Thu nhập khủng cũng không đăng cai ASIAD một mình

Thể thaoThứ Sáu, 16/11/2012 04:00:00 +07:00

(VTC News)- Ngày 8/11 vừa qua, trong khi Hà Nội vui mừng trở thành chủ nhà ASIAD 2019 thì một thông tin hết sức đáng chú ý khác lại không được nhiều người biết.

(VTC News)- Ngày 8/11 vừa qua, trong khi Hà Nội vui mừng trở thành chủ nhà ASIAD 2019 thì một thông tin hết sức đáng chú ý khác lại không được nhiều người biếtđến.

>> Chuyên đề: Việt Nam đăng cai ASIAD 2019: Mừng hay lo?

Theo tiết lộ của một quan chức Ủy ban Olympic châu Á OCA, ngay sau khi Hà Nội giành thắng lợi trước Surabaya của Indonesia để trở thành chủ nhà của Á vận hội lần thứ 18, OCA đã bác bỏ đề xuất xin đồng đăng cai ASIAD 2023 của ba thành phố Macau, Hồng Kông và Thẩm Quyến.

Hồng Kông bày tý định muốn đồng đăng cai ASIAD 2023 để tránh lãng phí.

Đây là việc chưa hề có tiền lệ trong lịch sử ASIAD và OCA theo lý luận của mình đã thẳng thừng từ chối. Tổ chức này khẳng định ASIAD được thiết kế chỉ dành cho một địa điểm đăng cai.

Đích thân chủ tịch OCA nhấn mạnh: "Thông thường, một sự kiện thể thao đa môn thi lớn như Thế vận hội hay Á vận hội nên diễn ra ở một thành phố. Nếu thành phố chủ nhà gặp vấn đề với việc đăng cai một môn thi cá biệt, như Bắc Kinh với môn cưỡi ngựa, thì khi đó chúng ta mới suy xét tới sự hỗ trợ từ thành phố khác".

Thực tế, Hồng Kông từng có ý định nhảy vào cuộc đua
đăng cai ASIAD 2019 cùng Hà Nội. Tuy nhiên, chi phí tổ chức quá đắt đỏ đã làm nản lòng những nhà làm thể thao đặc khu hành chính này. Họ tin với số tiền bỏ ra, có thể lên tới tỷ USD, họ có thể đầu tư vào những lĩnh vực khác hiệu quả hơn là thể thao.

Chủ tịch ủy ban Olympic Hồng Kông, Timothy Fok Tsun-ting đã nảy ra ý tưởng hợp tác với các thành phố khác để tổ chức ASIAD với mục đích vừa tiết kiệm chi phí lại có hiệu quả phát triển các môn thể thao đặc thù ở từng khu vực địa lý.

Macau, một trong những vùng lãnh thcó nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

Macau và Thẩm Quyến là hai thành phố rất gần Hồng Kông, có tiềm lực kinh tế hàng đầu châu Á là những cái tên lý tưởng để cùng nhau đăng cai sự kiện thể thao đa môn thi lớn thứ hai hành tinh.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế ngày nay, các ứng cử viên đăng cai ASIAD ngày càng tỏ ra thiếu mặn mà. Dubai rút lui sớm khỏi cuộc đua ASIAD 2019 sau khi bị khước từ đề xuất đồng đăng cai với các thành phố UAE khác. Kuala Lumpur có vẻ như đã nản chí sau nhiều năm thất bại. Thậm chí, Quảng Châu hay Incheon, những thành phố đã và sẽ tổ chức ASIAD đang phải đối mặt với gánh nặng nợ nần tài chính.

Đáng lý ra đề xuất của Hồng Kông, Macau và Thẩm Quyến phải được hoan nghênh thì OCA lại bác bỏ thẳng thừng. 
Nhiều nhà quan sát thắc mắc tại sao vòng chung kết bóng đá thế giới World Cup có thể tổ chức ở Nhật Bản - Hàn Quốc, vòng chung kết bóng đá châu Âu Euro có thể tổ chức ở Áo-Thụy Sĩ, Ba Lan-Ukraine, hà cớ gì ASIAD lại không?

Thiết nghĩ, nếu muốn Á vận hội thực sự trở thành một sân chơi bổ ích, vì sự phát triển chung của thể thao châu lục, OCA cần tăng cường cải tiến những quy định cứng nhắc đặc biệt là về mặt kinh phí tổ chức để nó bám sát với thực tiễn khách quan hơn, không trở thành gánh nặng cho những quốc gia, thành phố đăng cai.


Thẩm Quyến, nền kinh tế lớn thứ 4 Trung Quốc với GDP 146 tỷ USD. 
Những con số biết nói

- Đặc khu hành chính Macau, Trung Quốc: Bên cạnh biệt danh "Thiên đường cờ bạc châu Á", Macau là một trong số các nước và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Với GDP năm 2011 đạt 31 tỷ USD, bình quân đầu người 50 nghìn USD, Macao trở thành nơi có mức sống thuộc hàng top 10 thế giới.

- Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc: Cùng với Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông được mệnh danh là một trong bốn con hổ châu Á với tốc độ phát trin kinh tế nhanh chóng mặt giai đoạn 1960-1990. Theo thống kê năm 2011, Hồng Kông đạt GDP 351 tỷ USD, GDP đầu người xấp xỉ 45 nghìn USD - cao hơn Nhật Bản, Thụy Sĩ và Anh quốc.

- Thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông: Thành phố này sở hữu cảng biển tấp nập thứ 2 Trung Quốc sau Thượng Hải. GDP của Thâm Quyến năm 2010 ước đạt 146 tUSD, GDP đầu người khoảng 15 nghìn USD.

- Hà Nội, chủ nhà ASIAD 2019: Hiện GDP khoảng 12 tỷ USD, bình quân thu nhập đầu người 1.900 USD/năm. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, GDP đầu người của thủ đô sẽ đạt khoảng 7.100 USD/năm trong thời điểm ASIAD 2019 diễn ra.

* Số liệu tham khảo từ Ngân hàng Thế giới và Wikipedia

Phá Hoàng
Bình luận
vtcnews.vn