Thị trường chứng khoán ra mắt 'Chứng quyền bảo đảm'

Kinh tếThứ Sáu, 08/09/2017 14:49:00 +07:00

Trong tháng 11 tới đây, thị trường chứng khoán Việt sẽ đón nhận thêm sản phẩm thứ 4 mang tên Chứng quyền bảo đảm.

Lợi ích đem lại từ Chứng quyền bảo đảm

Chứng quyền bảo đảm (CW) là công cụ tài chính có tính chất như một quyền chọn được phát hành bởi một ngân hàng đầu tư hay một công ty chứng khoán, cho phép người nắm giữ có quyền được mua hoặc bán tài sản cơ sở với một khối lượng xác định từ tổ chức phát hành tại một mức giá vào hoặc trước thời điểm xác định.

1353_image001

Mô hình triển khai Chứng quyền bảo đảm. (Ảnh:Petrotimes) 

Các thị trường CW phát triển thế giới như Hồng Kông, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Đài Loan, Hàn Quốc…. với nhiều đặc điểm giống như quyền chọn, nhưng tỷ lệ đòn bẩy lại thấp hơn nhiều. Ra mắt đầu tiên tại Đức những năm 1990, giờ đây CW đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Với chi phí ban đầu mua CW chỉ bằng một phần nhỏ so với đầu tư vào tài sản cơ sở, nhà đầu tư đã có thể sở hữu CW mà vẫn có thể thu được lợi nhuận như ky vọng. Bên cạnh đó, CW có thể mang lại lợi nhuận không hạn chế trong khi khoản lỗ tối đa được cố định, đó chính là khoản chi phí để mua CW.

Ngoài ra, nhà đầu tư không cần phải mở tài khoản giao dịch khác cho việc mua bán CW nhằm tiết kiệm thời gian và nhanh chóng trong hình thức giao dịch, thanh toán.

Những rủi ro và hạn chế

Bên cạnh những lợi ích về mặt tài chính, CW vẫn tồn tại những rủi ro nhất định.

Ngoài việc khuếch đại lợi nhuận, một CW cũng có thể khuếch đại mức độ tổn thất khi giá của tài sản cơ sở biến động bất lợi cho vị thế của CW. Nguyên nhân đến từ giá trị CW biến động nhanh hơn so với biến động giá trị tài sản cơ sở.

chung-quyen-2021

Chứng quyền bảo đảm tồn tại nhiều rủi ro. (Ảnh: internet)

Việc giao dịch chứng quyền cũng có thêm rủi ro về thời gian đáo hạn, rủi ro tín dụng của tổ chức phát hành. Khác với đầu tư cổ phiếu trực tiếp, nhà đầu tư không thể nắm giữ CW dài hơn thời gian quy định nhằm kỳ vọng giá tài sản được phục hồi.

Nhà phát hành cũng có thể trở thành rủi ro khi họ bị phá sản hoặc gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, người nắm giữ CW không có quyền cổ đông như người nắm giữ tài sản cơ sở.

Theo dự kiến, Chứng quyền bảo đảm sẽ được phát hành trong tháng 11 tới đây, sau khi nhận được sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán nhà nước.

Đức Mạnh
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn