Tiếp thị qua điện thoại: Ghi nhớ thương hiệu trong 'thời gian trống'

Kinh tếThứ Tư, 21/12/2016 08:00:00 +07:00

Trước khi trực tiếp bán hàng qua điện thoại (telesale), doanh nghiệp luôn có một khoảng thời gian 45s để có thể gây ấn tượng với khách hàng bằng những thông điệp thương hiệu thay cho việc để họ chờ đợi trong những tiếng “tút tút” kéo dài.

Thông thường, khi phải gọi điện đến một doanh nghiệp hay cửa hàng để tìm hiểu, đặt mua sản phẩm, dịch vụ hay phản ánh về chất lượng của hàng hóa, khách hàng đa phần ở tình trạng thiếu... kiên nhẫn. Một khảo sát của Ifbyphone đã cho thấy, khi gọi điện thoại, chúng ta thường quyết định cúp máy sau 56s đổ chuông. Trong trường hợp mua hàng kể trên, thậm chí, khoảng thời gian này rút ngắn xuống chỉ còn từ 39s (công ty vừa) đến 45s (công ty lớn).

Vì thế, theo các chuyên gia tư vấn của cộng đồng doanh nhân MobiBiz.vn, doanh nghiệp cần biến khoảng thời gian chờ đợi này trở nên ấn tượng đủ để giữ khách hàng đến lúc có nhân viên nhấc máy cũng như tận dụng để truyền tải thông điệp bán hàng. Thông thường, họ sẽ chọn nhạc chờ là những bài “doanh nghiệp ca” với mục đích quảng bá hình ảnh và niềm tự hào thương hiệu.

Nguyễn S, chuyên viên QHKH tại một chi nhánh MobiFone cho biết: “Từ vài năm nay, tất cả chuyên viên QHKH chúng tôi đồng loạt cài nhạc chờ là bài hát riêng của công ty theo dịch vụ Funring. Với một người bình thường, việc cài nhạc chờ có thể mang tính giải trí nhưng với chúng tôi, đây còn là câu chuyện của việc quảng bá hình ảnh công ty, hỗ trợ bán hàng. Trung bình mỗi ngày tôi nhận được ít nhất 20 cuộc gọi. Như vậy, với hàng chục thuê bao của chuyên viên QHKH được cài nhạc chờ, mỗi tuần thông điệp về MobiFone có thể tiếp cận đến hàng nghìn khách hàng một cách đơn giản”.

Tuy nhiên, các chuyên gia MobiBiz.vn đưa ra gợi ý rằng ngoài bài hát doanh nghiệp còn có nhiều lựa chọn nhạc chờ khác như thông báo dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, đoạn quảng cáo hay các lời chào được cá nhân hóa dành riêng cho các khách hàng quen,...

a1

Nhạc chờ và tin nhắn thương hiệu là những công cụ tiếp thị hiệu quả, dễ tùy biến với chi phí thấp - Ảnh minh họa 

Cùng với nhạc chờ, thông điệp sau đàm thoại cũng là một công cụ tiếp thị hiệu quả. Thông thường, khoảng 10s ngay sau mỗi cuộc gọi là thời điểm người nhận đọc được tin nhắn gần như ngay lập tức. Lợi dụng khoảng thời gian này để gửi một thông điệp cảm ơn hay ghi dấu ấn về thương hiệu của mình, doanh nghiệp có thể đảm bảo những thông điệp đó tiếp cận được hầu hết khách hàng.

Theo MobiFone, đơn vị đang cung cấp dịch vụ nhắn tin sau đàm thoại eStatus, doanh nghiệp nên chú ý viết nội dung tin nhắn theo nguyên tắc “Đơn giản - Bất ngờ - Tò mò – Cụ thể - Đáng tin”. Đây là điều tối quan trọng bởi các dòng điện thoại thông minh hiện nay cho phép người dùng đọc tin nhắn ngay cả khi không mở ra. Nếu ở khoảng giới hạn 20 - 30 ký tự đó, doanh nghiệp của bạn không khiến họ bị hấp dẫn và mở tin nhắn, hay chí ít là đọc hết thông điệp ngắn gọn kia, bạn sẽ mất đi cơ hội.

Rõ ràng, dù digital marketing đang lên ngôi, các cuộc gọi trực tiếp và tin nhắn trên điện thoại vẫn không hề mất đi vài trò và hiệu quả trong mọi chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Thậm chí, các thông điệp gửi qua điện thoại trong khoảng “thời gian trống” còn được đánh giá là một giải pháp tiếp thị thông minh, dễ tuỳ biến và sáng tạo theo hướng “cá nhân hóa” và đặc biệt, với chi phí cực thấp.

Nhã Phương
Bình luận
vtcnews.vn