nhất trong lịch sử hàng không.

(VTC News) - Trong suốt 107 năm kể từ thời điểm anh em nhà Reit thực hiện chuyến bay đầu tiên, rất nhiều nhà khoa học hàng không đã nghiên cứu, chế tạo những chiếc máy bay với những kiểu dáng, tính năng, vận tốc, cự ly và thời gian bay khác nhau.

 

Một trong số những sản phẩm của họ thực sự trở thành phát minh vĩ đại đối với nhân loại. Nhưng cũng có những sản phẩm lại chỉ là sự “khoa trương múa mép” trên giấy của các nhà khoa học hàng không. Mới đây, Tạp chí Wired đã công bố danh sách 10 máy bay tồi nhất trong lịch sử hàng không.

1. Máy bay chở khách siêu âm Tu-144

 

Máy bay Tu-144 do phòng thiết kế Tupolev chế tạo vào những năm 1960. Cho đến thời điểm hiện nay, Tu-144 chưa lần nào được các công ty hàng không sử dụng để chuyên chở thương mại. Tu-144 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31/12/1968 và đã 3 lần gặp tai nạn. Ngày 3/6/1973 trong triển lãm hàng không tại Pháp, Tu-144 đã nổ tung khi đang bay trình diễn làm 6 phi công thiệt mạng.

2. Máy bay phản lực thương mại De Havilland Comet

 

Máy bay phản lực thương mại đầu tiên trên thế giới De Havilland Comet dùng để thực hiện các chuyến bay trong cự ly ngắn và trung bình. Comet đã bắt đầu bay phổ biến vào năm 1952, phiên bản gốc của Comet lần đầu tiên bay vào năm 1949. Cho đến thời điểm này, trong số 114 chiếc được chế tạo thì có 13 chiếc bị nổ tung. Theo nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến tai nạn của Comet là do trục trặc về kết cấu và chất lượng kim loại chế tạo quá kém.

3. Máy bay vận tải  Hughes H-4 Hercules

 

Máy bay vận tải Hughes H-4 Hercules có mật danh “Công tử” được chế tạo tại công ty Hughes Aircraft dưới sự điều hành của triệu phú Govard Khyuz. Máy bay nặng 136 tấn, là loại máy bay lớn nhất khi đó. Sau khi chế tạo xong thì máy bay cũng trở nên quá lạc hậu. Chính Govard Khyuz là phi công đầu tiên thực hiện chuyến bay duy nhất trên chiếc Hughes H-4 Hercules vào ngày 2/11/1947 ở độ cao 21m và bay đúng được 1 dặm rồi hạ cánh xuống cảng Los Andzeles. Sau chuyến bay đó, máy bay được trưng bày ở bảo tàng tại Kalifonia.
 
4. Máy bay ném bom huấn luyện L.W.S.4 Zubr

 

 

L.W.S.4 "Zubr" đầu tiên được chế tạo dùng để chở khách, nhưng sau đó lại được sử dụng như một máy bay ném bom huấn luyện. Dự án này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nước. Tuy nhiên, trong lần ra mắt đầu tiên động cơ máy bay bị hỏng làm các chuyên gia Rumani thiệt mạng. Hơn nữa, sức tải bom của máy bay quá nhỏ (440kg). Thế nên, sau lần thử nghiệm đó, máy bay đặt dấu chấm hết đối với các phi đội bay huấn luyện.

5. Máy bayChristmas Bullet



 

 

Christmas Bullet do nhà thiết kế Viliam Kristmas chế tạo, đã thuyết phục được các nhà quân sự Mỹ. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm thiết kế nên dự án chế tạo máy bay sụp đổ hoàn toàn vào năm 1918.

6. Máy bay Beechcraft 2000 Starship


 

 


Máy bay do Bert Rutan thiết kế và được sản xuất dưới thương hiệu của tập đoàn Bichkraft, được trang bị động cơ phản lực tua bin.

Đây là sự bứt phá thực sự trong ngành chế tạo máy bay. Tuy nhiên, máy bay lại có tốc độ chậm, phức tạp trong quá trình điều khiển và tốn kém khi sử dụng. Vì vậy, máy bay không được sử dụng cho mục đích thương mại. Starship được chế tạo tất cả là 53 chiếc, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó đã được bán.

7. Máy bayHiller VZ-1 Pawnee

 

Hiller VZ-1 Pawneeb là loại máy bay có thể cất cánh thẳng đứng, được bắt đầu chế tạo vào năm 1953 cho hải quân Mỹ. Máy bay thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1955. Vì vận tốc bay quá thấp (25km/h) và phức tạp trong quá trình điều khiển, nên cuối cùng dự án đã không được thực hiện.


8. Máy bay ném bom
General Dynamics A-12 Avenger II

 

General Dynamics A-12 Avenger II  được coi là máy bay nóm bom tàng hình dùng để thay cho máy bay tấn công A-6 Intruder. Quá trình sản xuất máy bay gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến yêu cầu về vật liệu compozit để chế tạo máy bay và hệ thống radar. Khi đó, giá của một chiếc máy bay này lên đến 160 triệu USD. Vì chi phí của dự án quá cao nên buộc phải ngừng lại.

9. Máy bayRoyal Aircraft Factory B.E.2

 

Máy bay Royal Aircraft Factory B.E.2 được không quân Anh sử dụng phổ biến trong thế chiến thứ nhất như là loại máy bay tiêm kích và trinh sát. Tuy nhiên, kết cấu của máy bay có ba khuyết điểm chính sau: Motor công suất nhỏ hạn chế khả năng sử dụng máy bay để ném bom, khả năng quan sát hạn chế từ cabin phi công, độ ổn định khi bay kém đòi hỏi phải có phi công có kỹ năng và kinh nghiệm bay.

10. Máy bay ném bom tầm xa Boeing XB-15

 

Máy bay ném bom hạng nặng Boeing XB-15 là máy bay ném bom lớn nhất trước thời điểm xuất hiện máy bay H-4 do không quân Mỹ chế tạo. Boeing XB-15 được chế tạo vào năm 1934 nhằm mục đích đơn giản chỉ để nghiên cứu khả năng chế tạo máy bay ném bom hạng nặng có tầm hoạt động 8.000km. Kích thước của XB-15 rất lớn, phi hành đoàn có thể tự do di chuyển bên trong cánh để sửa chữa nhỏ và nghỉ ngơi trước ca trực. Máy bay đã không được sử dụng vì các đặc tính kỹ thuật của máy bay chỉ cho phép bay với cự ly 8.000 km với khoảng thời gian bay chỉ trong một vài ngày.

 

HL (Theo bvvaul-88.ucoz.ru)

Bình luận
vtcnews.vn