Tiền đầu tư cho Ánh Viên chỉ là 'muỗi' so với thế giới

Thể thaoThứ Sáu, 14/08/2015 03:00:00 +07:00

Nếu so sánh với mức đầu tư của các nước trên thế giới cho các VĐV bơi lội, sẽ cảm thấy choáng váng vì mức đầu tư dành cho Ánh Viên tại Việt Nam chỉ là… muỗi.

Nếu so sánh với mức đầu tư của các nước trên thế giới cho các VĐV bơi lội, sẽ cảm thấy choáng váng vì mức đầu tư dành cho Ánh Viên tại Việt Nam chỉ là… muỗi.

Trong số những VĐV trọng điểm của Việt Nam, Ánh Viên hiện đang được hưởng số tiền đầu tư vào loại “khủng” nhất. Ngân sách nhà nước năm 2015 chi cho hoạt động bơi lội là 195.000 USD, riêng Viên được 70.000 USD. 
Một lãnh đạo ngành thể thao vừa cho biết: “Tôi đọc báo chí thấy khoản kinh phí cho Viên là 7 tỉ đồng. Thông tin này chưa chính xác. Vì ngoài 70.000 USD từ Tổng cục TDTT, Viên được hưởng thêm 70.000 USD từ cơ quan chủ quản là Bộ Quốc phòng. Tổng cộng của hai khoản là 140.000 USD, vào khoảng gần 3 tỉ đồng”.
Năm 2016, Viên vẫn tiếp tục tập huấn tại Mỹ và khoản kinh phí dành cho cô chắc chắn sẽ được tăng lên. Ông Nguyễn Đức Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo sâu hơn, đầu tư nhiều hơn. Kế hoạch về mặt tài chính chắc chắn sẽ còn “đậm” hơn bởi thể thao nhà nghề, phải có kinh tế mạnh”.
Còn ông Nguyễn Trọng Hổ - Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II Tổng cục TDTT nói: “Viên là tài sản quý quốc gia và đã đạt tầm cỡ châu Á, thế giới thì không nên tiếc tiền đầu tư cho cô”.
Được biết, quỹ tài chính để Viên tập luyện trong một năm có thể tăng lên thành 200.000 USD hoặc cao hơn là 250.000 USD. 
Quỹ tài chính để Viên tập luyện trong một năm có thể tăng lên thành 200.000 USD hoặc cao hơn là 250.000 USD
Quỹ tài chính để Viên tập luyện trong một năm có thể tăng lên thành 200.000 USD hoặc cao hơn là 250.000 USD 
Như vậy, Viên trở thành “vô đối” với mức tiền rất lớn dành cho mình. Nhưng đó chỉ là câu chuyện trong nước. 
Nếu nhìn ra một số quốc gia khác ngay tại Đông Nam Á và rộng hơn là thế giới thì khoản tiền 250.000 USD/năm ấy chỉ bé như cái móng tay! 
HLV Đặng Anh Tuấn lấy ví dụ mà ông đọc được ở một tài liệu nước ngoài, một VĐV Úc để đạt HCV Olympic London, ngành thể thao nước này đã chi tới 37 triệu USD (hơn 815 tỉ đồng). Còn 1 VĐV Anh đoạt HCV Olympic, tốn tới 39 triệu bảng Anh (hơn 1.345 tỉ đồng). 
Hay theo một quan chức Tổng cục TDTT, khi cùng đoàn thể thao Việt Nam sang Singapore dự SEA Games 28, ông được biết, số tiền mà Schooling (kình ngư 20 tuổi vừa đoạt HCĐ giải vô địch thế giới) được Singapore đầu tư để tập huấn tại Mỹ là 500.000 USD cho năm đầu tiên. Schooling ở Mỹ đã 9 năm nay và chỉ riêng năm 2015, số tiền “cứng” đã lên tới hơn 1 triệu USD. Ngoài ra, Schooling còn được hưởng thêm những khoản “mềm” khác như tiền ăn, phụ cấp… vào khoảng hơn 100.000 USD nữa.   
Khi chúng tôi hỏi HLV Đặng Anh Tuấn là ông có cảm thấy gặp nhiều khó khăn không khi kinh phí của Viên chỉ ở mức “vừa phải” so với một VĐV đỉnh cao khác đang tập huấn tại Mỹ.
Ông Tuấn nói rằng: “Thể thao nhà nghề không thể không có tiền. Nhưng chúng ta không nên đặt ra mức so sánh với các nước khác vì điều kiện kinh tế của Việt Nam nói chung còn nghèo. 
Viên được hưởng mức đầu tư như vậy cũng là sự nỗ lực tối đa của ngành thể thao và của cơ quan chủ quản. Hầu như không một khó khăn nào mà khi chúng tôi bày tỏ, lãnh đạo Tổng cục TDTT lại không tìm cách giải quyết nhanh nhất và tốt nhất có thể.
Tôi luôn luôn nói với Viên là tiền mà con sang tập huấn bên Mỹ là tiền thuế của dân và số tiền ấy không phải nhỏ, vì vậy Viên không được phép “phản bội” lại những đồng tiền mồ hôi nước mắt đó”.
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh rằng, có thể tiền không nhiều bằng các nước nhưng nếu có cách làm khoa học, liệu cơm gắp mắm thì chỉ tiêu có HCV ASIAD và huy chương Olympic không phải là điều không thể.
Clip Ánh Viên giành HCB tại FINA World Cup 2015

Nguồn:Thanh Niên
Bình luận
vtcnews.vn