Tổng hội nghề cá nói về đề thi địa lý chủ đề biển đảo

Giáo dụcThứ Hai, 03/06/2013 05:11:00 +07:00

(VTC News) – Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu đánh giá cao việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vấn đề biển, đảo vào đề thi tốt nghiệp PTTH môn địa lý.

(VTC News) – Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam Trần Cao Mưu đánh giá cao việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vấn đề biển, đảo vào đề thi tốt nghiệp PTTH môn địa lý.

ông trần cao mưu
Ông Trần Cao Mưu đánh giá cao việc Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vấn đề biển, đảo vào đề thi đại lý tốt nghiệp PTTH 2013 
Trong Câu 3.1 đề thi tốt nghiệp THPT môn địa lý sáng nay có nội dung: "Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo có ý nghĩa như thế nào?".

Nhiều học sinh tỏ ra thú vị với câu hỏi về biển đảo này. Để làm được câu hỏi này đạt yêu cầu, giáo viên địa lý trường THPT Lý Thái Tổ (Hà Nội) cho rằng học sinh cần phải phân tích, vận dụng kiến thức về chính trị, xã hội, văn hóa.


Trả lời phỏng vấn PV VTC News về vấn đề chủ quyền biển đảo trong đề thi tốt nghiệp môn Địa Lý năm nay, ông Trần Cao Mưu - Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam cho hay:

Ông đánh giá cao đề thi môn địa lý năm nay.

“Việc cho vấn đề chủ quyền biển đảo vào đề thi cho thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tuyền truyền và định hướng rõ hơn cho các em học sinh hiểu sâu rộng hơn về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay càng tốt hơn.

Trung Quốc lâu nay mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Họ luôn tuyên truyền mạnh mẽ với người dân của họ và thế giới rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Biển Đông là của Trung Quốc. Cụ thể, nước này ngang nhiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở quần đảo Hoàng Sa, sau đó tự vẽ ra đường lưỡi bò phi lý, thậm chí in bản đồ ‘đường lưỡi bò’ lên hộ chiếu; ..v.v. .

Như vậy, Việt Nam cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa không chỉ cho người dân Việt Nam mà còn cho người dân Trung Quốc và thế giới hiểu rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, rằng Việt Nam chỉ muốn bảo vệ và gìn giữ vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”.

Ông Mưu cũng nhấn mạnh: Bộ giáo dục và Đào tạo không nên chỉ dừng lại ở đề thi tốt nghiệp mà cần phải đưa  vấn đề chủ quyền biển đảo vào sách giáo khoa các cấp nhiều hơn nữa, tích cực hơn nữa.

“Cái tôi nói chính là một hệ thống giáo dục từ nhỏ, từ mẫu giáo để các em học sinh và thế hệ trẻ sau này hiểu rõ hơn về chủ quyền biển đảo của Việt Nam”, ông Mưu nói.

Trao đổi sâu về nội dung câu hỏi của đề thi địa lý năm nay: “Sự tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong giải quyết  vấn đề biển đảo có ý nghĩa như thế nào?”, ông Mưu cho hay: Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong giải quyết  vấn đề biển đảo là hết sức cần thiết.

Cụ thể, trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam càng phải mở rộng hợp tác với các nước có chủ quyền với Biển Đông, cũng như các nước trong ASEAN và các nước trên thế giới để có được tiếng nói đồng thuận, tăng cường hợp tác an ninh Biển Đông đấu tranh với Trung Quốc bá quyền đang âm mưu độc chiếm Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế,  đi ngược tinh thần tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và công ước Luật Biển 1982.



Đỗ Hường

Bình luận
vtcnews.vn